Công dụng thuốc Medi-Ethionamid

Thuốc Medi – Ethionamid chứa hoạt chất Ethionamid được chỉ định trong điều trị bệnh lao, phong và các nhiễm trùng gây ra do phức hợp M. avium... Cùng tìm hiểu về công dụng và các lưu ý khi sử dụng thuốc Medi – Ethionamid qua bài viết dưới đây.

1. Công dụng của thuốc Medi – Ethionamid

Thuốc Medi – Ethionamid chứa hoạt chất Ethionamid 250mg. Ethionamid thuộc nhóm Carbothionamid – dẫn chất của acid Isonicotinic. Thông thường Ethionamid được sử dụng phối hợp với các thuốc khác trong điều trị lao, chỉ sử dụng khi các thuốc khác bị đề kháng yếu hoặc chống chỉ định sử dụng với các thuốc điều trị lao khác. Phổ tác dụng của Ethionamid trên các chủng M.bovis, M.tuberculosis, M.Kansasii, M.intracellular, M.anvium... Tác dụng kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn của thuốc phụ thuộc vào nồng độ thuốc đạt được tại vị trí nhiễm khuẩn và tính nhạy cảm của Ethionamid đối với vi khuẩn gây bệnh. Các nghiên cứu khoa học cho rằng Ethionamid tác động lên lớp vỏ ngoài cùng của trực khuẩn bao gồm cả sự mất Acid Mycolic.

Thuốc Medi – Ethionamid được chỉ định trong những trường hợp sau đây:

  • Bệnh lao: Thuốc được lựa chọn hàng hai trong điều trị lao, sử dụng trong điều trị lao kháng thuốc theo phác đồ phối hợp 2 – 4 thuốc điều trị lao bao gồm các thuốc hàng đầu là Streptomycin, Rifampicin, Isoniazid, Ethambutol, Pyrazinamid... và các thuốc hàng hai là Cycloserin, Fluoroquinolon, Amikacin, Capreomycin, Kanamycin...;
  • Điều trị nhiễm trùng do M.Avium: Medi – Ethionamid được sử dụng phối hợp với thuốc chống lao hoặc thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh lý nhiễm trùng do M. Avium. Tuy nhiên thuốc dễ gây ra tác dụng phụ nên người bệnh cần sử dụng theo đúng phác đồ của bác sĩ;
  • Điều trị bệnh phong: Trước đây Ethionamid được sử dụng phối hợp với các thuốc khác trong điều trị phong, tuy nhiên hiện nay WHO khuyến cáo không sử dụng Ethionamid trong điều trị phong do độc tính trầm trọng của thuốc trên gan.

2. Liều dùng của thuốc Medi – Ethionamid

Thuốc Medi – Ethionamid công dụng điều trị lao có liều dùng được chỉ định bởi bác sĩ điều trị. Một số khuyến cáo về liều dùng thuốc Medi – Ethionamid như sau:

  • Người trưởng thành: Liều thuốc khuyến cáo là 15 – 20mg/kg/ngày, khoảng từ 500 – 750mg/ngày (tối đa không quá 1g/ngày). Người bệnh có thể uống thuốc 1 lần/ngày nếu dung nạp. Trường hợp người bệnh bị rối loạn tiêu hóa có thể chia làm nhiều lần uống trong ngày sau bữa ăn (250mg/lần) mỗi 8 – 12 giờ. Liều thuốc khởi đầu thường là 250mg/ngày sau đó tăng lên đến liều phù hợp trên cơ sở khả năng dung nạp của người bệnh;
  • Trẻ em: Khả năng dung nạp của trẻ em thường tốt hơn so với người trưởng thành, liều thuốc khuyến cáo là 10 – 20mg/kg/ngày (trung bình 15mg/kg/ngày) chia làm 2 – 3 lần uống. Liều thuốc tối đa là 1g/ngày;
  • Người bệnh suy thận: Không cần hiệu chỉnh liều ở người bệnh rối loạn chức năng thận, người bệnh có độ thanh thải creatinin nhỏ hơn 30ml/phút hoặc người bệnh lọc máu ngoài thận cần giảm liều thuốc xuống 250 – 500mg/ngày;
  • Thuốc Ethionamid không được dùng đơn độc mà dùng phối hợp với các thuốc khác trong phác đồ điều trị lao. Thời gian điều trị ít nhất là 6 tháng.

3. Tác dụng phụ của thuốc Medi – Ethionamid

Thuốc Medi – Ethionamid có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:

  • Thường gặp: Chán ăn, nôn, buồn nôn, miệng có vị kim loại, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy, hạ huyết áp tư thế, trầm cảm, rối loạn tâm thần, bồn chồn, ngủ mơ, vàng da, viêm gan, tăng AST, tăng ALT và bilirubin huyết thanh, yếu cơ;
  • Ít gặp: Nhức đầu, chóng mặt, rụng tóc, vú to ở nam giới, giảm glucose huyết, đau bụng, viêm dây thần kinh thị giác, rối loạn khứu giác;
  • Hiếm gặp: Viêm dây thần kinh ngoại biên, động kinh, dị cảm, run, động kinh, nhạy cảm với ánh sáng, ban, viêm miệng, ban xuất huyết, giảm tiểu cầu.

Người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Medi – Ethionamid và thông báo cho bác sĩ điều trị trong trường hợp gặp phải tác dụng không mong muốn.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Medi – Ethionamid

4.1. Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng thuốc Medi – Ethionamid trong những trường hợp sau đây:

  • Người bệnh suy gan nặng;
  • Người bệnh mẫn cảm với Ethionamid hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc Medi – Ethionamid.

4.2. Thận trọng khi sử dụng

  • Ethionamid có khả năng gây độc cho gan, vì vậy người bệnh cần được xác định nồng độ ALT, AST trong huyết thanh trước và định kỳ 2 – 4 tuần/lần trong thời gian điều trị bằng thuốc. Trường hợp người bệnh xuất hiện triệu chứng tăng Transaminase huyết cần tạm ngưng điều trị bằng Ethionamid và thuốc chống lao kết hợp đến khi xét nghiệm cho kết quả trở về mức bình thường.
  • Người bệnh đái tháo đường khi điều trị bằng Ethionamid cần được theo dõi cẩn thận bởi việc điều trị đái tháo đường có thể sẽ gặp khó khăn. Định lượng đường huyết cần được tiến hành trước và trong thời gian điều trị.
  • Thận trọng khi điều trị bằng thuốc Medi – Ethionamid ở người bệnh trầm cảm hoặc có các rối loạn tâm thần khác.
  • Người bệnh cần khám mắt trước và định kỳ trong thời gian điều trị bằng Medi – Ethionamid, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ nếu mắt bị mờ hoặc giảm thị lực trong thời gian điều trị bằng thuốc.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp trước và định kỳ trong thời gian điều trị bằng thuốc Medi – Ethionamid do nguy cơ gây suy giáp.
  • Ethionamid không an toàn ở người bệnh bị rối loạn chuyển hóa Porphyrin.
  • Người bệnh lao nhiễm kèm HIV có thể làm giảm hấp thu Ethionamid.
  • Đối với phụ nữ đang mang thai: Ethionamid bài tiết qua đường hàng rào nhau thai, gây quái thai nên không dùng thuốc Medi – Ethionamid ở người bệnh đang mang thai.
  • Hiện chưa có nghiên cứu chứng minh khả năng bài tiết qua sữa mẹ của Ethionamid nên việc điều trị bằng thuốc Medi – Ethionamid ở phụ nữ cho con bú cần dựa trên lợi ích và nguy cơ.

5. Tương tác thuốc

Thuốc Medi – Ethionamid có thể gây ra một số tương tác thuốc sau:

  • Sử dụng đồng thời Ethionamid và Isoniazid có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh trung ương;
  • Nguy cơ gây độc cho gan tăng lên khi sử dụng đồng thời PAS và Ethionamid, vì vậy cần theo dõi nồng độ ALT và AST khi dùng phối hợp hai thuốc;
  • Nguy cơ rối loạn thần kinh tăng lên khi sử dụng Ethionamid cùng với rượu.

Tương tác thuốc xảy ra làm tăng nguy cơ gặp tác dụng và giảm tác dụng điều trị của thuốc Medi – Ethionamid, vì vậy để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị người bệnh cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm đang sử dụng trước khi dùng thuốc Medi – Ethionamid.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • cây lụa
    Cây lụa có tác dụng gì?

    Cây lụa được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam. Cây vô cùng hữu ích đối với đời sống của con người, mỗi bộ phận của cây đều có những giá trị riêng nếu được sử dụng đúng cách. ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Medi-Dapsone
    Công dụng thuốc Medi-Dapsone

    Thuốc Medi-Dapsone thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm và được bào chế ở dạng viên nén. Thuốc Medi-Dapsone có thành phần chính Dapson được sử dụng trong điều trị bệnh phong. Để ...

    Đọc thêm
  • thuốc trị bạch biến
    Các thuốc trị bạch biến dùng thế nào?

    Bạch biến là bệnh lý mất tế bào quy định sắc tố da nên dẫn đến một số vấn đề bất thường về màu sắc của một vùng da. Bệnh có nhiều phương pháp điều trị, một trong số đó ...

    Đọc thêm
  • vi khuẩn mycobacterium leprae
    Bệnh phong: Những điều cần biết

    Bệnh phong là một loại nhiễm trùng do vi khuẩn Mycobacterium leprae gây ra. Trước đây, bệnh phong dễ lây lan và có sức tàn phá khủng khiếp, nhưng giờ đây chúng ta đã có thể kiểm soát và điều ...

    Đọc thêm
  • Meyerifa
    Công dụng thuốc Meyerifa

    Meyerifa thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén, thành phần chính là Rifampicin. Meyerifa được chỉ định trong điều trị các thể lao, phòng ...

    Đọc thêm