Công dụng thuốc Fenacus

Nằm trong danh mục thuốc giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm không Steroid, thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp, hiện nay thuốc Fenacus được các bác sĩ, dược sĩ chỉ định trong điều trị các bệnh về viêm thấp khớp. Tuy nhiên, liều dùng thuốc nên được thực hiện thế nào và ai nên uống thuốc Fenacus?

1. Thành phần và công dụng thuốc Fenacus

Thuốc Fenacus có thành phần chính gồm Diclofenac natri 50mg cùng các hoạt chất hay tá dược khác.

Với thành phần cùng cơ chế hoạt động trên hiện thuốc được các bác sĩ, dược sĩ chỉ định trong việc điều trị những bệnh lý sau:

Ngoài ra thuốc Fenacus cũng dùng trong điều trị một vài bệnh lý khác theo tư vấn của người có chuyên môn.

2. Liều lượng dùng thuốc Fenacus

Trước khi sử dụng thuốc Fenacus người bệnh cần chia sẻ với bác sĩ về tất cả các loại thuốc mình đang dùng, kể cả thuốc kê đơn, không kê đơn hay thuốc bổ. Bởi căn cứ vào đó, bác sĩ sẽ tư vấn về liều dùng sao cho phù hợp với từng tình trạng sức khỏe bệnh nhân. Điều này giúp phần nào hạn chế được tình trạng kháng thuốc.

  • Viêm đốt sống cứng khớp: Uống 100 – 125mg/ngày, chia làm nhiều lần. Mỗi lần có thể uống 25mg.
  • Thoái hóa khớp: Uống 100 – 150mg/ngày, chia làm 3 lần. Ðiều trị dài ngày: 100mg/ngày; không nên dùng liều cao hơn.
  • Viêm khớp dạng thấp: Người mắc viêm khớp dạng thấp nên uống 100 – 200mg/ngày uống làm nhiều lần. Tổng liều tối đa 200mg/ngày.
  • Ðiều trị dài ngày viêm khớp dạng thấp: Liều khuyên nên dùng là 100mg/ngày và nếu cần tăng, lên tới 200mg/ngày, chia hai lần.
  • Viêm đa khớp dạng thấp thiếu niên: Trẻ em từ 1 – 12 tuổi: 1 – 3mg/kg/ngày, chia làm 2 tới 3 lần.
  • Người bị đau cấp hay thống kinh nguyên phát: Uống mỗi lần 1 viên. Ngày 3 viên
  • Ðau tái phát, thống kinh tái phát: Liều đầu là 100mg, sau đó 50mg. Thuốc uống mỗi ngày 3 viên.

3. Những vấn đề gì cần lưu ý khi uống thuốc Fenacus?

3.1 Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc Fenacus?

Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc Fenacus có thể kể đến như:

  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Đau thượng vị, rối loạn tiêu hóa
  • Chán ăn, mệt mỏi...

Thông thường những phản ứng phụ này không thường xuyên xảy ra mà chỉ xuất hiện nhiều ở những đối tượng như: lạm dụng thuốc, dùng thuốc quá liều hoặc không tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Vì thế, người bệnh nên chủ động trao đổi với bác sĩ khi cơ thể xuất hiện những phản ứng lạ khi dùng thuốc,

3.2 Đối tượng không nên dùng thuốc Fenacus

Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất thì những đối tượng sau chống chỉ định với thuốc Fenacus:

  • Người bị dị ứng với những thành phần của thuốc
  • Phụ nữ đang có thai và cho con bú không nên dùng thuốc, bởi có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Đối tượng người già và trẻ nhỏ nên hết sức thận trọng khi dùng thuốc
  • Người mắc bệnh suy gan, suy thận không nên dùng thuốc hoặc dùng trong liều nhất định.

3.3 Lưu ý gì khi quên liều hoặc quá liều?

Quên liều: Khi phát hiện ra quên liều cần uống bù liều đã quên, nếu thời gian quên liều khá xa, từ 2 tiếng trở lên người bệnh cần bỏ qua liều đã quên và dùng liều thuốc sau như bình thường.

Quá liều: Quá liều là trường hợp khá nguy hiểm, khi nhận thấy quá liều bệnh nhân nên liên hệ bác sĩ để được tư vấn về cách xử trí, đồng thời theo dõi sức khỏe trong thời gian này thường xuyên. Nếu có bất cứ phản ứng lạ nào cần tới ngay các cơ sở y tế gần nhất.

Bên cạnh đó để hạn chế tối đa tình trạng quên liều, quá liều người dùng nên chú ý đặt chuông báo thức và thời gian dùng thuốc trong ngày. Việc uống thuốc không theo đúng chỉ định có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Vì thế bệnh nhân cần hết sức lưu ý.

Trên đây là những thông tin về thuốc Fenacus người dùng nên chủ động tìm hiểu kỹ để việc sử dụng thuốc được hiệu quả, an toàn cũng như mang đến kết quả điều trị tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

494 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan