Công dụng thuốc Fonxadin

Thuốc Fonxadin thuộc nhóm thuốc kháng sinh, có thành phần chính cefotaxime sodium. Thuốc thường được sử dụng để điều trị các nhiễm trùng xương khớp, nhiễm trùng huyết hay viêm màng ngoài tim. Vậy thuốc Fonxadin công dụng như thế nào?

1. Tác dụng thuốc Fonxadin là gì?

Fonxadin là thuốc gì? Thuốc Fonxadin có thành phần chính Cefotaxim là kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng lên vi khuẩn gram âm mạnh hơn, bền hơn đối với tác dụng thuỷ phân của phần lớn các beta lactamase nhưng tác dụng lên vi khuẩn gram dương lại yếu hơn các cephalosporin thế hệ 1. Cefotaxim dạng muối natri như thành phần của thuốc Fonxadin được dùng để tiêm bắp, hấp thu rất nhanh sau tiêm. Các nhóm vi khuẩn nhạy cảm và kháng cefotaxime như sau:

  • Vi khuẩn nhạy cảm: Enterobacter, E.coli, Serratia, Shigella, Salmonella, P. mirabilis, P.vulgaris, Haemophilus influenzae
  • Vi khuẩn kháng cefotaxime có: Enterococcus, Listeria, Staphylococcus kháng methicillin, Pseudomonas cepacia, Xanthomonas hydrophila,...

Thuốc Fonxadin thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Nhiễm khuẩn xương khớp
  • Viêm màng ngoài tim
  • Viêm màng não, áp xe não
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm, ổ bụng, phụ khoa và sản khoa, hô hấp dưới, tiết niệu, lậu
  • Dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật tuyến tiền liệt kể cả nội soi hay mổ lấy thai

Thuốc Fonxadin chống chỉ định với bệnh nhân quá mẫn với cephalosporin, lidocaine, phụ nữ có thai và cho con bú.

2. Liều sử dụng của thuốc Fonxadin

Cefotaxim thường được dùng theo đường tiêm bắp sâu hay tiêm hoặc truyền tĩnh mạch chậm (tiêm tĩnh mạch từ 3-5 phút, truyền trong vòng 20-60 phút). Tuỳ thuộc vào đối tượng và mục tiêu điều trị mà liều dùng của Fonxadin sẽ có sự khác biệt, cụ thể như sau:

Đối với người lớn:

  • Nhiễm khuẩn không biến chứng: 1 g/12 giờ, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch
  • Nhiễm khuẩn nặng, viêm màng não: 2 g/6-8 giờ tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch
  • Lậu không biến chứng liều duy nhất: 1 g, tiêm tĩnh mạch
  • Dự phòng nhiễm khuẩn phẫu thuật: 1 g, tiêm 30 phút trước mổ

Đối với trẻ em:

  • Trẻ em 2 tháng hoặc dưới 12 tuổi: 50-150 mg/kg/ngày, chia làm 3-4 lần, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch
  • Trẻ sơ sinh > 7 ngày: 75-150 mg/kg/ngày, chia làm 3 lần, tiêm tĩnh mạch
  • Trẻ sinh non và sơ sinh < 7 ngày: 50 mg/kg/ngày, chia làm 2 lần, tiêm tĩnh mạch

Bệnh nhân suy thận có CrCl < 10 ml cần giảm nửa liều Fonxadin.

3. Tác dụng phụ của thuốc Fonxadin

Ở một số bệnh nhân khi sử dụng thuốc Fonxadin có thể gặp các tác dụng phụ như:

  • Quá mẫn, sốt, tăng bạch cầu ái toan
  • Buồn nôn, bôn, đau bụng, tiêu chảy, viêm đại tràng giả mạc
  • Viêm tắc tĩnh mạch tại chỗ tiêm, đau và phản ứng viêm ở chỗ tiêm bắp
  • Thay đổi huyết học
  • Nhức đầu, hoa mắt, ảo giác
  • Loạn nhịp tim
  • Tăng bilirubin và các enzym của gan trong huyết tương

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Fonxadin

Một số lưu ý chung khi sử dụng thuốc Fonxadin gồm có:

  • Các chế phẩm cefotaxim có chứa lidocain chỉ được tiêm bắp, không bao giờ được tiêm tĩnh mạch
  • Trước khi bắt đầu điều trị bằng cefotaxim, phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với cephalosporin, penicillin hoặc thuốc khác
  • Có dị ứng chéo giữa penicilin với cephalosporin trong 5-10% trường hợp do đó phải hết sức cẩn trọng khi dùng cefotaxim cho người bệnh dị ứng với penicillin
  • Nếu đồng thời dùng thuốc có khả năng gây độc đối với thận thì phải theo dõi và kiểm tra chức năng thận
  • Cefotaxim có thể gây dương tính giả với test Coombs và các xét nghiệm về đường niệu, với các chất khử mà không dùng phương pháp enzym.

5. Các tương tác thuốc với Fonxadin

  • Cephalosporin và colistin dùng phối hợp có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận
  • Cefotaxim và penicillin khi sử dụng chung ở bệnh nhân suy thận có thể bị bệnh về não và bị cơn động kinh cục bộ
  • Cefotaxim và azlocillin hay mezlocillin dùng đồng thời có thể làm giảm độ thanh thải cefotaxim ở người bệnh có chức năng thận bình thường cũng như ở bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận
  • Cefotaxim làm tăng tác dụng độc đối với thận của cyclosporin

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

21 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Flamitra
    Công dụng thuốc Flamitra

    Flamitra được sản xuất và đăng ký bởi Công ty Flamingo Pharmaceuticals Limited, thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trình, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • pasoxime 1g
    Công dụng thuốc Pasoxime 1g

    Thuốc Pasoxime thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng bao gồm nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm ...

    Đọc thêm
  • Kefotax
    Công dụng thuốc Kefotax

    Thuốc Kefotax có thành phần chính là Cefotaxime và các thành phần tá dược khác. Thuốc được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn.

    Đọc thêm
  • Braciti
    Công dụng thuốc Braciti

    Braciti thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng, kháng nấm và kháng virus. Thuốc được bào chế dạng bột pha tiêm, đóng gói hộp 1 lọ + 1 lọ dung môi tiêm. Tuân thủ chỉ định, liều ...

    Đọc thêm
  • Amnam 1g
    Công dụng thuốc Amnam 1g

    Amnam 1g thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm được sử dụng để điều trị trong những trường hợp nhiễm khuẩn ở người lớn và trẻ em. Dưới đây là thông tin chi ...

    Đọc thêm