Công dụng thuốc Oralzicin

Azithromycin là một kháng sinh thuộc nhóm Macrolid. Kháng sinh này có trong nhiều sản phẩm thương mại khác nhau, trong đó có thuốc Oralzicin 500mg. Vậy thuốc Oralzicin công dụng và được chỉ định như thế nào?

1. Thuốc Oralzicin công dụng là gì?

Oralzicin là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương Vidipha, thành phần chính là hoạt chất Azithromycin hàm lượng 0.5g. Do đó thuốc Oralzicin được sử dụng trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn. Thuốc Oralzicin được bào chế dạng viên nén bao phim, quy cách đóng gói mỗi hộp 1 vỉ x 3 viên.

Thành phần Azithromycin trong thuốc Oralzicin là một kháng sinh bán tổng hợp loại Azalide, thuộc phân nhóm kháng sinh Macrolid. Về mặt cấu trúc hóa học, Azithromycin khác với Erythromycin ở đặc điểm có thêm nguyên tử nitrogen để thay thế nhóm methyl vào vòng lacton.

Oralzicin có tác dụng diệt khuẩn thông qua cơ chế liên kết với Ribosome, qua đó ngăn chặn quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn. Tuy nhiên, Azithromycin đã có hiện tượng đề kháng chéo với Erythromycin, do đó cần cân nhắc khi chỉ định thuốc Oralzicin do các chủng vi khuẩn kháng macrolid đã lan rộng tại Việt Nam.

Trên lý thuyết, Azithromycin tác dụng hiệu quả với các chủng vi khuẩn Gram dương như Streptococcus (liên cầu), Pneumococcus (phế cầu) và Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng). Tuy nhiên các nghiên cứu thực hiện ở nước ta cho kết quả các loài chủng vi khuẩn trên đã đề kháng nhóm macrolid với tỷ lệ lên đến 40%, vì vậy việc sử dụng Oralzicin đã bị hạn chế ít nhiều.

Bên cạnh đó, Azithromycin cũng có hiệu quả tốt trên các chủng vi khuẩn Gram âm như Haemophilus influenzae, Parainfluenzae, Moraxella catarrhalis, Acinetobacter, Yersinia, Legionella pneumophila, Bordetella pertussis và parapertussis, Neisseria gonorrhoeae và Campylobacter sp..

Ngoài ra, Azithromycin cũng nhạy với một số chủng khác như Listeria monocytogenes, Mycobacterium avium, Mycoplasma pneumoniae/hominis, Toxoplasma gondii, Chlamydia trachomatis và Chlamydia pneumoniae, Treponema pallidum và Borrelia burgdorferi.

Nhìn chung, Azithromycin tác dụng trên vi khuẩn Gram dương yếu hơn một chút so với Erythromycin, trong khi với vi khuẩn Gram âm (trong đó có Haemophilus) thì ngược lại.

2. Chỉ định, chống chỉ định của thuốc Oralzicin

Sản phẩm Oralzicin được chỉ định trong những trường hợp sau:

Lưu ý: Oralzicin chỉ nên dùng cho bệnh nhân dị ứng với kháng sinh nhóm Penicillin, vì khả năng đề kháng kháng sinh Azithromycin tại Việt Nam ở mức khá cao.

Chống chỉ định sử dụng thuốc Oralzicin:

  • Các trường hợp mẫn cảm với Azithromycin hoặc bất kỳ thành phần nào khác có trong thuốc;
  • Dị ứng với kháng sinh nhóm Macrolid khác.

3. Liều dùng, cách dùng thuốc Oralzicin

3.1. Cách dùng

  • Oralzicin dùng theo đường uống, 1 lần duy nhất mỗi ngày;
  • Thời điểm tốt nhất để uống Oralzicin là 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn.

3.2. Liều dùng của thuốc Oralzicin

  • Người trưởng thành:
    • Ðiều trị các bệnh lây qua đường sinh dục không biến chứng do chủng vi khuẩn nhạy cảm, như viêm cổ tử cung hoặc viêm niệu đạo do nhiễm Chlamydia trachomatis: Dùng một liều duy nhất 1g (2 viên Oralzicin 500);
    • Các chỉ định khác, như viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, nhiễm trùng da và mô mềm: Ngày đầu tiên uống 1 viên Oralzicin x 1 lần/ngày, 4 ngày tiếp theo mỗi ngày uống 1⁄2 viên Oralzicin x 1 lần/ngày;
  • Trẻ em: Liều khuyến cáo của kháng sinh Azithromycin cho trẻ em là 10mg/kg/ngày trong ngày đầu tiên và 5mg/kg/ngày từ ngày thứ 2 - 5, uống 1 lần duy nhất mỗi ngày.

Triệu chứng khi quá liều kháng sinh Azithromycin có thể bao gồm khó thở hoặc nghiêm trọng hơn là hôn mê. Các trường hợp dùng quá liều Oralzicin và có triệu chứng khẩn cấp cần xử trí hãy gọi ngay ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đến trạm Y tế gần nhất.

Nếu quên một lần uống thuốc Oralzicin, bệnh nhân hãy dùng liều thuốc đã quên càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời điểm nhớ ra đã gần với thời điểm uống liều kế tiếp thì bệnh nhân hãy bỏ qua và quay lại dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch.

4. Tác dụng phụ của thuốc Oralzicin

Những tác dụng phụ sau đây của Oralzicin đều không xác định chính xác tần suất xảy ra, bao gồm:

  • Triệu chứng rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, nôn ói hoặc đau bụng;
  • Rối loạn thần kinh: Đau đầu;
  • Rối loạn chức năng tim mạch như nhịp tim nhanh, đôi khi kèm theo hoa mắt hoặc ngất xỉu;
  • Phản ứng mẫn cảm như phát ban ngoài da, nổi mày đay, ngứa, thở khò khè/khó thở hoặc khó nuốt, sưng phù vùng mặt, cổ họng, lưỡi, môi, mắt, tay, chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân;
  • Khàn tiếng;
  • Lở loét miệng;
  • Tiêu chảy nghiêm trọng, có thể phân lỏng nước hoặc kèm theo máu, kèm hoặc không với triệu chứng sốt và đau dạ dày. Tình trạng này có thể kéo dài lên đến hơn 2 tháng sau khi ngừng thuốc Oralzicin;
  • Rối loạn chức năng gan mật như Vàng da hoặc vàng mắt, mệt mỏi quá mức;
  • Chảy máu bất thường, dễ bầm tím;
  • Thiếu năng lượng;
  • Ăn uống mất ngon;
  • Đau hạ sườn phải;
  • Triệu chứng giống cúm;
  • Nước tiểu màu sẫm;
  • Phồng rộp hoặc bong tróc da;
  • Yếu cơ bất thường, khó khăn trong việc kiểm soát cơ bắp.

5. Tương tác thuốc của Oralzicin

Thức ăn có thể ảnh hưởng và làm giảm sinh khả dụng của kháng sinh Azithromycin lên đến 50%, do đó thuốc Oralzicin nên được sử dụng ở thời điểm 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn.

Không sử dụng đồng thời Oralzicin với các dẫn chất nấm cựa gà vì có nguy cơ gây ngộ độc.

Khi có chỉ định điều trị đồng thời kháng sinh Azithromycin và các thuốc kháng acid dạ dày, bệnh nhân cần phải sử dụng Oralzicin ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau thời điểm dùng các thuốc kháng acid.

Trong các nghiên cứu dược động học ở những tình nguyện viên khỏe mạnh không thấy ảnh hưởng đáng kể nào của Oralzicin đến nồng độ Carbamazepin hoặc các sản phẩm chuyển hóa của chúng trong huyết tương.

Dược động học của kháng sinh Azithromycin không bị ảnh hưởng nếu uống một liều Cimetidin trước khi sử dụng thuốc Oralzicin 2 giờ.

Một số kháng sinh nhóm macrolid (như Azithromycin) có thể cản trở quá trình chuyển hóa của Cyclosporin, vì vậy cần theo dõi nồng độ và điều chỉnh liều dùng của Cyclosporin cho thích hợp khi dùng đồng thời với Oralzicin.

Ở một số người bệnh, Azithromycin có thể ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa Digoxin tại đường ruột. Vì vậy khi sử dụng đồng thời Oralzicin với Digoxin, người bệnh phải được theo dõi nồng độ Digoxin trong máu để tránh nguy cơ ngộ độc do tăng nồng độ Digoxin.

Các nghiên cứu thực hiện trên những tình nguyện viên khỏe mạnh đã chứng tỏ rằng kháng sinh Azithromycin không ảnh hưởng đáng kể đến dược động học của Methylprednisolon, do đó có thể dùng đồng thời Methylprednisolone với thuốc Oralzicin.

Chưa ghi nhận bất kỳ tương tác nào ảnh hưởng đến dược động học khi dùng đồng thời Azithromycin và Theophylin trong các nghiên cứu trên tình nguyện viên khoẻ mạnh. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cần theo dõi nồng độ Theophylin trong máu khi bệnh nhân sử dụng 2 đồng thời với thuốc Oralzicin.

Khi nghiên cứu đặc điểm dược động học ở những người tình nguyện khỏe mạnh dùng liều đơn 15mg Warfarin cho kết quả kháng sinh Azithromycin không ảnh hưởng đến tác dụng chống đông máu. Vì vậy có thể sử dụng đồng thời thuốc Oralzicin và Warfarin, tuy nhiên khuyến cáo nên theo dõi thời gian đông máu của người bệnh định kỳ.

6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Oralzicin

  • Thận trọng khi chỉ định thuốc Oralzicin đồng thời với các sản phẩm có chứa kháng sinh nhóm macrolid khác vì nguy cơ xảy ra dị ứng như phù thần kinh mạch và phản vệ rất nguy hiểm (tuy nhiên tỷ lệ rất hiếm gặp).
  • Tương tự như khi sử dụng các kháng sinh khác, trong quá trình sử dụng Oralzicin bệnh nhân phải được theo dõi các dấu hiệu bội nhiễm các chủng vi khuẩn không nhạy cảm với kháng sinh Azithromycin, trong đó bao gồm cả vi nấm.
  • Liều dùng Oralzicin cho bệnh nhân mắc bệnh lý thận có hệ số thanh thải creatinin dưới 40 ml/phút cần được điều chỉnh cho phù hợp.
  • Không sử dụng thuốc Oralzicin cho bệnh nhân mắc các bệnh lý gan, vì Azithromycin thải trừ chủ yếu qua cơ quan này.
  • Sử dụng Oralzicin trong thời kỳ mang thai: Chưa có bằng chứng từ các nghiên cứu về việc dùng Oralzicin cho bệnh nhân mang thai. Vì vậy bà bầu chỉ nên sử dụng Oralzicin khi không có các loại kháng sinh khác thích hợp hơn.

Sử dụng Oralzicin trong thời kỳ cho con bú: Chưa có dữ liệu nghiên cứu cho thấy khả năng bài tiết của kháng sinh Azithromycin qua sữa mẹ. Bà mẹ đang cho con bú chỉ nên sử dụng Oralzicin khi thật cần thiết và không có các kháng sinh thích hợp khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

24 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Maxocef 1gm
    Công dụng thuốc Maxocef 1gm

    Maxocef 1gm thuộc nhóm thuốc ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm. Thành phần chính của thuốc Maxocef 1gm là Cefoperazon và Sulbactam, được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Lykaspetin
    Công dụng thuốc Lykaspetin

    Thuốc Lykaspetin có thành phần chính là Imipenem và Cilastatin, được chỉ định điều trị bệnh nhiễm trùng như: Nhiễm trùng ổ bụng, đường hô hấp, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng da,... Dưới đây là một số thông tin hữu ...

    Đọc thêm
  • Tazidif 1g/3ml
    Công dụng thuốc Tazidif 1g/3ml

    Thuốc Tazidif 1g/3ml là nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm có thành phần Ceftazidim (dưới dạng Ceftazidim pentahydrat) 1g. Vậy cách sử dụng thuốc Tazidif như thế nào? Cần lưu ý gì khi ...

    Đọc thêm
  • Kephazon
    Công dụng thuốc Kephazon

    Thuốc Kephazon có thành phần chính Cefoperazone. Đây là thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn hiệu quả như: nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng da và mô mềm, nhiễm trùng huyết, viêm màng não,... Dưới đây là một ...

    Đọc thêm
  • Hwazim
    Công dụng thuốc Hwazim

    Hwazim thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng. Hwazim là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng khi chưa có ...

    Đọc thêm