Công dụng thuốc Metpharm

Thuốc Metpharm có thành phần chính là Metformin Hydrochlorid 850mg. Thuốc được dùng trong điều trị đái tháo đường tuýp 2, khi chế độ ăn và tập thể dục không có hiệu quả trong kiểm soát mức đường huyết thích hợp. Cùng tìm hiểu cách dùng thuốc Metpharm trong bài viết dưới đây.

1. Thuốc Metpharm là thuốc gì?

Thuốc Metpharm có thành phần chính là Metformin Hydrochlorid 850mg.

Metformin Hydrochlorid là 1 thuốc làm hạ đường huyết nhóm biguanid được sử dụng trong điều trị đái tháo đường, không phụ thuộc insulin. Metformin Hydrochlorid không kích thích tiết insulin nhưng cần thiết để insulin hiện có gây ra tác dụng hạ đường huyết. Cơ chế hoạt động có thể bao gồm làm giảm hấp thu glucose từ đường tiêu hóa, tăng nhạy cảm với insulin và tăng sử dụng đường trong tế bào, ức chế tân tạo đường ở gan.

2. Chỉ định của thuốc Metpharm

Thuốc Metpharm được dùng trong điều trị đái tháo đường tuýp 2, khi chế độ ăn và tập thể dục không có hiệu quả trong kiểm soát mức đường huyết thích hợp.

  • Người lớn: Viên nén bao phim Metformin 850mg có thể được sử dụng đơn trị liệu hoặc kết hợp với thuốc trị đái tháo đường đường uống khác hoặc với insulin.
  • Trẻ em từ 10 tuổi và thanh thiếu niên, viên nén bao phim Metformin 850 mg được dùng đơn trị liệu hoặc kết hợp với insulin.

Giảm biến chứng của bệnh đái tháo đường được thấy rõ ở những bệnh nhân trưởng thành bị đái tháo đường tuýp 2 kèm béo phì được điều trị với Metformin như là liệu pháp hàng đầu sau khi thất bại với chế độ ăn.

3. Liều dùng của thuốc Metpharm

Thuốc Metpharm được khuyến cáo sử dụng với liều khởi đầu 1 viên (850mg)/ ngày, uống 1 lần vào bữa ăn sáng, tăng dần liều thêm 1 viên/ ngày, cách 1 tuần tăng 1 lần, tới 3 viên/ ngày (2550mg/ ngày).

4. Chống chỉ định của thuốc Metpharm

Thuốc Metpharm chống chỉ định với những người:

  • Toan ceton hóa do đái tháo đường, tiền hôn mê do đái tháo đường.
  • Mẫn cảm với Metformin Hydrochlorid hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Người mắc suy thận hoặc chức năng thận bất thường.
  • Các bệnh cấp tính có thể thay đổi chức năng thận như mật nước, nhiễm trùng nặng, sốc và tiêm tĩnh mạch các chất cản quang chứa iod.
  • Tình trạng cấp tỉnh của các bệnh mạn tính có thể gây giảm oxy mô như: Suy tim hoặc suy hô hấp, nhồi máu cơ tim gần đây và sốc.
  • Thiểu năng gan, ngộ độc rượu cấp và nghiện rượu.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.

5. Thận trọng khi dùng thuốc Metpharm

  • Nhiễm acid lactic tuy hiếm nhưng nguy hiểm (tỷ lệ tử vong cao trong những trường hợp không điều trị kịp thời), biến chứng trên chuyên hóa có thể xuất hiện do sự tích lũy metformin. Các trường, hợp được báo cáo nhiễm acid lactic ở những bệnh nhân dùng metformin xuất hiện chủ yếu ở những bệnh nhân đái tháo đường kèm theo suy thận nặng. Tỷ lệ nhiễm acid lactic có thể và sẽ được giảm bởi sự đánh giá cả các nhân tố nguy hại có liên quan khác như kiểm soát kém bệnh đái tháo đường, nhiễm ceton, nhịn đói kéo dài, uống quá nhiều rượu, thiểu năng gan và bất kỳ bệnh nào liên quan đến giảm oxy huyết. Nếu nhiễm toan chuyển hóa bị nghi ngờ thì người bệnh cần ngưng ngay metformin và bệnh nhân phải nhập viện ngay.
  • Chức năng thận: Metformin được thải trừ bởi thận, mức creatinin huyết thanh nên được xác định trước khi bắt đầu điều trị và thường xuyên sau đó ít nhất mỗi năm một lần đối với các bệnh nhân có chức năng thận bình thường, ít nhất 2-4 lần một năm đối với các bệnh nhân có mức creatinin huyết thanh cao hơn giới hạn bình thường và người cao tuổi.
  • Sử dụng chất cản quang có chứa iod: Khi tiêm tĩnh mạch chất cản quang có chứa iod trong các nghiên cứu tia X có thể dẫn đến suy thận. Metformin nên ngừng sử dụng trước hoặc trong thời gian làm test và không lặp lại cho đến 48 giờ sau đó, và chỉ sau khi chức năng thận được đánh giá lại và được nhận thấy là bình thường.
  • Metformin không nên sử dụng cho trẻ em. Do có khả năng làm suy giảm chức năng thận ở những bệnh nhân lớn tuổi, liều của metformin nên được điều chỉnh dựa trên chức năng thận.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Đến nay, chưa có dữ liệu nghiên cứu dịch tễ liên quan. Insulin thường được ưu tiên sử dụng trong điều trị bệnh tiểu đường ở phụ nữ có thai để giảm nguy cơ dị dạng bào thai liên quan tới bất thường mức glucose máu. Không nên dùng Metformin cho phụ nữ có thai.
  • Nghiên cứu cho thấy Metformin thải trừ vào sữa chuột. Các dữ liệu tương tự không có ý nghĩa ở người và việc quyết định nên ngừng cho con bú hoặc ngừng metformin, cần tính đến tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.
  • Tác động lên khả năng lái xe và vận hành máy móc: Không ảnh hưởng.

6. Tác dụng không mong muốn của thuốc Metpharm

Metpharm gây các tác động bất lợi trên hệ tiêu hóa bao gồm: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, ăn ngon thì rất thường thấy: Chúng xuất hiện hầu như thường xuyên trong thời gian đầu điều trị và tự hồi phục lại bình thường trong hầu hết các trường hợp. Để ngăn chặn các triệu chứng trên đường tiêu hóa, Metformin được khuyến nghị nên dùng 2 - 3 lần mỗi ngày trong hoặc sau bữa ăn.

Sự hấp thu của các chất khác nhau bao gồm vitamin B12 có thể bị giảm. Người bệnh có thể có hiện tượng vị như kim loại và bị sụt cân.

Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Metpharm và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Metpharm, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Metpharm điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

41 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan