Công dụng thuốc Rieserstat

Rieserstat là thuốc điều trị bệnh cường giáp và làm giảm sự tăng năng tuyến giáp để chuẩn bị cho quá trình phẫu thuật tuyến giáp hoàn toàn hoặc điều trị iod phóng xạ. Rieserstat là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định và đơn kê của bác sĩ.

1. Rieserstat là thuốc gì?

Rieserstat thuộc nhóm thuốc hormon - nội tiết tố, được bào chế dưới dạng viên nén, quy cách đóng gói hộp 1 lọ 100 viên. Thành phần chính trong thuốc Rieserstat là hoạt chất Propylthiouracil hàm lượng 50mg.

Propylthiouracil là thuốc có công dụng ngăn chặn sự tạo thành hormon tuyến giáp bằng cách giảm thiểu quá trình oxy hóa tạo ra iod tự do, từ đó hạn chế sự liên kết của phân tử Iod và tiền chất của hormon tuyến giáp. Bên cạnh đó, Propylthiouracil còn hạn chế việc chuyển từ hormon T4 thành T3 ở bên ngoài tuyến giáp.

2. Chỉ định dùng thuốc Rieserstat

Thuốc Rieserstat được chỉ định trong các trường hợp sau:

3. Liều lượng, cách dùng thuốc Rieserstat

Thuốc Rieserstat chỉ nên dùng theo sự kê đơn của thầy thuốc. Liều Rieserstat tham khảo như sau:

Liều tổng cộng cho người lớn hàng ngày thường được chia làm 3 lần cứ mỗi 8 giờ:

  • Liều khởi đầu là Rieserstat 300mg mỗi ngày. Bệnh nhân bị cường giáp nặng, bướu giáp lớn hoặc cả 2 thì cần tăng liều khởi đầu lên 400mg mỗi ngày, một số bệnh nhân đáp ứng với liều khởi đầu từ 600 - 900mg.
  • Liều Rieserstat duy trì hàng ngày là 100 - 150mg.

Liều cho bệnh nhi:

  • Trẻ em từ 10 đến 14 tuổi: Liều Rieserstat khởi đầu là 150 - 300mg cho 24 giờ, chia làm 3 hoặc 4 lần.
  • Trẻ em từ 6 đến 9 tuổi: Liều Rieserstat khởi đầu là 50 -150mg cho 24 giờ, chia làm 3 hoặc 4 lần.
  • Liều Rieserstat duy trì nên được xác định tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.

Phụ nữ có thai:

  • Liều Rieserstat khởi đầu là 150 - 300mg cho 24 giờ, chia làm 3 hoặc 4 lần.
  • Liều Rieserstat duy trì nên được xác định tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.

Lưu ý: Liều thuốc Rieserstat trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều Rieserstat cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều Rieserstat phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ.

4. Chống chỉ định dùng thuốc Rieserstat

  • Mẫn cảm với các thành phần, tá dược của thuốc Rieserstat;
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú: Rieserstat bài tiết được quá sữa mẹ và gây ra các tác dụng không mong muốn cho trẻ nhỏ, vì vậy không dùng ở đối tượng là phụ nữ đang cho con bú

Chống chỉ định được hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, điều này có nghĩa là không vì bất cứ lý do nào mà trường hợp chống chỉ định lại linh động được để dùng thuốc Rieserstat.

5. Tương tác thuốc

Dưới đây là một số loại thuốc có thể xảy ra tương tác khi dùng cùng với Rieserstat:

  • Sử dụng đồng thời Rieserstat với các thuốc chống đông máu sẽ làm tăng tác dụng chống đông.
  • Sử dụng đồng thời Rieserstat với các thuốc kháng khối u tân sinh hay Chloramphenicol sẽ làm gia tăng nguy cơ suy tủy xương.
  • Không nên uống rượu khi đang dùng thuốc Rieserstat vì có thể làm tăng độc tính trên gan.
  • Không nên hút thuốc lá khi đang dùng thuốc Rieserstat vì có thể làm tăng nhịp tim.

Để tránh xảy ra các tương tác không mong muốn khi sử dụng Rieserstat, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ/ dược sĩ tất cả những loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin và thảo dược... đang dùng.

6. Tác dụng phụ của thuốc Rieserstat

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Rieserstat như:

  • Đau nhức đầu;
  • Chóng mặt;
  • Rối loạn thần kinh ngoại biên.
  • Một số trường hợp bệnh nhân bị buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chán ăn.
  • Mất bạch cầu hạt.
  • Trường hợp người bệnh bị sốt, mệt mỏi và đau họng thì cần ngưng dùng thuốc Rieserstat và tiến hành thử nghiệm bạch cầu. Nếu có dấu hiệu mất bạch cầu hạt, cần có biện pháp điều trị thích hợp.
  • Khi bị giảm bạch cầu, hạ prothrombin huyết, ban xuất huyết, thiếu máu bất sản, thiếu yếu tố đông máu VII thì cần dùng thuốc Rieserstat.
  • Tác dụng phụ trên da như rụng tóc, rối loạn sắc tố da, ngứa và nổi mẩn đỏ;
  • Rối loạn gan, vàng da hiếm khi xảy ra nhưng nếu gặp thì cần ngưng dùng thuốc;
  • Phản ứng quá mẫn như nổi mẩn đỏ, ngứa, sốc. Nếu triệu chứng nhẹ thì có thể dùng đồng thời với thuốc kháng histamin, tiếp tục theo dõi chặt chẽ bệnh nhân. Trường hợp nặng thì phải ngừng thuốc Rieserstat.
  • Hội chứng giống lupus bao gồm các triệu chứng như sốt, nổi ban đỏ, đau cơ/ khớp, viêm hạch bạch huyết, lách to,... hiếm khi xảy ra. Nếu gặp tác dụng phụ này thì ngưng dùng thuốc.
  • Các tác dụng không mong muốn khác như mệt mỏi, viêm hạch bạch huyết, đau cơ/ khớp, phì đại tuyến nước bọt, phù, mất vị giác.

Thông báo với bác sĩ/ dược sĩ điều trị nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Rieserstat để có hướng xử trí kịp thời.

7. Lưu ý sử dụng và bảo quản thuốc Rieserstat7. Lưu ý sử dụng và bảo quản thuốc Rieserstat

Lưu ý khi sử dụng thuốc Rieserstat:

  • Cần theo dõi thường xuyên đối với những người đang điều trị về triệu chứng mất bạch cầu hạt, đến ngay cơ sở y tế nếu xuất hiện một số dấu hiệu nhiễm khuẩn, đau họng, nổi sần trên da, toàn thân khó chịu.
  • Tác dụng phụ mất bạch cầu hạt sẽ cao lên theo độ tuổi của bệnh nhân nên cần thận trọng khi chỉ định điều trị cho người trên 40 tuổi.
  • Những người đang mắc các bệnh về gan thì có thể gây ra phản ứng tác hại nghiêm trọng khi dùng thuốc Rieserstat.
  • Đối với phụ nữ đang mang thai, thuốc Rieserstat có thể qua được hàng rào nhau thai, gây ngộ độc cho thai nhi. Vì vậy, nếu điều trị thì phải dùng liều vừa đủ, không được quá cao.

Bảo quản thuốc Rieserstat:

  • Bảo quản thuốc ở mới khô ráo, thoáng mát (dưới 15 độ);
  • Tránh tiếp xúc với ánh sáng;
  • Để xa tầm tay trẻ em và vật nuôi trong nhà.

Trên đây là những thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Rieserstat. Lưu ý, Rieserstat là thuốc kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng, mà cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có đơn kê phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

403 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan