Công dụng thuốc Komefan 140

Komefan 140 là sự kết hợp của hai loại thuốc artemether và lumefantrine, Komefan 140 nằm trong danh sách thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới và được dùng để điều trị bệnh sốt rét khi người bệnh sử dụng thuốc chloroquine mà không đem lại hiệu quả.

1. Komefan 140 là thuốc gì?

Komefan 140 có thành phần chính là Artemether 20mg và Lumefantrin 120mg, thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Komefan 140 được chỉ định sử dụng trong việc điều trị những trường hợp sốt rét thể thông thường do vi rút Plasmodium falciparum kể cả sốt rét nặng do các chủng P. falciparum ở người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh có cân nặng từ 5kg trở lên.

2. Liều lượng và cách sử dụng thuốc

2.1. Cách dùng

Thuốc sản xuất dưới dạng viên nén, sử dụng theo đường uống, để thuốc phát huy công dụng tốt nhất, người bệnh nên dùng thuốc trong lúc ăn hoặc uống cùng với sữa để tăng khả năng hấp thụ thuốc. Với các trường hợp người bệnh bị nôn sau khi uống thuốc 1 giờ nên sử dụng lặp lại liều lượng thuốc đã dùng. Thuốc có thể nghiền nhỏ cho dễ uống.huốc sản xuất dưới dạng viên nén, sử dụng theo đường uống, để thuốc phát huy công dụng tốt nhất, người bệnh nên dùng thuốc trong lúc ăn hoặc uống cùng với sữa để tăng khả năng hấp thụ thuốc. Với các trường hợp người bệnh bị nôn sau khi uống thuốc 1 giờ nên sử dụng lặp lại liều lượng thuốc đã dùng. Thuốc có thể nghiền nhỏ cho dễ uống.

2.2. Liều lượng thuốc

Liều lượng thuốc được kê sẽ phụ thuộc vào cân nặng và tình trạng bệnh. Liều dùng được khuyến cáo bởi WHO tổng cộng là 6 liều từ lúc bắt đầu chuẩn đoán bệnh và sử dụng lặp lại sau 8, 24, 36, 48 và 60 giờ. Cụ thể như sau:

  • Đối với người lớn và trẻ em nặng trên 34kg sử dụng lumefantrin 480mg/ artemether 80mg.
  • Trẻ em từ 5 - 14kg sử dụng liều lượng lumefantrin 120 mg/ artemether 20mg.
  • Trẻ em từ 15-24kg sử dụng liều lượng lumefantrin 240mg/ artemether 40mg.
  • Trẻ em từ 25 - 34kg sử dụng liều lượng lumefantrin 360mg/ artemether 60mg.
  • Đối với bệnh nhân bị suy thận và suy gan: Không cần thiết phải điều chỉnh liều lượng thuốc, tuy nhiên cần sử dụng cẩn trọng ở các bệnh nhân gặp vấn đề chức năng gan, thận ở mức độ nghiêm trọng.
  • Với người già có thể sử dụng thuốc ở liều lượng như người bình thường.

Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc cho người quá mẫn với lumefantrin hoặc artemether hay bất kỳ các thành phần của thuốc.

3. Phản ứng phụ

  • Gây rối loạn nhịp tim với các triệu chứng như đánh trống ngực, kéo dài khoảng QT (là một trong những bệnh lý về tim khi hệ thống điện tim trở nên bất thường).
  • Gây rối loạn hệ thần kinh với biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt, dị cảm, dáng đi bất thường, mất điều hòa, giảm xúc giác, buồn ngủ, co giật.
  • Rối loạn hô hấp như ho.
  • Gây rối loạn dạ dày ruột với các triệu chứng như đau bụng dưới, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chán ăn.
  • Rối loạn mô và dưới da với biểu hiện như xuất hiện rôm sảy, ngứa, mề đay, phù mạch, đau khớp, mỏi cơ.
  • Phản ứng toàn thân và tại chỗ như suy nhược và mệt mỏi.
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch như phản ứng quá mẫn.
  • Rối loạn gan mật như ảnh hưởng đến chức năng gan, trường hợp này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 12 tuổi, ít gặp ở người lớn và trẻ trên 12 tuổi.
  • Rối loạn tâm thần như mất ngủ, rối loạn giấc ngủ.

4. Thận trọng

  • Trong thai kỳ: Không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai trong thời gian 3 tháng đầu mà nên sử dụng biện pháp kháng sốt rét khác phù hợp hơn. Mặc dù hiện chưa có đủ dữ liệu về việc sử dụng artemether và lumefantrin ở phụ nữ có thai nhưng các nghiên cứu trên động vật cho thấy Komefan, cũng như dẫn xuất khác của artemisinin, ảnh hưởng đến phôi thai và gây dị tật bẩm sinh khi sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Cho con bú: Thành phần artemether, dihydroartememisinin và lumefangin được bài tiết qua sữa mẹ rất ít. Do đó, phụ nữ cho con bú có thể sử dụng thuốc Komefan trong điều trị sốt rét.
  • Không sử dụng cho người bệnh có khoảng AQ kéo dài vì thuốc Komefan có thể làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim. Do đó cần tránh sử dụng thuốc cho bệnh nhân có tiền sử có khoảng QT kéo dài bẩm sinh, tiền sử loạn nhịp tim hệ thống, chậm nhịp tim hoặc suy tim sung huyết.
  • Không sử dụng cho người bệnh bị rối loạn cân bằng điện giải như bị hạ kali huyết, hạ magie huyết.
  • Người đang sử dụng thuốc trị loạn nhịp tim nhóm IA, III và một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần và một số loại thuốc kháng sinh như macrolid và fluoroquinolon.
  • Không dùng thuốc cho bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan và thận.
  • Thuốc không nên sử dụng cho người bệnh bị sốt rét nặng: Komefan chưa được đánh giá hiệu quả cho các trường hợp người bệnh bị sốt rét nặng như sốt rét thể não hoặc các biểu hiện khác như phù phổi, suy thận, người bệnh có lượng ký sinh trùng sốt rét cao trong cơ thể.
  • Không sử dụng thuốc trong dự phòng sốt rét.
  • Không dùng Komefan để kết hợp với các thuốc chống sốt rét khác: Komefan không nên sử dụng kết hợp với bất kỳ thuốc chống sốt rét khác do chưa có dữ liệu chứng minh thuốc an toàn và hiệu quả của thuốc còn hạn chế, trừ trường hợp không có những lựa chọn điều trị khác.
  • Trường hợp bệnh nhân sử dụng Komefan mà tình trạng bệnh không thuyên giảm và có chiều hướng xấu đi thì nên có biện pháp điều trị thay thế ngay. Trong những trường hợp này, cần theo đối ICG và tiến hành can thiệp khi có rối loạn điện giải.
  • Nếu Komefan được sử dụng sau khi sử dụng meffoquin, nên theo đối chặt chẽ cơ thể người bệnh bởi nó có thể gây phản ứng phụ.
  • Với các bệnh nhân đã điều trị trước đó với thuốc halofantrin thì thời gian sử dụng Komelan nên sử dụng sau ít nhất 1 tháng tính từ liều cuối của halofantrin.
  • Ảnh hưởng đến biện pháp tránh thai bằng hormon: Komefan giảm tác dụng của những biện pháp tránh thai bằng hormon. Do đó người bệnh nên sử dụng thêm biện pháp tránh thai khác.

5. Tương tác thuốc

  • Tương tác với thuốc chồng sốt rét khác: Komefan không nên sử dụng đồng thời với các loại thuốc chống sốt rét khác. Thêm vào đó các thuốc chống sốt rét khác có khuynh hướng kéo dài khoảng QT. Vậy nên cẩn trọng khi sử dụng Komelan ở những bệnh nhân vẫn còn có nồng độ thuốc điều trị sốt rét khác tồn tại trong máu.
  • Halolantrin: Ở những bệnh nhân đã điều trị trước đó với halolantrin, Komefan nên sử dụng cách ít nhất 1 tháng tính từ liều cuối cùng sử dụng halofantrin do thời gian bán thải của halofamtrin dài và khả năng tác dụng trên khoảng QT.
  • Tương tác với enzyme CYP450: Các nghiên cứu trên người chỉ ra rằng thành phần artemisinin có khả năng cảm ứng với các loại enzyme như CYP3A4 và CYP2C19 và tiết chế enzyme CYP2D6, CYPTA2. Tuy mức độ thay đổi nồng độ của các enzyme này thấp nhưng nó vẫn có thể làm ảnh hưởng đến công dụng điều trị hoặc mức độ an toàn của thuốc do Komefan 140 được chuyển hóa chủ yếu bởi những các enzym này.
  • Chất ức chế protease IIV: Khi sử dụng đồng thời với thuốc lopinavir, AUC của lumefantrin tăng 193% va Cmax tăng 82%. Vậy nên cẩn trọng khi dùng đồng thời Komefan và chất ức chế protease HIV.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

88 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan