Công dụng thuốc Raxadoni

Thuốc Raxadoni được bác sĩ kê đơn sử dụng để điều trị các vấn đề tiêu hoá như loét dạ dày lành tính, viêm thực quản trào ngược, loét dạ dày tá tràng sau phẫu thuật,... Để dùng thuốc Raxadoni hiệu quả và ngăn ngừa nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ ngoại ý, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ mọi chỉ dẫn của bác sĩ phụ trách điều trị.

1. Thuốc Raxadoni là thuốc gì?

Raxadoni thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá, thường được dùng để điều trị các vấn đề như rối loạn tiêu hoá từng cơn mãn tính, loét dạ dày lành tính, loét tá tràng,...

Vậy thuốc Raxadoni công dụng là gì? Thuốc Raxadoni có thành phần chính là Ranitidine (dạng Ranitidine hydrochloride) hàm lượng 50mg / 2ml. Ranitidine thuộc nhóm thuốc đối kháng thụ thể H2 histamin. Hoạt chất này có tác dụng ức chế cạnh tranh với thụ thể H2 của vách tế bào vách, từ đó làm giảm tiết acid dịch vị cả ngày và đêm, thậm chí ngay cả khi bị kích thích bởi thức ăn, histamin, insulin, pentagastrin hoặc amino acid. Theo nghiên cứu cho thấy, Ranitidine có khả năng ức chế tiết acid dịch vị mạnh hơn so với Cimetidine.

Thuộc một trong 4 thuốc đối kháng thụ thể H2 histamin, Ranitidine có tác dụng làm giảm tới 90% acid dịch vị tiết ra sau khi bệnh nhân uống một liều điều trị. Thuốc có công dụng làm liền vết loét dạ dày tá tràng nhanh chóng, đồng thời ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh. Hơn nữa, Ranitidine còn có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc kiểm soát hội chứng Zollinger – Ellison và hiện tượng tăng tiết dịch vị quá mức cần thiết.

2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Raxadoni

Chỉ định sử dụng thuốc Raxadoni

Hiện nay, thuốc Raxadoni thường được bác sĩ kê đơn sử dụng cho những bệnh nhân mắc phải các vấn đề về tiêu hoá như:

Chống chỉ định sử dụng thuốc Raxadoni

Tránh sử dụng thuốc Raxadoni cho các trường hợp dưới đây khi chưa được bác sĩ chấp thuận:

  • Bệnh nhân bị dị ứng hoặc có tiền sử quá mẫn với Ranitidine hay bất kỳ thành phần dược chất khác trong thuốc.
  • Bệnh nhân bị dị ứng / mẫn cảm với các thuốc thuộc nhóm đối kháng thụ thể H2 histamin khác.

3. Hướng dẫn về liều dùng và cách sử dụng thuốc Raxadoni

Thuốc Raxadoni được dùng bằng đường tiêm hoặc truyền tĩnh mạch, cụ thể:

  • Liều thuốc Raxadoni dùng đường tiêm IV: Dùng liều 50mg / 6 – 8 giờ.
  • Liều thuốc Raxadoni dùng đường truyền tĩnh mạch: Dùng liều 25mg / giờ, truyền trong vòng 2 giờ và có thể lặp lại liều sau mỗi 6 – 8 giờ.

Trước khi điều trị bằng thuốc Raxadoni, bệnh nhân cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để dùng thuốc đúng cách và an toàn. Tuyệt đối không nên tự ý áp dụng, thay đổi liều, ngưng điều trị hoặc dùng Raxadoni theo các đường khác (chẳng hạn như đường uống) nhằm ngăn ngừa nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Trong trường hợp lỡ bỏ quên một liều thuốc Raxadoni, bệnh nhân cần nhanh chóng dùng bù liều vào thời điểm sớm nhất. Tránh dùng gấp đôi liều cùng lúc bởi điều này dễ gây ra các phản ứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.

Nếu dùng quá liều thuốc Raxadoni, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng bất lợi và cần phải xử trí ngay lập tức. Khi nhận thấy có các dấu hiệu quá liều thuốc Raxadoni, bạn cần ngừng điều trị và báo ngay cho bác sĩ để tìm biện pháp khắc phục.

4. Thuốc Raxadoni gây ra các tác dụng phụ gì?

Trong quá trình sử dụng thuốc Raxadoni, bệnh nhân có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ sau:

  • Chóng mặt hoặc nhức đầu (ít gặp).
  • Tăng men gan, tuy nhiên sau khi ngưng dùng thuốc có thể trở lại trạng thái bình thường.
  • Viêm gan nặng.
  • Hiện tượng giảm tiểu cầu hoặc giảm bạch cầu (hiếm gặp và có thể hồi phục hoàn toàn sau khi ngừng điều trị bằng Raxadoni).
  • Mất bạch cầu hạt.
  • Hiện tượng dị ứng với các triệu chứng như phù mạch thần kinh, ngứa, nổi mày đay,...
  • Đau cơ, đau khớp, viêm tuỵ cấp, quá mẫn cảm.
  • Lú lẫn tâm thần có hồi phục.
  • Nổi sẩn ngoài da.

Khi nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ tác dụng phụ nào được liệt kê ở trên sau khi sử dụng thuốc Raxadoni, bạn cần ngừng điều trị và báo cho bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán cũng như có cách khắc phục.

5. Những lưu ý quan trọng khi điều trị bằng thuốc Raxadoni

Tương tự như các loại thuốc kháng histamin H2 khác, bệnh nhân cần được loại trừ nguy cơ loét ác tính trước khi bắt đầu điều trị với thuốc Raxadoni. Theo nghiên cứu cho thấy, Raxadoni được đào thải qua thận. Ở những bệnh nhân bị suy thận khi dùng thuốc Raxadoni có thể làm tăng nồng độ Ranitidine trong huyết tương. Do đó, bệnh nhân suy thận cần giảm nửa liều thuốc Raxadoni khi điều trị.

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về tính an toàn và hiệu quả khi dùng thuốc Raxadoni cho phụ nữ đang mang thai. Vì vậy, đối tượng này nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định điều trị. Ngoài ra, phụ nữ đang nuôi con bú cũng cần trao đổi với người phụ trách y khoa về mặt lợi ích và rủi ro mà thuốc Raxadoni mang lại khi có mong muốn sử dụng.

Tuỳ thuộc vào thể trạng của mỗi người mà thuốc Raxadoni có thể gây ra các phản ứng ảnh hưởng khác nhau. Đối với người bệnh có nghề nghiệp thường xuyên điều khiển máy móc hoặc lái xe cần thận trọng khi dùng Raxadoni bởi thuốc có thể gây các tác dụng phụ ngoại ý như chóng mặt hoặc nhức đầu.

6. Tương tác của thuốc Raxadoni với các sản phẩm khác

Thuốc Raxadoni có thể xảy ra phản ứng tương tác khi dùng chung với các loại thuốc khác sau:

  • Thuốc kháng acid.
  • Thuốc Metoprolol.
  • Thuốc Nifedipine.
  • Thuốc Cefuroxim.
  • Thuốc Dihydropyridin.
  • Thuốc Glipizide.
  • Thuốc Ketoconazol.

Ngoài các loại thuốc trên, thuốc Raxadoni có thể xảy ra tương tác với một số loại thuốc khác chưa được đề cập đến. Mọi băn khoăn về khả năng tương tác giữa các thuốc, bệnh nhân nên trao đổi kỹ với bác sĩ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

39 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan