Công dụng thuốc Kimacef

Kimacef – thuộc nhóm thuốc chống viêm, trị ký sinh trùng....Thuốc được bán theo đơn tại các quầy thuốc tân dược trên toàn quốc. Tìm hiểu rõ hơn về loại thuốc Kimacef có công dụng gì, dùng ra sao,... trong bài viết này.

1. Thuốc Kimacef là gì?

Thuốc Kimacef là thuốc kê đơn, bào chế dạng bột pha tiêm, được sản xuất bởi hãng dược phẩm JSC "Kievmedpreparat" – UCraina. Kimacef được nhập khẩu bởi Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Song Sơn, số đăng ký VN-20684-17.

Thành phần chính của Kimacef là hoạt chất Cefuroxime natri tương đương với cefuiroxime và không có tá dược. Quy cách đóng gói, 1 lọ / hộp màu trắng viền dưới màu nâu đậm, thành phần được in màu xanh da trời, tên thuốc in màu đen. Lọ thuốc có nắp cao su được bọc nhôm bên phần cổ. Bột thuốc màu trắng hoặc hơn vàng.

2. Thuốc Kimacef có tác dụng gì?

Cefuroxime – thành phần có trong thuốc Kimacef là một loại kháng sinh diệt khuẩn nhóm Cephalosporin thế hệ 2, đề kháng với hầu hết các beta-lactam, và có hoạt tính kháng lại các vi khuẩn Gram (+) và Gram (-).

Kimacef có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp vách tế bào của vi khuẩn sau khi gắn kết với protein gắn penicillin. Điều này làm gián đoạn quá trình tổng hợp vách tế bào, dẫn đến tế bào của vi khuẩn bị ly giải, tiêu diệt.

Thuốc Kimacef có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn như:

  • Staphylococcus aureus, kể cả các chủng vi khuẩn kháng penicillin (nhưng không bao gồm các chủng kháng methicillin hiếm gặp), Staph. epidermidis, Haemophilus influenzae, Klebsiella spp.,...;
  • Salmonella typhi, S. typhimurium và Salmonella spp. khác, Shigella spp., Neiseria spp. (bao gồm các chủng N. gonorrhoea tiết beta-lactamase), và Bordetella pertussis;
  • Cefuroxime c6 hoạt tính vừa phải đối với Pr. vulgaris, Morganella morganii (trudc day 1a Proteus morganii) và Bacteroides fragilis;
  • Các chủng vi khuẩn sau đây kém nhạy cảm hơn: Clostridium difficile, Pseudomonas spp., Campylobacter spp., Acinetobacter calcoaceticus, Legionella spp. Và các chủng Staph. Aureus và Staph. epidermidis kháng methicillin;
  • Một số chủng vi khuẩn phổ biến như: Strep. faecalis, Morganella morganii, Proteus vulgaris, Enterobacter spp., Citrobacter spp., Serratia spp. và Bacteroides Fragilis cũng không nhạy cảm với Cefuroxime.

Nhìn chung, thuốc Kimacef có tác dụng diệt khuẩn khi chưa xác định chủng hoặc do các vi khuẩn nhạy cảm. Với các dạng bệnh cụ thể sẽ nói rõ ở phần chỉ định.

3. Chỉ định dùng Kimacef

Thuốc Kimacef được chỉ định cho các trường hợp nhiễm khuẩn và dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật. Theo đó, thuốc Kimacef được chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Viêm đường hô hấp cấp như viêm phế quản, giãn phế quản, viêm phổi, áp xe phổi, nhiễm trùng phổi sau các phẫu thuật...;
  • Nhiễm khuẩn tai – mũi – họng: viêm họng, viêm xoang, viêm amidan,...;
  • Viêm đường tiết niệu: viêm bể thận cấp tính, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu không triệu chứng;
  • Viêm ở các mô mềm: viêm màng bụng, nhiễm khuẩn vết thương...;
  • Nhiễm khuẩn xương khớp như viêm tuỷ, viêm khớp,..;
  • Viêm sản khoa, phụ khoa như viêm vùng chậu;
  • Bệnh lậu;
  • Các dạng nhiễm khuẩn khác: nhiễm trùng máu, viêm màng não...;

Ngoài ra, Kimacef còn được chỉ định dự phòng nhiễm khuẩn trong các phẫu thuật:

  • Phẫu thuật bụng;
  • Phẫu thuật vùng chậu;
  • Phẫu thuật máu máu;
  • ...

Nhìn chung, thuốc Kimacef được chỉ định cho các dạng nhiễm khuẩn theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.

4. Liều dùng – cách dùng Kimacef

Liều dùng và cách dùng thuốc Kimacef căn cứ vào một số yếu tố như: trọng lượng cơ thể và vị trí nhiễm khuẩn, mức độ nhạy cảm của vi khuẩn... Trước khi tiêm cần thử phản ứng trên da để xác định quá mẫn với thuốc. Theo đó, thường thì Kimacef được dùng bằng cách tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

  • Tiêm bắp: Thêm vào lọ thuốc 6ml nước cất pha tiêm, lắc nhẹ để tạo thành hỗn hợp dịch tiêm màu trắng đục.
  • Tiêm tĩnh mạch: pha thuốc với 15ml nước cất pha tiêm, nếu tiêm tĩnh mạch ngắn thì pha nước với 50ml nước cất pha tiêm. Dung dịch tiêm đã pha sẽ được tiêm tĩnh mạch hoặc qua ống dịch truyền nếu trường hợp đang truyền dịch.

Liều dùng Kimacef được chỉ định cho những bệnh lý và đối tượng cụ thể như:

  • Bệnh lậu: dùng liều duy nhất hoặc dùng 2 liều tiêm vào 2 vị trí khác nhau;
  • Viêm màng não: dùng liều đơn độc Kimacef. Liều dùng khuyến cáo là 1,5mg / mỗi 6h, không vượt quá 3g mỗi 8h.
  • Trẻ em: dùng liều 150 -250mg/kg/ ngày dùng 3 – 4 lần. Có thể điều chỉnh liều 100mg/kg/ngày sau 3 ngày điều trị hoặc các biểu hiện lâm sàng cải thiện;
  • Trẻ sơ sinh: dùng liều đầu tiên 100mg/kg/ ngày, sau đó có thể điều chỉnh giảm liều còn 50mg/kg/ ngày.
  • Người lớn: Dùng 3g/ mỗi 8h tiêm tĩnh mạch 3g mỗi 8 giờ.
  • Dự phòng: dùng liều 1,5g tiêm tĩnh mạch trong cảm ứng gây mê khi phẫu thuật bụng, vùng chậu, chỉnh hình có thể dùng liều bổ sung 2 liều 750mg tiêm bắp sau 8 – 16h. Với phẫu thuật tim, phổi, thực quản... dùng liều 1,5g cùng với cảm ứng gây mê. Tiếp tục dùng liều 750mg tiêm bắp 3 lần/ ngày trong 1 -2 ngày.

Đối với các trường hợp điều trị liên tục thì liều dùng Kimacef như sau:

  • Viêm phổi: liều 1,5 g/ 2 lần trong 48 -72h tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Dùng liều 500mg chia 2 lần/ ngày theo đường uống trong 7 ngày;
  • Viêm phế quản cấp và mạn tính: liều dùng 750 mg chia 2 lần/ngày trong 48 – 72h. Sau đó dùng liều 500mg chia 2 lần/ ngày đường uống trong 5 – 7 ngày.
  • Suy thận: thuốc đào thải qua thận nên ở nhóm đối tượng này cần giảm liều. Người lớn suy thận, liều dùng là 750mg chia 2 lần/ ngày;
  • ...

Cách dùng và liều dùng thuốc Kimacef có thể thay đổi theo chỉ định của bác sĩ.

5. Chống chỉ định thuốc Kimacef

Kimacef không dùng cho các đối tượng dị ứng, mẫn cảm với Cefuroxime, Ephalosporin, beta-lactam.

6. Cảnh báo và thận trọng khi dùng Kimacef

Thận trọng khi dùng Kimacef cho các đối tượng dị ứng với Penicillin hay các beta-lactam. Ngoài ra, còn một số cảnh báo, thận trọng như sau:

  • Dùng đồng thời liều cao với các loại kháng sinh nhóm Cephalosporin với thuốc lợi tiểu mạnh hoặc các kháng sinh nhóm Aminoglycosid;
  • Theo dõi chức năng thận khi dùng ở đối tượng suy thận và người cao tuổi;
  • Điều trị nhiễm khuẩn dịch não tuỷ không kịp thời ở bệnh nhân viêm màng não có thể dẫn đến các tác dụng phụ như điếc hoặc di chứng thần kinh,..;
  • Nếu dùng thuốc mà 72h không cải thiện các triệu chứng lâm sàng thì nên xem xét lại liệu pháp điều trị;
  • Cần tham khảo thông tin kê đơn liên quan đến cefroxime trước khi bắt đầu điều trị lâu dài.
  • Ở phụ nữ có thai, cho con bú chỉ dùng khi có chỉ định;
  • ...

Thận trọng và cảnh báo khi dùng thuốc Kimacef được nhà sản xuất đưa ra, do đó, cần hết sức lưu ý.

7. Tương tác dùng Kimacef

Thuốc Kimacef phù hợp với hầu hết các dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, điện giải. Tuy nhiên, khi dùng cũng cần lưu ý một số tương tác như:

  • Độ pH của dung dịch tiêm Natri bicarbonat 2,74% kl/tt tác động đáng kể đến màu sắc của dung dịch, nên không pha loãng trong dung dịch này. Nếu cần thiết với trường hợp bệnh nhân đang dùng dung dịch này thì có thể đưa vào ống của bộ truyền;
  • Không trộn lẫn thuốc Kimacef vào ống tiêm có chứa các kháng sinh nhóm Aminoglyeoside;
  • Dùng chung với thuốc tránh thai có thể làm giảm tác dụng;
  • Dùng chung với thuốc chống đông máu có thể làm tăng INR.
  • Kết hợp với thuốc lợi tiểu có thể gây độc cho thận;
  • Dùng đồng thời với các thuốc kháng tiểu cầu có thể tăng nguy cơ xuất huyết;
  • ...

Tương tác khi dùng Kimacef khá phức tạp, do đó, cần thận trọng khi dùng với các thuốc khác.

8. Tác dụng phụ khi dùng Kimacef

Dùng Kimacef thường ít khi gây ra tác dụng phụ, các tác dụng thường nhẹ và thoáng qua. Một số tác dụng phụ được cảnh báo khi dùng thuốc Kimacef bao gồm:

  • Phản ứng đau, viêm tĩnh mạch huyết khối tại vị trí tiêm;
  • Rối loạn máu, hệ bạch huyết: Giảm bạch cầu trung tính, nồng độ Hemoglobin; Xét nghiệm Coomb dương tính; Thiếu máu tan huyết;
  • Các phản ứng quá mẫn, rối loạn hệ thống miễn dịch: nổi ban, mề đay, ngứa, sốt, viêm mạch máu dưới da, sốc phản vệ,
  • Rối loạn da và mô dưới da: nổi ban, mề đay, ngứa...
  • Rối loạn thận và tiết niệu;
  • ...

Cần thông báo kịp thời cho bác sĩ mọi biểu hiện sau khi tiêm thuốc để xử trí phù hợp.

9. Bảo quản Kimacef

Bảo quản Kimacef trong hộp thuốc mới ở nhiệt độ phòng. Dung dịch thuốc sau khi pha được bảo quản ở nhiệt độ dưới 4 độ C không quá 48h và 25 độ C không quá 5h.

Thuốc Kimacef có tác dụng gì? Đây là thuốc kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, thường dùng trong nhiều loại nhiễm khuẩn khác nhau theo chỉ định. Khi dùng cần có chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

25 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan