Công dụng thuốc Glitacin

Thuốc Glitacin thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm và được bào chế ở dạng viên nén. Thành phần chính của thuốc Glitacin là Levofloxacin được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng nhẹ, trung bình và nặng. Tuy nhiên, thuốc Glitacin có thể gây ra một số phản ứng phụ như buồn nôn và nôn, tiêu chảy, thay đổi vị giác,...

1. Cơ chế tác dụng của thuốc Glitacin

Thành phần chính của thuốc Glitacin là Levofloxacin là một loại flourquinolone kháng khuẩn tổng hợp được sử dụng như một tác nhận giúp ức chế sự tổng hợp ADN vi khuẩn bằng cách tác động trên sự phức hợp của gyrase và topoisomerase V của ADN. Hợp chất Levofloxacin có tính diệt khuẩn khác cao trong invitro và phổ tác dụng của hợp chất này bao gồm cả vi khuẩn gram dương, gram âm với các loại như tụ cầu khuẩn, liên cầu, khuẩn, phế cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột, haemophilus influenzae, vi khuẩn gram âm không lên men và có thể bao gồm cả các loại vi khuẩn không điển hình.

Khi sử dụng thuốc Glitacin thường không xuất hiện tình trạng kháng chéo giữa Levofloxacin và các loại thuốc kháng sinh khác. Nhiễm khuẩn bệnh bệnh bởi nguyên nhân Pseudomonas aeruginosa cần thực hiện liệu pháp phối hợp để đạt được hiệu quả.

Thuốc Glitacin được hấp thu vào cơ thể sau khi uống khá nhanh và có tác dụng sinh khả dụng tuyệt đối với tỉ lệ 100%. Các loại thức ăn có ít ảnh hưởng đối với sự hấp thu của thuốc Aleucin cũng như hợp chất Levofloxacin.

Khi đi vào cơ thể thuốc Glitacin được phân bố khoảng 30 đến 40% hợp chất Levofloxacin gắn vào protein huyết thanh. Với trạng thái nồng độ ổn định đạt được trong vòng 3 ngày khi thực hiện sử dụng thuốc. Hơn nữa, thuốc Glitacin còn có khả năng thâm nhập tốt vào các mô xương, dịch nốt phỏng, mô phổi. Nhưng nó lại kém khi thực hiện điều này với dịch não tuỷ.

Thành phần Levofloxacin khi vào cơ thể được chuyển hóa rất thấp, và chất chuyển hoá chỉ chiếm khoảng dưới 5% lượng được bài tiết qua nước tiểu.

Quá trình thải trừ thuốc Glitacin có thể được thực hiện loại bỏ ra khỏi huyết tương nhưng thời gian tương đối châm. Bài tiết chủ yếu được thực hiện qua thận. Nhưng khi thận bị suy giảm chức năng thì sự thải trừ và thành thải hợp chất này ở thận sẽ bị giảm đi cùng với thời gian bán thải tăng lên.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Glitacin

Công dụng thuốc Glitacin được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn nhẹ, vừa và nặng ở người lớn trên 18 tuổi. Với các bệnh liên quan đến nhiễm trùng như viêm xoang cấp, đợt cấp viêm phế quản mãn, viêm phổi, viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, nhiễm trùng da cũng như cấu trúc da, nhiễm trùng đường tiết niệu không có biến chứng, bể thận cấp tính.

Tuy nhiên thuốc Glitacin cũng chống chỉ định với những trường hợp quá mẫn cảm với thành phần của thuốc. Bên cạnh đó, cũng chống chỉ định với những trường hợp bệnh nhân bị động kinh, bệnh nhân có tiền sử đau gân cơ và có liên quan đến việc sử dụng hợp chất fluoroquinolone, trẻ em hoặc thiếu niên, phụ nữ đang mang thai và phụ nữ nuôi con bú.

3. Liều lượng và cách thức sử dụng thuốc Glitacin

Liều sử dụng cho người lớn trong điều trị sẽ phụ thuộc vào từng bệnh:

  • Với bệnh viêm xoang cấp thì khuyến nghị nên sử dụng thuốc Glitacin với liều lượng là 500mg/ ngày và sử dụng trong vòng từ 10 đến 14 ngày.
  • Điều trị đợt kịch phát của viêm phế quản mãn tính thì nên sử dụng thuốc Glitacin với liều lượng từ 250 đến 500mg/ ngày và sử dụng trong khoảng từ 7 đến 10 ngày.
  • Điều trị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng với thuốc Glitacin có liều lượng 500mg và ngày sử dụng từ 1 đến 2 lần với thời gian kéo dài từ 7 đến 14 ngày.
  • Điều trị nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng kể cả viêm thận - bể thận sử dụng thuốc Glitacin với liều 250mg/ ngày và thời gian sử dụng từ 7 đến 10 ngày.
  • Điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm sử dụng thuốc Glitacin với liều 500mg và ngày từ 1 đến 2 lần và thời gian kéo dài từ 7 đến 14 ngày
  • Với trường hợp mắc bệnh suy thận với độ thanh thải dưới 50ml/ phút thì nên giảm liều sử dụng với thuốc Glitacin. Nhưng với trường hợp bệnh nhân suy chức năng gan và người cao tuổi thì không cần điều chỉnh liều lượng sử dụng thuốc Glitacin.

Thuốc Glitacin được sử dụng bằng cách nuốt trọn viên thuốc. Người bệnh không nên nghiền nát, vì có thể làm giảm hoạt lực của thuốc. Có thể sử dụng thuốc Glitacin cùng với bữa ăn hoặc giữa hai bữa ăn với nhau.

Cần lưu ý: Liều điều trị với thuốc Glitacin theo khuyến cáo trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Glitacin, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Glitacin

Thuốc Glitacin có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp thì tác dụng phụ của thuốc Glitacin có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.

Một số tác dụng phụ thường gặp do Glitacin gây ra bao gồm: Buồn nôn và nôn, chán ăn, ói mửa, đau bụng, nỏi mẩn, ngứa, nhức đầu, ù tai, chóng mặt, buồn ngủ, mất ngủ,... Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc Glitacin. Thông thường, những phản ứng phụ do thuốc Glitacin có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian.

Tuy nhiên, một số trường hợp thuốc Glitacin có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiêm trọng với các phản ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút khi sử dụng thuốc Glitacin hoặc lâu hơn trong vòng một vài ngày. Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như: Tiêu chảy có máu, viêm đại tràng giả mạc, hạ đường huyết, nổi mề đay, co thắt phế quản, phù Quincke, hạ huyết áp, sốc phản vệ, hội chứng Steven Johnson, hoại tử thượng bị nhiễm độc, ảo giác, phản ứng loạn thận, nhược cảm, rối loạn thị giác thính giác, vị giác, khứu giác, đau khớp, rối loạn gân cơ, đứt gân, tăng enzym gan, viêm gan, suy thận cấp, tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính,... thì người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc Glitacin và đến cơ sở y tế để được hỗ trợ y tế ngay lập tức.

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Glitacin gồm:

  • Đối với phụ nữ đang mang thai và nuôi con bú nên thận trọng khi sử dụng Glitacin, nếu có thể thì nên tránh sử dụng thuốc này. Người bệnh cần được tư vấn sử dụng Glitacin từ bác sĩ, đồng thời phân tích kỹ lưỡng lợi ích và rủi ro trước khi sử dụng thuốc.
  • Thuốc Glitacin có thể thay đổi khả năng hoạt động cũng như gia tăng ảnh hưởng tác dụng phụ. Vì vậy, để tránh tình trạng tương tác thuốc Glitacin người bệnh nên cung cấp cho bác sĩ danh sách thuốc sử dụng trước đó, bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn, thảo dược,...
  • Khi sử dụng Glitacin cần lưu ý các các biểu hiện dị ứng với thuốc. Người bệnh cần báo bác sĩ các phản ứng gặp phải để có thể điều trị kịp thời.
  • Thuốc Glitacin có thể khiến cho người bệnh có cảm giác chóng mặt, đau đầu. Vì vậy, những người thực hiện vận hành máy móc hoặc lái xe nên chú ý khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Glitacin, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Glitacin là thuốc kê đơn nên người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

37 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Philenasin
    Công dụng thuốc Philenasin

    Philenasin là thuốc có chứa hoạt chất Levofloxacin với công dụng điều trị một số trường hợp nhiễm khuẩn. Vậy cần sử dụng thuốc Philenasin như thế nào cho đúng cách, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Livran 500 tablets
    Công dụng thuốc Livran 500 tablets

    Thuốc Livran-500 Tablets có thành phần chính là Levofloxacin thuộc nhóm thuốc ký sinh trùng, kháng virus, kháng nấm, chống nhiễm khuẩn. Để hiểu rõ hơn về thành phần, công dụng và cách sử dụng thuốc Livran-500 Tablets, người dùng ...

    Đọc thêm
  • Siratam
    Công dụng thuốc Siratam

    Thuốc Siratam 500mg/100ml là thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn. Tương tự bất kỳ loại thuốc nào, trước khi sử dụng thuốc Siratam bệnh nhân cần đọc kỹ cách sử dụng và các lưu ý khi dùng.

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Sanbelevocin
    Công dụng thuốc Sanbelevocin

    Thuốc Sanbelevocin có thành phần chính là Levofloxacin, thường được sử dụng trong điều trị các tình trạng nhiễm trùng như viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng da và mô mềm,... Hãy cùng tìm hiểu công dụng thuốc Sanbelevocin ...

    Đọc thêm
  • Lenvoxae
    Công dụng thuốc Lenvoxae

    Thuốc Lenvoxae có chứa thành phần hoạt chất chính là Levofloxacin với hàm lượng 100mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Loại thuốc này được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, thích hợp sử ...

    Đọc thêm