Công dụng thuốc Japet

Thuốc Japet có thành phần chính là Ezetimibe 10mg và Atorvastatin - dưới dạng Atorvastatin calcium trihydrat - 20mg. Thuốc sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến máu như bệnh động mạch vành, bệnh tăng Cholesterol máu.

1. Japet là thuốc gì?

Thuốc Japet chứa hoạt chất Ezetimibe và Atorvastatin có tác dụng hạ nồng độ Cholesterol trong huyết tương. Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc đối với các trường hợp như sau:

  • Người bị bệnh động mạch vành: Với những người bệnh vừa bị động mạch vành vừa bị tăng cholesterol máu khi sử dụng Japet. Thuốc có công dụng làm giảm nguy cơ tử vong do động mạch vành và giảm nhồi máu cơ tim, giảm nguy cơ cần thiết phải tái tạo mạch máu cơ tim, làm chậm quá trình xơ vữa động mạch vành và giảm các tổn thương mà các bệnh này gây ra cho cơ thể.
  • Với người bệnh bị tăng cholesterol máu: Sử dụng Japet có công dụng làm giảm nồng độ cholesterol có trọng lượng phân tử thấp và làm tăng cholesterol có trọng lượng phân tử cao.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Japet

2.1. Cách dùng

Thuốc Japet sản xuất dưới dạng viên nén bao phin được sử dụng qua đường uống, khi sử dụng bệnh nhân cần thiết lập chế độ ăn giảm hàm lượng cholesterol trong suốt thời gian dùng thuốc.

Liều lượng sử dụng thuốc đối với mỗi bệnh nhau là khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng thuốc dựa vào nồng độ lipid huyết tương.

Với những liều đầu tiên người bệnh nên dùng liều lượng thuốc thấp nhất, sau đó có thể điều chỉnh lại theo nhu cầu, tình trạng bệnh và sự đáp ứng của cơ thể. Trong quá trình điều trị cần theo dõi các phản ứng của thuốc đặc biệt là các phản ứng có hại đối với hệ cơ.

2.2. Liều lượng

  • Liều thông thường là 1- 4 viên/ngày gồm 20mg Atorvastatin và 100mg Ezetimibe. Liều đầu tiên người bệnh nên dùng với liều thấp nhất là 1 viên/ngày. Sau 2 tuần có thể tăng liều lượng lên phụ thuộc vào nồng độ Lipid huyết tương.
  • Đối với người bệnh suy gan nhẹ không cần điều chỉnh lại liều lượng
  • Đối với bệnh nhân bị suy thận: Không cần điều chỉnh lại liều lượng nếu như tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ và vừa phải. Đối với bệnh suy thận nặng có thể dùng thuốc này nếu cơ thể người bệnh có thể dung nạp hoạt chất atorvastatin ở liều 5mg hoặc cao hơn.
  • Đối với bệnh nhân đang dùng cyclosporin: Chỉ sử dụng thuốc khi cơ thể có thể dung nạp được atorvastatin với liều lượng 5mg trở lên, nhưng liều lượng sử dụng chỉ nên dùng 1/2 viên/ngày.
  • Đối với bệnh nhân đang dùng amiodaron hoặc verapamil thì không sử dụng quá 1 viên/ngày.

3. Tương tác thuốc Japet

Khi sử dụng chung Japet với một số thuốc khác có thể gây ra các dụng phụ không mong muốn, cụ thể:

  • Dùng chung với Amiodaron: Có thể làm tăng nguy cơ gây ra triệu chứng tiêu cơ vân. Vậy nên trong trường hợp cần thiết dùng Japet với thuốc Amiodaron, người bệnh không nên sử dụng quá 20 mg atorvastatin/ ngày.
  • Dùng chung với các thuốc ức chế enzym CYP3A4: Khi sử dụng chung Japet với các thuốc này có thể gây ra phản ứng làm tăng nồng độ atorvastatin trong huyết tương, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ và bệnh tiêu cơ.
  • Dẫn xuất Coumarin: Thuốc Japet sử dụng cùng với nhóm thuốc Coumarin sẽ làm tăng tác dụng của thuốc chống đông, với những bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông coumarin nên xác định thời gian prothrombin (Prothrombin là xét nghiệm giúp phát hiện ra những bất thường đông máu ở giai đoạn huyết tương) trước và trong khi sử dụng thuốc.
  • Người bệnh cần phải cẩn trọng khi dùng phối hợp Japet với các thuốc ức chế miễn dịch và với niacin.
  • Dùng chung với các thuốc kháng acid: Sử dụng thuốc với các thuốc kháng acid có chứa nhôm hydroxyd, chứa magnesi sẽ làm cho nồng độ huyết tương của atorvastatin bị giảm khoảng 35%.
  • Khi dùng chung Japet với Colestipol: Nồng độ của atorvastatin trong huyết tương sẽ bị giảm khoảng 25%.
  • Khi kết hợp Japet với Digoxin: Nếu chỉ sử dụng liều lượng 10mg atorvastatin thì nồng độ digoxin trong huyết tương ở trạng thái ổn định không bị ảnh hưởng, tuy nhiên nếu như sử dụng với liều lượng với 80 mg atorvastatin/ngày sẽ làm tăng nồng độ digoxin lên khoảng 20%.
  • Dùng chung Japet với các chất ức chế Protease: Làm tăng nồng độ huyết tương của atorvastatin.

4. Tác dụng phụ thuốc Japet

Thuốc japet được đánh giá là khá an toàn, tuy nhiên vẫn gây ra một số tác dụng phụ.

Một số tác dụng phụ thường gặp như:

  • Tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, táo bón, đầy hơi, tiêu chảy, tỷ lệ gặp phản ứng phụ này là 5%.
  • Ảnh hưởng đến thần kinh trung ương: Chóng mặt, mất ngủ, suy nhược cơ thể, đau đầu.
  • Ảnh hưởng đến thần kinh cơ và xương: Đau khớp và đau cơ.
  • Ảnh hưởng đến Gan: Theo các kết quả nghiên cứu thì chức năng gan sẽ tăng hơn 3 lần so với bình thường tuy nhiên nó sẽ không gây triệu chứng gì nghiêm trọng và sẽ trở lại bình thường khi ngừng sử dụng thuốc.

Phản ứng ít gặp:

  • Hô hấp: viêm xoang, viêm họng, viêm mũi, ho
  • Thần kinh, cơ và xương: Tiêu vân cơ, viêm cơ, gây bệnh suy thận cấp thứ phát
  • Da: Phát ban

5. Thận trọng dùng thuốc Japet

Vì thuốc Japet thuộc nhóm statin nên có khả năng gây ra các phản ứng có hại với hệ cơ như gây teo cơ, viêm cơ đặc biệt là các bệnh nhân lớn tuổi. Vậy nên cần phải theo dõi thường xuyên về tình trạng sức khỏe cũng như các phản ứng có thể xảy ra trong suốt quá trình sử dụng thuốc. Cần kiểm tra nồng độ creatinin kinasa ở các bệnh nhân:

  • Người bệnh hoặc người thân của người bệnh có tiền sử bệnh cơ
  • Người nghiện rượu
  • Người bệnh suy thận
  • Người bệnh có tiền sử bị độc tính trên cơ khi dùng thuốc statin hoặc fibrat

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Japet nhưng không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ. Vì thế người dùng nên thực hiện đúng theo tư vấn và chỉ định đã được kê trong đơn thuốc để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

23.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan