Công dụng thuốc Halobetasol

Halobetasol là thuốc thuộc nhóm kháng viêm không steroid. Thuốc này có tác dụng điều trị nhiều tình trạng da khác nhau, giúp làm giảm sưng, ngứa và đỏ da.

1. Thuốc Halobetasol là thuốc gì?

Halobetasol là một loại corticosteroid rất mạnh. Thuốc được bào chế dưới nhiều hình thức khác nhau như: dạng kem, dạng thuốc mỡ hay dạng kem thoa tại chỗ.

Thuốc Halobetasol có thành phần hoạt chất là Halobetasol Propionate. Thuốc có sẵn trong dạng ointment.

Thuốc Halobetasol được sử dụng để điều trị, kiểm soát, phòng chống và cải thiện những bệnh, hội chứng và triệu chứng sau:

Bên cạnh những mặt tích cực, thuốc Halobetasol khi sử dụng cũng gây ra một số tác dụng không mong muốn:

  • Người bệnh có thể gặp tình trạng như nóng, ngứa, khô hoặc đỏ da khi dùng thuốc lần đầu. Các triệu chứng này sẽ mất dần sau vài ngày hoặc nếu tình trạng diễn biến nặng, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ.
  • Người bệnh có thể bị các vết rạn da, viêm nang lông, đổi màu da, mụn trứng cá.
  • Tình trạng nhiễm trùng da có thể chuyển biến nặng hơn.
  • Hiếm khi thuốc này có thể hấp thụ qua da vào máu. Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ khi gặp các tác dụng phụ như sụt cân, đau đầu, sưng mắt cá chân/ bàn chân, vấn đề về thị lực,...
  • Các phản ứng nghiêm trọng có thể gồm có: phát ban, ngứa/ sưng ở mặt, lưỡi, cổ họng, chóng mặt nặng, khó thở,...

2. Liều dùng và cách sử dụng Halobetasol sao cho đúng?

2.1. Liều dùng

  • Đối với người lớn: Người bệnh thoa một lớp thuốc mỏng lên vùng da bị tổn thương từ 1 - 2 lần/ngày.
  • Đối với trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Bạn cho trẻ thoa một lớp mỏng lên vùng bị ảnh hưởng từ 1 - 2 lần/ngày tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

2.2. Cách dùng thuốc

  • Loại thuốc này chỉ dùng trên da và không dùng cho các vùng da nhạy cảm.
  • Trước khi thoa thuốc, người bệnh cần làm sạch và lau khô vùng tổn thương. Sau đó, thoa một lớp mỏng lên vùng da đó từ 1 - 2 lần/ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu thoa thuốc ở vị trí gần mắt, người bệnh cần tránh để thuốc dính vào mắt vì có thể ảnh hưởng đến mắt. Người bệnh cũng nên tránh dùng thuốc này ở mũi hoặc miệng.
  • Người bệnh chỉ nên dùng thuốc theo tình trạng bệnh, không nên sử dụng thuốc quá 2 tuần liên tiếp trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu tình trạng bệnh không cải thiện sau 2 tuần, người bệnh cần thông báo với bác sĩ để tìm nguyên nhân và sử dụng các biện pháp phù hợp với tình trạng bệnh.
  • Nếu quên một liều thuốc, người bệnh cần sử dụng thuốc ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp thì bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp như đơn đã kê.
  • Trường hợp người bệnh dùng quá liều, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí đúng cách.

3. Người bệnh cần lưu ý những gì khi dùng thuốc Halobetasol?

  • Người bệnh dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc các thuốc corticosteroid khác thì không nên dùng thuốc.
  • Người bệnh không nên dùng thuốc nếu có nhiễm trùng hoặc đau trong khu vực được điều trị.
  • Người bệnh cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ nếu người bệnh đang mang thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
  • Trường hợp đang cho con bú, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn.
  • Thuốc Halobetasol có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà người bệnh đang sử dụng hoặc làm gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, người bệnh cần thông báo với bác sĩ điều trị những thuốc đang sử dụng.
  • Người bệnh không nên tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng của thuốc.

Thuốc Halobetasol hiện nay được nhiều người bệnh tin dùng để điều trị các bệnh ngoài da. Thuốc cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và tránh ẩm. Trong quá trình sử dụng, người bệnh cần lưu ý các tác dụng phụ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

708 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan