Công dụng thuốc Nibisina

Thuốc Nibisina được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần gồm Sulpyrin, Diphenhydramine, Adiphenine hydrochloride. Thuốc được sử dụng để điều trị các tình trạng dị ứng.

1. Công dụng của thuốc Nibisina

Thuốc Nibisina có thành phần chính là Sulpyrin, Diphenhydramine, Adiphenine hydrochloride và các tá dược khác.

Nibisina công dụng là gì? Thuốc Nibisina được chỉ định sử dụng để điều trị: Dị ứng, viêm mũi dị ứng (theo mùa hoặc quanh năm), viêm mũi vận mạch, viêm kết mạc dị ứng, dị ứng da, mề đay, chóng mặt, mất ngủ, dị ứng do thức ăn, ho do lạnh và dị ứng,...

Chống chỉ định sử dụng thuốc Nibisina:

  • Người quá mẫn với tá dược, thành phần thuốc;
  • Bệnh nhân viêm phổi mãn tính;
  • Người bệnh Glaucoma góc đóng;
  • Bệnh nhân bí tiểu do rối loạn niệu đạo tuyến tiền liệt;
  • Trẻ sơ sinh, sinh non;
  • Phụ nữ đang nuôi con bú;
  • Người đang dùng thuốc nhóm IMAO trong vòng 2 tuần;
  • Người bị tăng huyết áp nặng hoặc tăng huyết áp không được điều trị tốt;
  • Phối hợp với các thuốc co mạch khác: Pergolid, lisurid, carbegolin, bromocriptin, ergotamin, dihydroergotamin hoặc với các thuốc chống sung huyết mũi khác;
  • Người bệnh tim nặng (suy mạch vành);
  • Bệnh nhân động kinh mới phát hoặc đã lâu;
  • Người mắc bệnh gan nặng.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Nibisina

Cách dùng: Đường uống.

Liều dùng:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Dùng liều 1 - 2 viên mỗi 4 - 6 giờ. Dùng tối đa 12 viên/24 giờ;
  • Trẻ 6 - 12 tuổi: Dùng liều 1⁄2 - 1 viên mỗi 4 - 6 giờ. Dùng tối đa 6 viên/24 giờ;
  • Trẻ dưới 6 tuổi: Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ;
  • Bệnh nhân suy gan, suy thận, người lớn tuổi: Cần giảm liều.

Quá liều: Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều khi dùng thuốc Nibisina, bệnh nhân nên gọi cấp cứu ngay hoặc đến bệnh viện gần nhất.

Quên liều: Trong trường hợp quên 1 liều thuốc Nibisina, bệnh nhân nên uống càng sớm càng tốt. Nếu thời gian gần với liều kế tiếp thì người bệnh hãy bỏ qua liều đã quên, dùng liều kế tiếp vào thời điểm đã được quy định.

3. Tác dụng phụ của thuốc Nibisina

Khi sử dụng thuốc Nibisina, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: Khô miệng, ngủ gật, rối loạn thị giác, choáng váng, buồn nôn, nôn ói, chán ăn, buồn ngủ, đau thượng vị, tiêu chảy, táo bón,... Khi gặp các tác dụng phụ của thuốc, người bệnh nên báo cho bác sĩ để nhận được lời khuyên thích hợp.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Nibisina

Một số lưu ý người bệnh cần nhớ trước và trong khi dùng thuốc Nibisina:

  • Thận trọng khi dùng thuốc Nibisina ở người lái xe, vận hành máy móc;
  • Thận trọng khi dùng thuốc ở người bệnh cao huyết áp, bệnh tim, tăng nhãn áp, bệnh tuyến giáp, tiểu đường, tắc nghẽn cổ bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, loét tiêu hóa, viêm phế quản mạn, khí phế thũng;
  • Không dùng thuốc ở phụ nữ có thai. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định;
  • Thận trọng khi dùng thuốc Nibisina ở phụ nữ đang nuôi con bú;
  • Thận trọng khi sử dụng đồng thời thuốc Nibisina với thuốc an thần, giãn cơ, ức chế thần kinh trung ương, thuốc chống trầm cảm.

5. Tương tác thuốc Nibisina

Một số tương tác thuốc Nibisina gồm:

  • Không phối hợp thuốc Nibisina với rượu;
  • Không dùng đồng thời thuốc Nibisina với benzodiazepine, thuốc nhóm IMAO và thuốc chống trầm cảm 3 vòng;
  • Tương tác thuốc khác: Metoclopramide, domperidon, barbiturat, carbamazepin, cholestyramin, phenytoin, guanethidin, debrisoquin, methyldopa, thuốc giảm sung huyết, ức chế thèm ăn, kích thích thần kinh dạng amphetamin, Bretylium, bethanidin, thuốc chẹn alpha & beta adrenergic, methacholine.

Thuốc Nibisina được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần gồm Sulpyrin, Diphenhydramine, Adiphenine hydrochloride. Thuốc được sử dụng để điều trị các tình trạng dị ứng. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

407 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan