Công dụng thuốc Leflunomide

Thuốc Leflunomide thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và bệnh bệnh xương khớp. Thuốc được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển để làm giảm đi các triệu chứng thực thể và cơ năng, làm chậm quá trình gây tổn thương các cấu trúc. Thuốc Leflunomide chỉ dùng dưới sự chỉ định của bác sĩ.

1. Công dụng thuốc Leflunomide

1.1 Công dụng - chỉ định

Cơ chế họa động: Hoạt chất Leflunomide nằm trong nhóm thuốc được gọi là thuốc chống suy khớp điều chỉnh bệnh. Do đó, hoạt động bằng cách giảm viêm và làm chậm di sự tiến triển tình trạng bệnh và giúp cải thiện lại hoạt động thể chất của những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.

Công dụng: Thuốc Leflunomide có thể sử dụng đơn liều hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp có các triệu chứng như: tình trạng cơ thể tự tấn công các khớp của mình, gây sưng, đau và mất đi các chức năng hoạt động.

1.2 Chống chỉ định

Thuốc Leflunomide chống chỉ định sử dụng cho những trường hợp sau:

  • Người bị dị ứng, quá mẫn cảm với hoạt chất leflunomide hoặc bất cứ thành phần nào có trong thuốc
  • Người bị suy giảm miễn dịch nặng, bị nhiễm khuẩn nặng
  • Người bị thiểu sản tủy xương

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Leflunomide

Cách dùng: thuốc được điều chế dưới dạng viên nén bao phim nên được sử dụng bằng đường uống. Khi uống nên dùng với một lượng nước lọc vừa đủ, tránh kết hợp với các loại chất lỏng như bia, rượu, đồ uống có ga. Ngoài ra, người bệnh nên nuốt cả viên thuốc, tránh bẻ đôi hoặc nghiền nát. Người bệnh có thể sử dụng thuốc Leflunomide vào lúc đói hoặc no.

Liều dùng:

Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp cho người lớn:

  • Với liều tấn công: sử dụng 100mg/ngày trong vòng 3 ngày
  • Sau dùng liều thông thường: sử dụng 20mg/ngày
  • Có thể không dùng liều tấn công cho những người có nguy cơ bị ngộ độc gan và máu cao.
  • Có thể giảm liều lượng sử dụng xuống còn 10mg/ngày cho những người bệnh không có khả năng dung nạp liều 20mg/ngày. Lưu ý, không nên sử dụng liều cao hơn 20mg/ngày, vì vòng đời của chất chuyển hóa dài nên phải đợi một khoảng thời gian dài sau khi giảm liều thì mới thấy được nồng độ huyết thanh giảm.

Điều trị nhiễm CMV kháng các loại thuốc chống virus thông thường:

  • Liều khuyên dùng: sử dụng 100-200 mg/ngày trong vòng từ 5-7 ngày
  • Sau đó sử dụng liều 40-60 mg/ngày

Điều trị cho những người ghép tạng đặc (thận, gan):

  • Liều tấn công: sử dụng 1,2 - 1,4g, dùng nhiều lần trong vòng 5-7 ngày
  • Sau đó dùng liều duy trì: sử dụng 10 - 120mg/ngày

Trong trường hợp quên liều: người bệnh nên bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều tiếp theo bình thường giống với những gì đã được chỉ định trong đơn thuốc. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều lượng và thời gian để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trong trường hợp quá liều: Khi sử dụng quá liều, người bệnh thường sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: tiêu chảy, đau bụng, cực kỳ mệt mỏi, yếu đuối, da nhợt nhạt, nhịp tim nhanh, khó thở, co giật, nôn, loét môn vị, run đầu chi, chảy nước mắt, giảm cử động.

Cách xử trí: tăng khả năng đào thải bằng cholestyramin hoặc than hoạt. Có thể uống hoặc bơm than hoạt dưới dạng dung dịch treo vào dạ dày trong vòng 24 giờ, nếu cần thiết thì có thể lặp lại.

3. Tác dụng phụ của thuốc Leflunomide

Trong quá trình sử dụng, ngoài công dụng chính mà thuốc Leflunomide mang lại, người dùng còn có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:

Các tác dụng phụ thường gặp:

  • Tiêu chảy, chán ăn, đau bụng nhẹ
  • Giảm cân
  • Chóng mặt, giảm cân
  • Đau lưng
  • Ngứa ran hoặc tê
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi, các triệu chứng của bệnh cảm lạnh
  • Phát ban da, ngứa nhẹ

Các tác dụng phụ nghiêm trọng:

  • Ớn lạnh, sốt, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cúm
  • Lở loét hoặc xuất hiện các đốm trắng trên miệng, môi
  • Đau ngực, ho khan, khó thở, thở khò khè
  • Da nhợt nhạt, dễ bị bầm tím, yếu bất thường, chảy máu
  • Đau bụng, buồn nôn, ngứa, chán ăn, nước tiểu đậm màu, vàng da, phân màu đất sét
  • Sốt, đau đầu, đau họng, da bị rộp, bong tróc, nổi mẩn đỏ da

Các tác dụng phụ cực kỳ nghiêm trọng: phát ban, sưng mặt, môi, lưỡi, họng, khó thở.

4. Tương tác thuốc Leflunomide

Người bệnh khi sử dụng thuốc cần ghi nhớ một số phản ứng tương tác giữa thuốc Leflunomide với các loại thuốc khác như:

Không được tiêm vaccine sống cho người đang sử dụng Leflunomide

Thận trọng khi sử dụng đồng thời với Rifampin

Không sử dụng đồng thời với các loại: vaccine BDG, natalizumab, pimecrolimus, tacrolimus

Khi sử dụng kết hợp, thuốc Leflunomide sẽ làm tăng tác dụng của các loại thuốc như: carvedilol, natalizumab, tolbutamid, vaccine sống, thuốc kháng vitamin K.

Một số thuốc khi dùng chung sẽ làm tăng tác dụng của Leflunomide: các loại thuốc ức chế miễn dịch, denosumab, pimecrolimus, tacrolimus, roflumilast, trastuzumab.

Một số thuốc khi dùng chung sẽ làm giảm tác dụng của Leflunomide: than hoạt, thuốc gắn và acid mật, cholestyramin, echinacea.

5. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Leflunomide

Khi dùng thuốc, người dùng cần phải ghi nhớ một số lưu ý sau:

Cần phải theo dõi huyết áp của người bệnh thường xuyên trước khi bắt đầu điều trị và trong quá trình điều trị.

Không sử dụng thuốc cho những người bị mắc bệnh gan cấp tính, mãn tính hoặc có nồng độ ALT cao gấp 2 lần mức cho phép.

Cần phải theo dõi chặt chẽ chức năng gan của người bệnh trong quá trình sử dụng thuốc: kiểm tra ALT 1 lần/tháng trong vòng 6 tháng đầu trị liệu, sau đó kiểm tra định kỳ từ 6-8 tuần/lần. Nếu chỉ số ALT cao gấp 3 lần mức cho phép thì cần phải ngưng sử dụng thuốc để tìm ra nguyên nhân.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Leflunomide với các loại thuốc khác gây độc lên gan.

Nếu trong quá trình sử dụng thuốc mà người bệnh có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn nặng thì cần phải ngưng dùng thuốc và tiến hành thực hiện các biện pháp tăng thải độc thuốc bằng cholestyramin, than hoạt.

Phải thực hiện đếm tế bào máu, định lượng hemoglobin, đo hematocrit trước khi dùng thuốc Leflunomide.

Nếu người bệnh có những biểu hiện nặng ở da thì cần phải ngưng sử dụng thuốc và tiến hành thực hiện các biện pháp thải độc.

Cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu người bệnh bị ho, khó thở dù có sốt hoặc không.

Thận trọng khi sử dụng thuốc cho những người bị suy thận vì thận là cơ quan trọng trong quá trình thải độc thuốc.

Với người đang mang thai: tuyệt đối không được sử dụng, vì thuốc gây độc cho thai nhi. Chỉ được sử dụng cho những người phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở khi chắc chắn rằng họ không mang thai.

Với người đang cho con bú: chưa có báo cáo rằng thuốc có được bài tiết qua sữa hay không nên không khuyến cáo sử dụng thuốc cho đối tượng này để tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho người đọc hiểu rõ hơn công dụng thuốc Leflunomide trong việc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển để làm giảm đi các triệu chứng thực thể và cơ năng, làm chậm quá trình gây tổn thương các cấu trúc. Lưu ý, thuốc Leflunomide là thuốc được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ nên người bệnh trước khi sử dụng để điều trị cần được thăm khám và kê đơn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan