Công dụng thuốc Goldcefo

Thường được bác sĩ, dược sĩ kê đơn trong điều trị bệnh lý đường hô hấp, vậy thuốc Goldcefo có tác dụng gì và đối tượng nào nên dùng thuốc? Việc nắm rõ thông tin về thuốc Goldcefo giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra được nhanh chóng và hiệu quả hơn.

1. Công dụng thuốc Goldcefo

Cefotaxim 1g và tá dược vừa đủ 1 lọ bột pha tiêm là thành phần chính của thuốc Goldcefo. Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm nên quá trình sử dụng sẽ phức tạp hơn với với thuốc uống dạng viên nang.

Thuốc được dùng để điều trị cho các bệnh như:

  • Các bệnh nhiễm khuẩn nặng và nguy kịch do vi khuẩn nhạy cảm với cefotaxim, bao gồm áp xe não, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim, viêm màng não (trừ viêm màng não do Listeria monocytogenes), viêm phổi, bệnh lậu, bệnh thương hàn
  • Điều trị tập trung, nhiễm khuẩn nặng trong ổ bụng (phối hợp với metronidazol) và
  • Dự phòng nhiễm khuẩn sau mổ tuyến tiền liệt kể cả mổ nội soi, mổ lấy thai.
  • Chữa trị chứng nhiễm khuẩn hô hấp trên, dưới
  • Nhiễm khuẩn da, mô mềm
  • Nhiễm khuẩn sinh dục, phụ khoa, tiết niệu

Thuốc Goldcefo được dành cho cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi đã được thăm khám sức khỏe và có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

2. Liều lượng sử dụng thuốc Goldcefo

Liều lượng sử dụng thuốc Goldcefo ở mỗi người vốn không giống nhau. Chính vì thế nên người bệnh không được nghe người có cùng bệnh lý tư vấn về cách dùng thuốc mà điều này cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Nguyên nhân bởi sẽ phụ thuộc vào sức khỏe, bệnh lý, độ tuổi mà chúng ta có cách sử dụng khác nhau.

Người lớn:

  • Tối đa 12g/ngày
  • Nhiễm khuẩn không biến chứng: 1g/12 giờ tiêm IM hay IV
  • Nhiễm khuẩn nặng, viêm màng não: 2g/6-8 giờ, tiêm IM hay IV
  • Lậu không biến chứng: liều duy nhất 1g, tiêm IM
  • Dự phòng nhiễm khuẩn phẫu thuật 1g, tiêm 30 phút trước khi mổ

Trẻ em:

  • Trẻ 2 tháng hoặc ˂ 12 tuổi: 50-150mg/kg/ngày, chia làm 3-4 lần, tiêm IM hay IV
  • Sơ sinh > 7 ngày: 75-150mg/kg/ngày, chia làm 3 lần, tiêm IV
  • Trẻ sinh non và sơ sinh ˂ 7 ngày: 50mg/kg/ngày, chia làm 2 lần, tiêm IV
  • Suy thận CICr ˂ 10ml: giảm nửa liều
  • Dùng thuốc trước hoặc sau khi ăn

3. Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc Goldcefo

Trong quá trình sử dụng thuốc Goldcefo người bệnh có thể gặp phải một vài tác dụng phụ. Tuy nhiên tỷ lệ xảy ra tình trạng này khá hiếm gặp. Một vài tác dụng phụ có thể kể đến như:

  • Quá mẫn, sốt, tăng bạch cầu ái toan.
  • Buồn nôn, nôn, đau bụng hay tiêu chảy, viêm đại tràng giả mạc.
  • Thay đổi huyết học.
  • Nhức đầu, hoa mắt, ảo giác.
  • Loạn nhịp tim.

Những tác dụng phụ trên sẽ hết khi kết thúc quá trình điều trị. Tuy nhiên cần tiếp tục theo dõi nếu tình trạng trên không thuyên giảm bạn cần liên hệ với bác sĩ để sớm có chỉ định.

Để hạn chế tối đa tình trạng tác dụng phụ, người bệnh nên tuân thủ theo quy tắc dùng thuốc. Không tự ý tăng hoặc giảm liều. Trong quá trình điều trị nên duy trì một lối sống, chế độ ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe.

4. Cần làm gì khi lỡ quên hoặc uống quá liều?

Dùng thuốc quên hay quá liều là tình trạng không hiếm gặp ở người bệnh. Nếu xảy ra cần lưu ý như sau:

  • Uống quá liều

Trong trường hợp quá liều, nhất là với người suy thận, hội chứng não thoáng qua có thể xuất hiện. Nếu có triệu chứng quá liều, cần phải ngừng ngay cefotaxim và đưa người bệnh đến bệnh viện để điều trị.

Điều trị quá liều cefotaxim chủ yếu là điều trị triệu chứng. Có thể thẩm tách màng bụng hay lọc máu để làm giảm nồng độ cefotaxim trong máu.

  • Quên liều

Trong trường hợp nếu quên dùng thuốc cần dùng liều tiếp theo đúng theo đơn của bác sĩ. Bạn không được dùng liều gấp đôi cho lần quên.

Để hạn chế tối đa việc quên liều có thể dùng đồng hồ báo thức nhắc nhở việc uống thuốc cho đúng giờ và đủ liều.

Việc tuân thủ đúng theo quy tắc dùng thuốc Goldcefo sẽ giúp quá trình điều trị bệnh mang đến kết quả tốt hơn. Ngoài ra việc này cũng giảm thiểu những rủi ro đến sức khỏe người bệnh.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Goldcefo nhưng không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ. Do đó, người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để việc dùng thuốc đạt được kết quả tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan