Công dụng thuốc Opesalbu

Thuốc Opesalbu là thuốc có tác dụng giãn cơ trơn phế quản do cường beta giao cảm, tác dụng chọn lọc. Thuốc được dùng đường uống để điều trị tình trạng khó thở do co thắt phế quản ở trẻ em và người lớn.

1. Thuốc Opesalbu có tác dụng gì?

Thuốc Opesalbu có thành phần chính là Salbutamol (dưới dạng Salbutamol sulfat) 2mg/ 5ml, bào chế dạng siro đóng chai 60ml.

Salbutamol sulfate là một chất kích thích thụ thể beta - adrenergic có tác động chọn lọc lên thụ thể β2 trên cơ phế quản và có rất ít hay không có tác động lên các thụ thể ở tim với liều điều trị.

Do tác động chọn lọc trên cơ trơn phế quản, gây giãn phế quản và không ảnh hưởng mấy lên hệ tim mạch, Salbutamol thích hợp cho việc điều trị co thắt phế quản ở bệnh nhân mắc đồng thời cả bệnh tim hay cao huyết áp.

Thuốc cũng có tác dụng trong việc ngăn ngừa sự phóng thích histamine từ những tế bào dưỡng bào ở phổi nhạy cảm với IgE. Giúp ngăn ngừa mooth phần phản ứng dị ứng gây ra cơn hen phế quản.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Opesalbu

Chỉ định: Thuốc Opesalbu được chỉ định dùng trong những trường hợp sau:

  • Dùng trong chứng co thắt phế quản trong các dạng hen phế quản, viêm phế quản mạn, viêm phế quản co thắt và khí phế thũng cho trẻ em và người lớn thích dùng thuốc ở dạng lỏng.
  • Dự phòng cơn hen phế quản.

Thuốc Opesalbu chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Dị ứng với Salbutamol hay thành phần khác trong các thành phần của thuốc.
  • Chống chỉ định dùng thuốc Salbutamol phối hợp cố định với Ipratropium bromid cho những người có tiền sử mẫn cảm với lecithin đậu nành hoặc với thực phẩm có liên quan đến đậu nành, đậu phộng.
  • Các bệnh nhân mắc những bệnh lý về tim nặng.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Opesalbu

Cách dùng: Thuốc được dùng bằng đường uống. Lấy một lượng dung dịch vừa đủ theo chỉ định và uống trực tiếp hay pha loãng. Không nên pha loãng siro này với siro BP hay dung dịch sorbitol vì điều này có thể làm kết tủa cellulose.

Liều dùng:

  • Người lớn:
    • Liều thông thường có hiệu quả của thuốc Opesalbul là 10ml (4mg salbutamol), uống 3 hoặc 4 lần/ngày. Nếu như không đạt được tác dụng giãn phế quản thích hợp thì có thể tăng dần mỗi liều đơn lên đến 20ml (8 mg salbutamol).
    • Đối với một số bệnh nhân, hiệu quả giãn phế quản thích hợp đạt được với liều thuốc Opesalbu là 5ml (2mg salbutamol), uống 3 hoặc 4 lần/ngày.
  • Trẻ em:
    • Đối với trẻ từ 2 - 6 tuổi: Uống từ 2.5 đến 5ml sirô (1 - 2mg salbutamol), uống từ 3 hoặc 4 lần/ ngày.
    • Đối với trẻ 6 - 12 tuổi: Uống 5ml sirô (2mg salbutamol), uống 3 hoặc 4 lần/ ngày.
    • Trên 12 tuổi: Uống với liều 5 đến 10ml sirô (2 - 4 mg salbutamol), uống ngày 3 hoặc 4 lần.
  • Bệnh nhân cao tuổi: Ở những bệnh nhân cao tuổi hoặc những bệnh nhân nhạy cảm khác thường với thuốc kích thích beta adrenergic, nên bắt đầu điều trị với liều điều trị thấp hơn khuyến cáo là 5ml sirô (2mg salbutamol), uống 3 hoặc 4 lần/ ngày.

Quá liều:

  • Các biểu hiện và triệu chứng phổ biến nhất khi dùng quá liều Salbutamol là các biểu hiện dược lý cường beta thoáng qua; giảm kali huyết có thể xảy ra; nhiễm acid latic cũng được báo cáo; buồn nôn, nôn và tăng đường huyết đã được báo cáo, chủ yếu gặp ở trẻ em và khi dùng quá liều thuốc qua đường uống.
  • Xử trí: Nếu xuất hiện các dấu hiệu của tình trạng quá liều thuốc Salbutamol, bạn nên được đưa tới cơ sở y tế. Điều trị dựa trên triệu chứng lâm sàng và theo dõi.

4. Tác dụng phụ của thuốc Opesalbu

Tác dụng không mong muốn của thuốc Opesalbu bạn có thể gặp phải khi dùng thuốc bao gồm:

  • Những tác dụng phụ thường gặp: Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh; bị run đầu ngón tay.
  • Ít gặp: Đau thượng vị, đau vùng thượng vị, chán ăn, đau nhức cơ, buồn ngủ, rối loạn giấc ngủ.
  • Hiếm gặp: Co thắt phế quản, gây ra khô miệng, họng bị kích thích, ho và khản tiếng; Hạ kali huyết, chuột rút; dễ bị kích thích, nhức đầu; phản ứng quá mẫn như Phù mạch, nổi mày đay, hạ huyết áp, trụy mạch.

Khi dùng thuốc nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu phản ứng phụ bạn nên thông báo cho bác sĩ để được tư vấn.

5. Những chú ý khi dùng thuốc Opesalbu

  • Phải dùng thận trọng khi dùng Salbutamol cho người mẫn cảm với các amin giống thần kinh giao cảm, mắc bệnh cường giáp, đái tháo đường, động kinh hoặc bệnh tim mạch bao gồm suy mạch vành, loạn nhịp tim, tăng huyết áp.
  • Việc quản lý điều trị cho bệnh hen thường tiến hành theo chương trình bậc thang, nên theo dõi sự đáp ứng của bệnh nhân trên lâm sàng và bằng các xét nghiệm chức năng phổi. Nếu bệnh nhân không kiểm soát triệu chứng cho thấy tình trạng kiểm soát bệnh hen xấu đi. Trong những trường hợp đó, người bệnh cần thăm khám để được đánh giá lại phác đồ điều trị.
  • Tình trạng kiểm soát bệnh hen kém hay bệnh diễn biến xấu đi đột ngột hay tiến triển dần là nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân và nên xem xét bắt đầu điều trị hoặc dùng tăng liều điều trị corticosteroid. Những bệnh nhân được xem là có nguy cơ cơn hen nặng, có thể tiến hành kiểm tra lưu lượng đỉnh hàng ngày.
  • Khi dùng khuyến cáo bệnh nhân không được tự ý tăng liều dùng hoặc tăng số lần sử dụng khi giảm đáp ứng hay giảm thời gian tác dụng mà trước khi thay đổi cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Các tác dụng trên tim mạch có thể xuất hiện khi các dùng thuốc kích thích thần kinh giao cảm, bao gồm cả salbutamol. Một số trường hợp thiếu máu cục bộ cơ tim hiếm gặp hoặc các triệu chứng cho thấy bệnh tim đang tiến triển xấu hơn cũng được báo cáo. Cần chú ý đánh giá các triệu chứng như khó thở và đau ngực, nếu có cần thăm khám và được đánh giá.
  • Nên thận trọng đặc biệt ở những bệnh nhân hen nặng cấp tính vì có nguy cơ hạ kali máu, tác dụng phụ này có thể tăng lên khi dùng kết hợp cùng với các dẫn xuất của xanthine, thuốc steroid, thuốc lợi tiểu và do tình trạng thiếu oxy. Nên theo dõi lượng kali huyết thanh trong những trường hợp này.
  • Giống như các chất chủ vận thụ thể beta adrenergic khác, Salbutamol có thể gây ra các thay đổi về chuyển hóa có hồi phục, ví dụ tăng lượng đường trong máu. Đã từng có báo cáo hiện tượng nhiễm toan ceton ở bệnh nhân đái tháo đường. Sử dụng đồng thời với corticosteroid có thể gây tăng quá mức tác động này, do đó cần hết sức lưu ý về chỉ số đường huyết của người bệnh.
  • Thai kỳ: Chỉ cân nhắc sử dụng thuốc này trong thai kỳ khi lợi ích mong đợi mang lại cho người mẹ vượt trội bất kỳ nguy cơ nào có thể có đối với phôi thai. Theo kinh nghiệm sau khi đưa thuốc ra thị trường các trường hợp bất thường bẩm sinh khác nhau hiếm gặp bao gồm khe hở vòm miệng và các dị tật chi đã được báo cáo ở con của những bệnh nhân được điều trị bằng salbutamol.
  • Thời kỳ cho con bú: Do thuốc salbutamol có khả năng được bài tiết vào sữa mẹ nên những bà mẹ cho con bú không nên dùng thuốc, chỉ được dùng khi lợi ích mong đợi cho mẹ vượt trội bất kỳ nguy cơ nào khi dùng cho trẻ. Trên nghiên cứu chung các thuốc kích thích beta giao cảm có bài tiết vào sữa mẹ, điều này có thể làm đứa trẻ bú mẹ có tim đập nhanh và tăng mức glucose huyết. Nên thận trọng khi dùng thuốc.
  • Tương tác thuốc: Tăng nguy cơ tác dụng phụ tim mạch khi tiêm Salbutamol cùng với Atomoxetin; Salbutamol có khả năng gây ra giảm nồng độ digoxin huyết tương; một số thuốc khác cũng gây ra tương tác, nên báo lại với bác sĩ về các thuốc đang dùng.
  • Bảo quản: bảo quản siro này ở nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh sáng. Tránh xa tầm với của trẻ. Không dùng thuốc sau khi mở nắp quá 1 tháng và khi hết hạn sử dụng.

Thuốc Opesalbu được dùng dưới chỉ định của bác sĩ, bạn chỉ dùng theo đúng chỉ định và không tự ý thay đổi liều dùng. Nên theo dõi các dấu hiệu lâm sàng và kiểm tra lưu lượng đỉnh định kỳ trong khi dùng thuốc, để đảm bảo kiểm soát bệnh tốt nhất.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

68 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Usalukast 4
    Công dụng thuốc Usalukast 4

    Thuốc Usalukast 4 được bào chế dưới dạng viên nén với thành phần chính là Montelukast. Thuốc Usalukast 4 được sử dụng chủ yếu trong điều trị hen suyễn, viêm mũi dị ứng và co thắt phế quản do vận ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Accuneb
    Công dụng của thuốc Accuneb

    Thuốc Accuneb là một thuốc có tác dụng giãn phế quản. Thuốc này hoạt động bằng cách kích thích thụ thể beta 2 của Adrenergic. Khi sử dụng bạn cần sử dụng đúng cách và đặc biệt lưu ý một ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Acedexphen 25
    Công dụng thuốc Breathezyeathezy 4

    Thuốc Breathezyeathezy 4 thuộc nhóm thuốc tác dụng lên đường hô hấp, có thành phần chính chứa hoạt chất Montelukast hàm lượng 4mg. Cùng tìm hiểu công dụng của thuốc Breathezyeathezy 4 trong bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Baxotris
    Công dụng thuốc Baxotris

    Baxotris thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp thường chỉ định điều trị các chứng ho do viêm họng, ho do lạnh, điều trị sưng phổi, co thắt phế quản,.... Cùng tìm hiểu công dụng của thuốc Baxotris ...

    Đọc thêm
  • Blacetyl
    Công dụng thuốc Blacetyl

    Blacetyl với thành phần chính là Acetylcysteine, còn được gọi là N -acetylcysteine ​​(NAC ). Đây là một loại thuốc được sử dụng để điều trị quá liều acetaminophen và làm lỏng chất nhầy đặc ở những người bị rối ...

    Đọc thêm