Công dụng thuốc Mestinon

Thuốc Mestinon thuộc nhóm thuốc trị rối loạn thần kinh - cơ, được bào chế dạng viên nén bao đường. Thuốc có thành phần chính là pyridostigmine bromide, dùng để điều trị bệnh nhược cơ, tắc ruột do liệt ruột, bí tiểu sau phẫu thuật,...

1. Công dụng thuốc Mestinon là gì?

Thuốc Mestinon có thành phần là pyridostigmine 60mg. Pyridostigmine là 1 chất ức chế cholinesterase - enzyme giúp phân hủy acetylcholine. Tác dụng của Mestinon được mô tả ngắn gọn như tác dụng của 1 acetylcholine tự nhiên.

Thuốc Mestinon được chỉ định sử dụng để:

Chống chỉ định thuốc Mestinon trong các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với hoạt chất, tá dược của thuốc;
  • Bị tắc nghẽn cơ học đường tiết niệu hay tiêu hóa;
  • Phối hợp với các thuốc giãn cơ không khử cực (suxamethonium).

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Mestinon

2.1 Cách dùng

Thuốc Mestinon được dùng theo đường uống. Thuốc chỉ có dạng viên nén bao đường 60mg, không thể bẻ viên thuốc.

2.2 Liều dùng

Khi dùng Mestinon, người bệnh cần lưu ý là hiệu quả đầy đủ của thuốc sẽ xuất hiện từ từ, thường trong vòng 15 - 20 phút.

Liều dùng đối với bệnh nhược cơ cơ năng:

  • Người lớn: Dùng liều 30 - 120mg, chia thành nhiều lần trong ngày cho tới khi đạt hiệu quả tối đa của thuốc (ví dụ: Uống thuốc vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, uống trước bữa ăn). Thời gian duy trì của 1 liều thuốc thường là 3 - 4 giờ vào ban ngày, có thể kéo dài khoảng 6 giờ nếu uống thuốc trước khi ngủ. Tổng liều trong ngày thường là 5 - 20 viên hoặc nhiều hơn (tùy chỉ định của bác sĩ);
  • Trẻ em: Trẻ em dưới 6 tuổi dùng liều khởi đầu 30mg; trẻ em 6 - 12 tuổi dùng liều 60mg. Nên tăng liều từ từ, mỗi ngày tăng khoảng 15 - 30mg cho tới khi đạt hiệu quả tối đa. Tổng liều hằng ngày của trẻ em là 30 - 360mg.

Liều dùng đối với các tình trạng tắc ruột do liệt ruột hoặc bí tiểu sau phẫu thuật:

  • Người lớn: Liều dùng thông thường là 60 - 240mg/ngày;
  • Trẻ em: Liều dùng thông thường là 15 - 60mg/ngày. Tần suất uống thuốc có thể thay đổi tùy thuộc nhu cầu của từng bệnh nhân.

Liều dùng đối với các đối tượng đặc biệt:

  • Người cao tuổi: Không có khuyến cáo về liều lượng riêng cho người cao tuổi;
  • Bệnh nhân suy thận: Thuốc Mestinon chủ yếu được bài tiết ở dạng không đổi qua thận nên cần giảm liều cho người có bệnh thận, chỉnh lại liều để đạt hiệu quả điều trị;
  • Bệnh nhân suy gan: Không có khuyến cáo về liều lượng riêng cho người bị suy gan.

*Lưu ý: Liều dùng thuốc Mestinon kể trên chỉ mang tính tham khảo. Bác sĩ có thể chỉ định liều dùng phù hợp cho bệnh nhân tùy thuộc thể trạng, mức độ diễn tiến của bệnh.

Quá liều: Nếu uống thuốc quá liều, bệnh nhân nên liên hệ với bác sĩ và đến bệnh viện gần nhất để được xử trí. Nếu chức năng hô hấp của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng thì cần phải hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân. Đồng thời, tiêm tĩnh mạch 1 - 2mg atropin sulfat có thể làm giảm các triệu chứng muscarinic. Có thể tiêm nhắc lại liều này sau mỗi 5 - 30 phút nếu cần thiết.

Quên liều: Nếu quên 1 liều thuốc Mestinon, bệnh nhân nên uống ngay lập tức khi nhớ ra, uống liều tiếp theo đúng quy định. Nếu quên từ 2 liều trở lên, người bệnh nên liên hệ bác sĩ để được chỉ dẫn.

3. Tác dụng phụ của thuốc Mestinon

Khi sử dụng thuốc Mestinon, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Mắt: Giãn đồng tử, rối loạn khả năng điều tiết của mắt, tăng tiết nước mắt;
  • Tim: Rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, ngất;
  • Hô hấp: Tăng bài tiết dịch phế quản đi kèm co thắt phế quản;
  • Da: Nổi mề đay (thường biến mất sau khi ngừng thuốc), tăng tiết mồ hôi;
  • Cơ xương khớp: Yếu cơ, run, nhược cơ, co cứng cơ;
  • Thận và tiết niệu: Tiểu gấp.

Khi gặp các tác dụng phụ của thuốc Mestinon, người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Mestinon

Khi sử dụng thuốc Mestinon, người dùng cần lưu ý:

  • Thận trọng khi dùng thuốc Mestinon cho người bị tắc nghẽn đường hô hấp (hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính);
  • Thận trọng khi dùng thuốc cho các đối tượng: Bị rối loạn nhịp tim (chậm nhịp tim, block nhĩ thất), gần đây bị tắc mạch vành, hạ huyết áp, tăng trương thần kinh đối giao cảm, loét đường tiêu hóa, cường giáp, động kinh hoặc Parkinson;
  • Người bệnh nhược cơ cơ năng khi dùng 1 liều Mestinon lớn có thể cần uống thêm atropine hoặc thuốc kháng cholinergic để trung hòa 1 phần tác dụng của muscarinic;
  • Cần ghi nhớ khả năng gặp các triệu chứng cholinergic do quá liều Mestinon hoặc do bệnh nặng hơn có thể xảy ra. Cả 2 triệu chứng này có biểu hiện chung là: Yếu cơ gia tăng. Trong trường hợp có các triệu chứng cholinergic, cần ngưng điều trị ngay lập tức, dùng các biện pháp hỗ trợ thích hợp (gồm cả hỗ trợ hô hấp);
  • Nhu cầu sử dụng Mestinon giảm đáng kể sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức hoặc khi dùng một số phương pháp trị liệu khác (thuốc ức chế miễn dịch, steroid);
  • Người bị không dung nạp galactose, kém hấp thu glucose - galactose hoặc thiếu hụt men lapp lactase không nên dùng thuốc này;
  • Do việc dùng thuốc Mestinon có thể gây rối loạn điều tiết của mắt, suy giảm thị giác nên cần cẩn trọng khi lái xe và vận hành máy móc;
  • Thận trọng khi dùng thuốc Mestinon ở phụ nữ có thai và cho con bú.

5. Tương tác thuốc Mestinon

Một số tương tác thuốc Mestinon người bệnh cần chú ý:

  • Thuốc ức chế miễn dịch: Nhu cầu pyridostigmine bromide (thành phần của thuốc Mestinon) có thể giảm khi sử dụng thêm phương pháp điều trị khác (dùng steroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch);
  • Methylcellulose: Methylcellulose và các thuốc chứa tá dược này có thể ức chế hoàn toàn hấp thu của pyridostigmine bromide;
  • Kháng muscarinics: Atropine và hyoscine đối kháng tác dụng muscarine của hoạt chất pyridostigmine bromide. Nhu động dạ dày - ruột bị giảm vì các thuốc này có thể ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của pyridostigmine bromide;
  • Thuốc giãn cơ: Pyridostigmine đối kháng tác dụng của các loại thuốc giãn cơ không khử cực. Ngoài ra, pyridostigmine còn có thể kéo dài hiệu quả của các loại thuốc giãn cơ khử cực;
  • Các thuốc khác: Thuốc gây mê/gây tê toàn thân hoặc tại chỗ, kháng sinh nhóm aminoglycoside, thuốc chống loạn nhịp, một số loại thuốc tác động tới dẫn truyền thần kinh - cơ,... đều có thể ảnh hưởng tới pyridostigmine bromide.

Khi dùng thuốc Mestinon, người bệnh nên báo cho bác sĩ về các loại thuốc mình đang sử dụng để nhận tư vấn phù hợp, tránh tương tác thuốc. Nếu gặp các tác dụng phụ bất lợi, bệnh nhân cũng nên báo ngay cho bác sĩ.

Thuốc Mestinon thuộc nhóm thuốc trị rối loạn thần kinh - cơ, được bào chế dạng viên nén bao đường. Thuốc có thành phần chính là pyridostigmine bromide, dùng để điều trị bệnh nhược cơ, tắc ruột do liệt ruột, bí tiểu sau phẫu thuật,.. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ, người bệnh cần dùng thuốc theo đơn hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

28.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan