Công dụng thuốc Pusadine

Thuốc Pusadine được sử dụng điều trị cho da liễu. Đây là thuốc bôi da cần có chỉ định và hướng dẫn bác sĩ để đánh giá đúng mức phù hợp với bệnh nhân. Sau đây là một vài thông tin chia sẻ về công dụng thuốc Pusadine.

1. Công dụng của thuốc Pusadine

Thuốc Pusadine là sản phẩm kem bôi da, đặc biệt sử dụng cho chuyên khoa da liễu. Vì vậy, công dụng chính của thuốc Pusadine dùng cho những đối tượng bệnh lý sau:

  • Nhiễm trùng ở da phát hiện sự xuất hiện của Staphylococcus
  • Nhiễm Streptococcus gây viêm nhiễm cho da
  • Nhiễm một số loại khuẩn có nhạy cảm với thành phần axit Fucidic trong thuốc Pusadine.

Những chỉ định sử dụng của thuốc Pusadine nên được cân nhắc kỹ lưỡng khi điều trị. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc khi bác sĩ chưa cho phép hay thay đổi liều lượng của thuốc. Một vài trường hợp có thể dự phòng nhiễm khuẩn hay điều trị gián tiếp có liên quan đến chỉ định ở trên sẽ được bác sĩ giải thích và hướng dẫn khi bệnh nhân gặp đúng tình huống đó.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Pusadine

Thuốc Pusadine là dược phẩm bôi trên da nên sẽ không được bôi vào vùng có vết thương hở hay vùng da yếu như kết mạc và giác mạc. Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần chú ý vệ sinh vùng da trước khi bôi thuốc. Hãy rửa trước bằng nước tinh khiết và lau khô. Bạn có thể rửa bằng cồn hay dung dịch y tế đã được sát khuẩn để tránh nhiễm khuẩn chéo nếu nguồn nước sinh hoạt có nguy cơ ô nhiễm.

Ngoài vùng da điều trị cần làm sạch thì hãy làm sạch tay trước khi bôi thuốc do tay là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm. Thông thường thuốc bôi da sẽ được sử dụng bôi lớp mỏng lên bề mặt da. Với thuốc Pusadine có thể bôi lên vùng da bị vi rút tấn công. Mỗi ngày nên thực hiện bôi thuốc 2 lần để đảm bảo công dụng thuốc đạt được hiệu quả tối đa.

3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Pusadine

Trước khi sử dụng thuốc Pusadine bạn nên lưu ý tránh những ảnh hưởng do dị ứng thành phần thuốc trực tiếp hoặc gián tiếp. Đây là những vấn đề được chống chỉ định sử dụng với người dùng. Nếu phát hiện tiền sử dị ứng hay gặp phải vấn đề ảnh hưởng đến công dụng thuốc Pusadine hãy báo bác sĩ. Trường hợp chống chỉ định bác sĩ sẽ ưu tiên đổi thuốc có cùng công dụng và không gây kích ứng cho người dùng.

Thuốc Pusadine còn chống chỉ định cho bệnh nhân đang mang thai. Những bệnh lý khác như suy gan nhiễm trùng da do vi rút, nấm, lao hoặc viêm loét da khác hay trứng cá đỏ không được phép tự ý sử dụng thuốc Pusadine để điều trị, trừ khi đó là chỉ định của bác sĩ chuyên khoa yêu cầu.

Thuốc Pusadine sau khi sử dụng nên được bảo quản trong môi trường phù hợp. Bệnh nhân lưu ý không sử dụng thuốc Pusadine nếu không được đóng nắp kỹ hay đã quá hạn sử dụng.

4. Phản ứng phụ của thuốc Pusadine

Thuốc Pusadine theo phân tích người dùng được dung nạp khá tốt. Tuy nhiên một vài trường hợp đặc biệt có xuất hiện dị ứng nhẹ trên da. Đây là điều khó tránh nhưng không gặp thường xuyên. Vì vậy nếu có biểu hiện ngứa ngáy, nổi mẩn hay kích ứng vùng da đang điều trị bằng thuốc Pusadine bạn hãy báo lại ngay cho bác sĩ để kiểm tra theo dõi và đánh giá đúng nhất tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân.

5. Tương tác với thuốc Pusadine

Thuốc Pusadine có khả năng tương tác khi sử dụng cùng thuốc Ciprofloxacin và penicillin. Tuy nhiên đây không phải là tất cả chú ý về thuốc Pusadine khi đánh giá tương tác. Một số thực phẩm hay thuốc khác vẫn có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thành phần thuốc. Bất kỳ thực phẩm hay thuốc nào bạn có ý định sử dụng khi đang hoặc sắp điều trị bằng thuốc Pusadine đều nên xin ý kiến bác sĩ .

Bệnh nhân khi sử dụng thuốc Pusadine điều trị nên lưu ý không dùng thuốc quá 7 ngày liên tiếp. Nếu bôi da không đi găng tay hãy chú ý vệ sinh tay sạch sẽ sau khi bôi thuốc để không làm thuốc dây lên các bộ phận khác hay vô tình nuốt phải.

Trên đây là một số chia sẻ về thuốc Pusadine công dụng gì cho bạn đọc tham khảo. Tuy là thuốc da liễu bôi trên da nhưng dược tính của nhóm thuốc này thường khá mạnh. Người bệnh không nên chủ quan tùy ý sử dụng thuốc để giảm tối đa nhưng phản ứng nguy hiểm cho cơ thể.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

19.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan