Công dụng thuốc Rivadem

Thuốc Rivadem được chỉ định trong điều trị chứng mất trí nhớ từ nhẹ đến trung bình gây ra bởi bệnh Alzheimer. Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Rivadem qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Rivadem có tác dụng gì?

Thuốc Rivadem bào chế dưới dạng viên nang chứa hoạt chất Rivastigmine 4.5mg.

Hoạt chất Rivastigmine tác dụng bằng cơ chế tăng khả năng tập trung của Acetylcholine thông qua ức chế thuận nghịch của thủy phân nhờ cholinesterase. Không có bằng chứng cho thấy Rivastigmine làm thay đổi nguyên nhân của quá trình mất trí nhớ.

Thuốc Rivadem được chỉ định trong điều trị chứng mất trí nhớ gây ra bởi bệnh Alzheimer.

2. Liều dùng của thuốc Rivadem

Liều thuốc Rivadem 4.5 được khuyến cáo như sau:

  • Liều thuốc khởi đầu là Rivadem 1.5 x 2 lần/ngày, nếu người bệnh dung nạp tốt có thể tăng liều lên Rivadem 3mg x 2 lần/ngày sau ít nhất 2 tuần điều trị. Liều thuốc có thể được tăng dần lên 4.5mg x 2 lần/ngày và 6mg x 2 lần/ngày sau ít nhất 2 lần điều trị so với liều thuốc đầu tiên. Trường hợp người bệnh xuất hiện các phản ứng phụ như buồn nôn, nôn, đau bụng, ăn uống không ngon miệng thì cần ngưng một vài liều thuốc và sau đó dùng lại liều khởi đầu hoặc giảm dần liều thuốc;
  • Liều thuốc Rivastigmine tối đa là 12mg/ngày.

Sử dụng quá liều thuốc Rivadem sẽ xuất hiện các triệu chứng như nôn, buồn nôn, tiết nước bọt, đổ mồ hôi, giảm huyết áp, tăng nhịp tim, suy đường hô hấp, ngã quỵ... Người bệnh có thể xảy ra yếu cơ và dẫn đến tử vong có liên quan đến cơ đường hô hấp. Trong trường hợp dùng quá liều thuốc Rivadem 4.5, người bệnh cần được áp dụng các biện pháp hỗ trợ thích hợp, cụ thể với triệu chứng nôn, buồn nôn thì có thể sử dụng thuốc chống nôn...

3. Tác dụng phụ của thuốc Rivadem

Thuốc Rivadem có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như sau:

  • Thường gặp: Nôn, buồn nôn, giảm cân, khó tiêu, suy nhược;
  • Ít gặp: Phù ngoại biên, đau ngực, đau lưng, chóng mặt, đau khớp, gãy xương, lo lắng, ảo giác, bồn chồn, hoang tưởng, viêm phổi, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa trên, viêm họng, ngứa, ho, đái dầm,...

Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ trong trường hợp gặp phải tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Rivadem 4.5

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Rivadem

Chống chỉ định sử dụng Rivadem ở người bệnh mẫn cảm với Rivastigmine hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Một số lưu ý khi sử dụng Rivadem như sau:

  • Rivastigmine có liên quan đến một số phản ứng phụ nghiêm trọng đối với đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, biếng ăn và giảm cân;
  • Viêm loét, chảy máu dạ dày: Tác dụng ức chế cholinesterase của Rivastigmine làm tăng hoạt tính cholinergic. Vì vậy người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ các triệu chứng viêm hoặc chảy máu dạ dày. Người bệnh có tiền sử viêm loét dạ dày hoặc đang điều trị với các thuốc chống viêm không steroid NSAIDs có nguy cơ tăng các triệu chứng này;
  • Gây mê: Hoạt chất Rivastigmine làm giãn cơ trong quá trình gây mê;
  • Tim mạch: Rivastigmine làm tăng hoạt tính cholinergic nên ảnh hưởng đến nhịp tim. Vì vậy người bệnh cần được kiểm soát chặt chẽ khi mắc bệnh lý về tim mạch;
  • Hen phế quản: Rivastigmine nói riêng và các thuốc làm tăng hoạt tính cholinergic nói chung phải được sử dụng thận trọng ở người bệnh có tiền sử hen phế quản hoặc tắc nghẽn đường hô hấp;
  • Thận trọng khi sử dụng Rivadem 4.5 vì thuốc có liên quan đến tỷ lệ nôn và buồn nôn cao, cùng với nguy cơ giảm cân, khả năng làm biếng ăn;
  • Đối với phụ nữ đang mang thai: Hiện chưa có nghiên cứu thích hợp có kiểm soát để đánh giá tính an toàn, hiệu quả của Rivastigmine ở phụ nữ đang mang thai mặc dù các nghiên cứu trên động vật không cho thấy ảnh hưởng và độc tính trên thai nhi. Vì vậy khuyến cáo chỉ sử dụng thuốc Rivadem ở phụ nữ đang mang thai khi lợi ích lớn hơn nguy cơ điều trị;
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú: Chưa thiết lập được hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng thuốc trên phụ nữ đang cho con bú. Vì vậy khuyến cáo chỉ sử dụng thuốc Rivadem 4.5 ở các đối tượng này khi lợi ích lớn hơn nguy cơ;
  • Đối với trẻ em: Không có nghiên cứu cụ thể về độ an toàn khi sử dụng thuốc Rivadem ở trẻ em;
  • Bảo quản thuốc Rivadem ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng và độ ẩm cao.

5. Tương tác thuốc

Rivadem 4.5 có thể gây ra một số tương tác thuốc như sau:

  • Ảnh hưởng của Rivadem là giảm hoặc ức chế lên chuyển hóa CYP450;
  • Chuyển hóa tối thiểu của Rivastigmine xảy ra nhờ vào isoenzyme CUP450. Vì vậy không có tương tác giữa Rivastigmine và các thuốc được chuyển hóa bởi CYP450. Các thuốc làm giảm hoặc ức chế CYP450 không làm thay đổi chuyển hóa của Rivastigmine;
  • Không có tương tác dược động học quan sát được giữa Rivastigmine và Warfarin, Digoxin, Diazepam hoặc Fluoxetine;
  • Tương tác xảy ra khi sử dụng thuốc Rivadem với các tác nhân kháng cholinergic;

Tương tác thuốc xảy ra làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ và giảm hiệu quả điều trị của Rivadem 4.5mg. Vì vậy để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị người bệnh cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng trước khi dùng thuốc Rivadem 4.5mg.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

167 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan