Công dụng thuốc Omagal

Thuốc Omagal là thuốc cần chỉ định kê đơn của bác sĩ, được dùng để điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa, cụ thể là dạ dày tá tràng. Vậy Omagal là thuốc gì và công dụng như nào? Bài viết này sẽ tổng hợp thông tin giúp bạn có cái hiểu thêm về công dụng và cách dùng của loại thuốc này.

1. Thuốc Omagal là thuốc gì?

Thuốc Omagal hay còn được gọi là Omagal Suspension được sản xuất bởi công ty TNHH Dược phẩm Houns, Hàn Quốc. Thuốc được nhà sản xuất bào chế dưới dạng hỗn dịch, 20 gói 1 hộp, mỗi gói 10 ml.

Thành phần chính trong thuốc Omagal là gel Nhôm Hydroxyd, Magnesi Hydroxyd, và Oxethazine. Hai dược chất chính có dược lực học vốn nhằm điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa, cụ thể như viêm loét dạ dày tá tràng. Với đặc tính kháng axit dịch vị mạnh mẽ, Nhôm Hydroxyd và Magnesi Hydroxyd được ứng dụng rất nhiều trong bào chế nhóm thuốc đường tiêu hoá. Đối với hoạt chất còn lại, Oxethazine có tác dụng như thuốc tê dạng uống, giúp giảm đau và gây tê vùng viêm, loét trong dạ dày, tá tràng đối với các bệnh nhân mắc phải các bệnh này.

2. Thuốc Omagal có tác dụng gì?

Thuốc Omagal Suspension bao gồm dược chất gel Nhôm Hydroxyd, Magnesi Hydroxyd, Oxethazine và các tá dược khác vừa đủ một viên 10 ml. Đây là thuốc thuộc nhóm thuốc kháng axit, với hai thành phần chỉ yếu kháng axit là Nhôm Hydroxyd và Magnesi Hydroxyd. 3 dược chất này được sử dụng cùng nhau để làm giảm chứng ợ nóng, khó tiêu acid, và đau bụng. Omagal Suspension còn có thể được dùng với tác dụng điều trị các triệu chứng ở bệnh nhân mắc các bệnh lý như loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày, viêm thực quản, thoát vị hernia, hay bệnh nhân có quá nhiều axit trong dạ dày.

Thuốc Omagal được chỉ định dùng cho người lớn và trẻ em trên 14 tuổi tuổi nhằm điều trị trong các trường hợp bệnh lý về đường ruột như sau:

  • Bệnh nhân trải qua cơn đau cấp và mãn tính trong viêm dạ dày, loét tá tràng, viêm thực quản hay bị đau bụng, do khó tiêu trong thủ thuật chụp X quang.
  • Bệnh nhân mắc chứng ợ nóng, ợ chua, khó tiêu, đầy bụng.
  • Bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày do ngộ độc các chất acid, chất kiềm hay các chất ăn mòn.

3. Cách sử dụng của Omagal

3.1. Cách sử dụng Omagal

Đối với thuốc Omagal, bệnh nhân có thể sử dụng qua đường uống. Thuốc Omagal được bào chế dưới dạng hỗn dịch, nghĩa là dạng dung dịch lỏng và có thể uống trực tiếp mà không cần pha với nước hay bất kỳ chất lỏng nào khác. Bệnh nhân chỉ cần xé mở gói thuốc và uống trực tiếp.

3.2. Liều dùng thuốc Omagal

  • Liều dùng cho người lớn: từ nửa gói tới 1 gói (10 ml) mỗi lần x 4 lần/ngày.
  • Trẻ em trên 14 tuổi được sử dụng tuỳ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Bệnh nhân có thể giảm liều nếu triệu chứng viêm, loét được kiểm soát.
  • Chú ý: Liều dùng được nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng thực tế có thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn biến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để nhận tư vấn và tham khảo ý kiến.

3.3. Xử lý khi quên, quá liều

Quên liều: Trong trường hợp quên liều, cần dùng ngay liều thuốc Omagal ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên khi đã tới thời gian uống liều tiếp theo, bệnh nhân uống theo thuốc đã kê, bỏ qua liều đã quên. Tuyệt đối không sử dụng hai liều cùng lúc, có thể gây quá liều.

Quá liều: Thuốc chứa magnesi hydroxyd có tác dụng nhuận tràng, trong trường hợp quá liều có thể gây tiêu chảy. Người bệnh cần điều trị triệu chứng tiêu chảy và bù nước - điện giải bằng cách truyền tĩnh mạch và chuyển ngay tới cơ sở y tế gần nhất với trường hợp triệu chứng nghiêm trọng.

3.4. Chống chỉ định thuốc

  • Bệnh nhân bị mẫn cảm với nhôm hydroxyd, magnesium hydroxyd hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân đang sử dụng kháng sinh tetracyclin.
  • Người có triệu chứng viêm ruột thừa. Omagal có thể gây ra chứng rò hoặc thoát vị do nhôm hydroxyd và magnesi hydroxyd có thể gây tác dụng phụ như táo bón (gia tăng muối photphat) hoặc tiêu chảy (đào thải magnesi qua phân)
  • Bệnh nhân mắc chứng giảm phosphat trong máu do phản ứng nhôm hydroxyd với dịch vị tạo ra nhôm clorua, tại ruột non hợp chất này kết hợp với photpho tạo ra nhôm photsphat.
  • Bệnh nhân suy thận nặng do đào thải magnesi qua thận làm tăng nguy cơ kiềm hoá trong thận.
  • Trẻ nhỏ bởi có khả năng bị nhiễm độc nhôm hay tăng magnesi máu.
  • Phụ nữ có thai & đang cho con bú.

4. Lưu ý khi dùng thuốc Omagal

4.2 Tác dụng phụ của Omagal

Khi sử dụng thuốc Omagal, bệnh nhân có thể gặp phải tác dụng phụ không mong muốn không rõ tần suất như tiêu chảy, chướng bụng. Một vấn đề khác là bệnh nhân có thể nổi mề đay, dị ứng khi sử dụng thuốc.

4.2 Tương tác thuốc Omagal

Omagal Suspension có thể gây giảm mức độ hấp thụ nhiều loại thuốc uống hấp thụ qua niêm mạc ruột. Vì lý do đó, bệnh nhân không nên dùng các thuốc khác trước hoặc sau khi uống Omagal từ một tới hai tiếng.

4.3 Bảo quản thuốc Omagal

Bệnh nhân nên bảo quản thuốc Omagal trong bao bì của nhà sản xuất tại nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

Nhiệt độ bảo quản thích hợp cho thuốc Omagal là từ 20 độ tới 25 độ C.

Bệnh nhân tuyệt đối không dùng sản phẩm khi hết hạn sử dụng in trên bao bì, đổi màu, đổi vị.

Tránh xa tầm với của trẻ em & thú cưng.

Hy vọng với bài viết này, bạn đã hiểu thêm về công dụng và cách dùng của thuốc Omagal Suspension. Đây là thuốc bán theo đơn, bởi vậy khi có nhu cầu sử dụng thuốc, người bệnh cần mang đơn thuốc tới phòng khám hoặc tiệm thuốc. Không tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định từ bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

204 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan