Công dụng thuốc Eplancef

Thuốc Eplancef thường được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn từ nhẹ đến trung bình do vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Eplancef.

1. Công dụng thuốc Eplancef

Thuốc Eplancef có hoạt chất chính là Cefpodoxim, được bào chế dưới dạng viên nang cứng với hàm lượng 100mg.

Cefpodoxim là kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3, thuốc có hoạt lực đối với cầu khuẩn Gram dương như phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae); liên cầu khuẩn (Streptococcus) nhóm A, B, C, G; tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus; S. epidernidis có hay không tạo ra beta-lactamase. Tuy nhiên Cefpodoxim không có tác dụng trên chủng tụ cầu kháng methicilin.

Cefpodoxim có tác dụng đối với cầu khuẩn Gram âm, trực khuẩn Gram dương và Gram âm. Thuốc có hoạt tính chống vi khuẩn Gram âm gây bệnh quan trọng như E. coli, Proteus mirabilis, Klebsiella và Citrobacter.

Cefpodoxim ít tác dụng trên Enterobacter, Proteus vulgaris, Clostridium perfringens, Serratia marcesens. Các vi khuẩn này đôi khi kháng Cefpodoxim hoàn toàn.

Các tụ cầu vàng kháng Methicillin, Enterococcus, Staphylococcus saprophyticus, Pseudomonas, Pseudomonas aeruginosa, Clostridium difficile, Listeria, Bacteroides fragilis, Micoplasma pneumoniae, Chlamydia và Legionella pneumophili thường kháng hoàn toàn Cephalosporin.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Eplancef 100

Thuốc Eplancef được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn từ nhẹ đến trung bình do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
  • Viêm tai giữa.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu chưa có biến chứng, mức độ nhẹ và vừa.
  • Bệnh lậu cấp chưa biến chứng ở nội mạc cổ tử cung. Bệnh lậu ở niệu đạo.
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm mức độ nhẹ và vừa.

Chống chỉ định sử dụng Eplancef cho các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng, phản ứng quá mẫn với Cefpodoxim hoặc các Cephalosporin khác hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Không dùng thuốc Eplancef cho những bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.

3. Cách dùng thuốc Eplancef

3.1. Liều dùng thuốc Eplancef

Thuốc Eplancef được dùng theo đường uống. Dùng thuốc Eplancef dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:

  • Điều trị đợt cấp của viêm phế quản mãn hoặc viêm phổi cộng đồng cấp tính thể nhẹ đến vừa: liều thường dùng là 200mg/lần, mỗi 12 giờ 1 lần, điều trị trong khoảng 10 - 14 ngày.
  • Viêm họng, viêm amidan thể nhẹ đến vừa, nhiễm khuẩn đường tiết niệu thể nhẹ hoặc vừa chưa biến chứng: liều thường dùng 100mg/ lần, mỗi 12 giờ 1 lần, trong 5 - 10 ngày hoặc 7 ngày.
  • Nhiễm khuẩn da và tổ chức da thể nhẹ đến vừa chưa biến chứng: Liều thường dùng là 400mg/ lần, mỗi 12 giờ 1 lần, trong 7 - l4 ngày.
  • Bệnh lậu niệu đạo chưa biến chứng ở nam, nữ; bệnh lậu hậu môn-trực tràng và nội mạc tử cung ở nữ: Liều duy nhất 200mg/ lần. Sau đó điều trị bằng Doxycyclin uống để dự phòng có cả nhiễm Chlamydia.

Bệnh nhân suy thận:

  • Bệnh nhân có độ thanh thải Creatinin < 30ml/ phút và không thẩm tách máu: Dùng liều thông thường cách nhau 24 giờ;
  • Đối với bệnh nhân đang thẩm tách máu: Liều thường dùng với 3 lần/ tuần.

Trẻ em dưới 12 tuổi:

  • Trẻ dưới l5 ngày tuổi: Không nên dùng thuốc Eplancef;
  • Viêm tai giữa cấp tính: 10mg/ kg/ ngày (tối đa 400mg/ ngày, chia thành 2 lần) dùng trong 10 ngày;
  • Viêm họng và amidan: 10mg/ kg/ ngày (tối đa 200mg/ ngày chia thành 2 lần) dùng trong 10 ngày.

3.2. Quá liều thuốc Eplancef và xử trí

Nghiên cứu độc tính của Cefpodoxim trên loài gặm nhấm cho thấy sử dụng liều trên 5g/ kg không thấy xảy ra tác dụng phụ nào. Hiện nay chưa có báo cáo quá liều thuốc Cefpodoxim trên người.

Trong trường hợp quá liều thuốc Eplancef xảy ra, bệnh nhân có thể được hỗ trợ bằng phương pháp thẩm tách máu hoặc thẩm tách màng bụng để loại bỏ Cefpodoxim ra khỏi cơ thể, đặc biệt thận trọng ở bệnh nhân suy thận.

4. Tác dụng không mong muốc khi sử dụng thuốc Eplancef 100

Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp khi sử dụng thuốc Eplancef:

  • Thường gặp: Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, phát ban, nổi mề đay, ngứa.
  • Ít gặp: Phản ứng dị ứng như sốt, đau khớp, phản ứng phản vệ; ban đỏ đa dạng; rối loạn men gan, vàng da ứ mật tạm thời, viêm gan.
  • Hiếm gặp: Rối loạn về máu, tăng bạch cầu ưa eosin, viêm thận kẽ có hồi phục; kích động, khó ngủ, lú lẫn, tăng trương lực, chóng mặt, hoa mắt.

Ngừng sử dụng thuốc Eplancef khi gặp các tác dụng không mong muốn và tham khảo ý kiến bác sĩ để được xử trí kịp thời.

5. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Eplancef

  • Trước khi sử dụng thuốc Eplancef, cần hỏi kỹ tiền sử dị ứng, sốc phản vệ của bệnh nhân với Cephalosporin, Penicilin hoặc các thuốc khác.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Eplancef ở bệnh nhân mẫn cảm với Penicillin, suy giảm chức năng thận.
  • Phụ nữ mang thai: Nhóm thuốc Cephalosporin thường được xem như an toàn khi sử dụng ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu đầy đủ tính an toàn của Cefpodoxim trên phụ nữ mang thai, chỉ sử dụng thuốc Eplancef ở đối tượng này khi thật cần thiết.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Cefpodoxim có thể bài tiết vào sữa mẹ với lượng nhỏ. Thuốc tuy không gây hại nghiêm trọng cho trẻ bú mẹ nhưng cần có thể xảy ra rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, tác dụng trực tiếp đến trẻ. Sử dụng Eplancef ở phụ nữ đang cho con bú sau khi cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra.

6. Tương tác thuốc

  • Thuốc chống acid bao gồm Antacid, kháng H2 làm giảm khả năng hấp thu của Cefpodoxim, vì vậy không dùng Eplancef kết hợp với các thuốc này.
  • Probenecid: Làm tăng nồng độ Cefpodoxim trong huyết tương.

Bài viết đã cung cấp thông tin Eplancef là thuốc gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Eplancef theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

650 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thuốc Harpirom
    Công dụng thuốc Harpirom

    Harpirom là thuốc được chỉ định sử dụng cho những bệnh nhân nhiễm khuẩn hô hấp và tiết niệu có biến chứng đe dọa tính mạng. Ngoài ra, thuốc cũng phát huy tốt hiệu quả cho người bị nhiễm khuẩn ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Actixim 1g
    Công dụng thuốc Actixim 1g

    Actixim là thuốc gì? Thuốc Actixim 1g được sử dụng trong các trường hợp điều trị và dự phòng nhiễm khuẩn như: Nhiễm khuẩn tai mũi họng, nhiễm khuẩn da, xương, nhiễm khuẩn huyết và bệnh lậu,....Thuốc Actixim 1g có ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Synaflox 750
    Công dụng thuốc Synaflox 750

    Synaflox 750mg là thuốc kháng sinh đường tiêm được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do các vi khuẩn nhạy cảm gây bệnh ở đường hô hấp, tiết niệu, sinh dục hoặc da mô mềm. Trước khi sử dụng ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Hwadox Inj
    Công dụng thuốc Hwadox Inj

    Hwadox Inj có thành phần chính Cefepim (dưới dạng Cefepime Hydrochloride), là thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 4 có phổ tác dụng rộng hơn các Cephalosporin thế hệ thứ 3. Cùng tìm hiểu thuốc Hwadox công dụng gì ...

    Đọc thêm
  • Kefotax
    Công dụng thuốc Kefotax

    Thuốc Kefotax có thành phần chính là Cefotaxime và các thành phần tá dược khác. Thuốc được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn.

    Đọc thêm