Công dụng thuốc Emzinc

Thuốc Emzinc có thành phần chính là Kẽm acetate hàm lượng 20 mg, được sử dụng phổ biến trong điều trị các trường hợp thiếu kẽm hoặc tiêu chảy. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Emzinc sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

1. Emzinc là thuốc gì ?

Thuốc kẽm Emzinc được bào chế dưới dạng viên nén không bao màu trắng, với thành phần chính bao gồm:

  • Hoạt chất: Kẽm acetate (Zinc) hàm lượng 20 mg.
  • Tá dược: Cellulose vi tinh thể, Crospovidone, Acesulfame Potassium, Dibasic calcium phosphate, Sodium Bicarbonate, Trushil Anise RSNP, Magnesium Stearate, Colloidal Silicon Dioxide, Copovidone. Vừa đủ 1 viên nén 20 mg.

Dược lực học:

  • Trong cơ thể, kẽm tham gia trong quá trình trao đổi chất, miễn dịch và dinh dưỡng cho niêm mạc. Kẽm giúp cải thiện ăn ngon, tăng hấp thu dưỡng chất, Đồng thời làm giảm bài tiết ion, tổng hợp Nitric oxide (NO), tái tạo tế bào tại ruột non, phục hồi men ruột và tính thấm của thành ruột.
  • Kẽm là thành phần của hơn 300 enzym chuyển hóa trong trong cơ thể, ngoài ra chất này còn tham gia vào quá trình phân giải tổng hợp Acid nucleic, Protein của tế bào, đặc biệt là tế bào miễn dịch giúp cơ thể chống lại các bệnh lý nhiễm trùng.

2. Thuốc Emzinc có tác dụng gì?

Thuốc Emzinc được chỉ định điều trị cho các trường hợp sau:

  • Phối hợp với các thuốc khác và phương pháp bù nước trong điều trị tiêu chảy cấp và mạn tính.
  • Điều trị và dự phòng tình trạng thiếu kẽm ở trẻ em và người lớn.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh Wilson ở trẻ em và người lớn.
  • Hỗ trợ giảm biếng ăn.
  • Tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao đề kháng của cơ thể.

3. Chống chỉ định của thuốc Emzinc:

  • Dị ứng quá mẫn với bất cứ thành phần của thuốc Emzinc.
  • Tiền sử dị ứng với các loại thuốc có chứa Kẽm acetate.
  • Người suy giảm chức năng gan, chức năng thận nặng.
  • Người có tiền sử sỏi thận.

4. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Emzinc:

Liều dùng kiểm soát tiêu chảy:

  • Người lớn và trẻ em ≥ 6 tháng tuổi: Uống 1 viên (20 mg)/ lần x 1 lần/ ngày. Dùng thuốc từ 10 đến 14 ngày.
  • Trẻ em < 6 tháng tuổi: Uống 1⁄2 viên (10 mg)/ lần x 1 lần/ ngày. Dùng thuốc từ 10 đến 14 ngày.

Liều dùng trong thiếu kẽm:

  • Người lớn và trẻ em ≥ 10 tuổi: Uống 1 viên (20 mg)/ lần x 2 lần/ ngày.
  • Trẻ em < 12 tháng tuổi: Uống 1⁄4 viên (5 mg)/ lần x 1 lần/ ngày.
  • Trẻ em từ 1 – 10 tuổi: Uống 1⁄2 viên (10 mg)/ lần x 1 lần/ ngày.

Liều dùng trong bệnh Wilson:

  • Người lớn: Uống 50 mg/ lần x 3 lần/ ngày.
  • Trẻ em 5 – 18 tuổi, cân nặng < 50kg: Uống 25 mg/ lần x 3 lần/ ngày.
  • Trẻ em 5 – 18 tuổi, cân nặng ≥ 50kg: Uống 50 mg/ lần x 3 lần/ ngày.

Lưu ý: Sử dụng thuốc sau ăn.

5. Lưu ý khi sử dụng Emzinc

Thuốc Emzinc có tính an toàn cao và hiện nay các tác dụng phụ không mong muốn sau khi sử dụng thuốc gặp rất ít trên lâm sàng. Tuy nhiên, sử dụng thuốc Emzinc với liều cao hoặc kéo dài, có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Thường gặp: Đau đầu, chóng mặt. Các triệu chứng về tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng, đi cầu phân lỏng hoặc táo bón.
  • Ít gặp: Các dị ứng quá mẫn như mày đay, ban đỏ, mẩn ngứa, khó thở, tức ngực. Nặng có thể gây sốc phản vệ.
  • Hiếm gặp: Gây thiếu đồng.

Nên ngừng sử dụng Emzinc ngay khi phát hiện những tác dụng phụ trên, đồng thời nhanh chóng thông báo với bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị hỗ trợ.

Lưu ý sử dụng thuốc Emzinc ở các đối tượng:

  • Kẽm là một chất cạnh tranh hấp thu với Đồng tại ruột vì thế, cẩn thận khi dùng thuốc Emzinc ở người mắc bệnh đang bổ sung thuốc chứa đồng. Thận trọng khi sử dụng hoặc giảm liều khi dùng thuốc cho trẻ em vì đồng tham gia vào sự tăng trưởng và phát triển tinh thần.
  • Phụ nữ có thai: Các nghiên cứu chỉ ra rằng kẽm không làm tăng nguy cơ bất thường cho thai nhi ở những phụ nữ đang mang thai. Hiện nay, việc sử dụng thuốc điều trị cho đối tượng rất hạn chế, do đó chỉ nên dùng thuốc Emzinc khi thật sự cần thiết.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Hiện nay có một số nghiên cứu chỉ ra rằng kẽm acetate có trong Emzinc có thể bài tiết qua sữa mẹ, từ đó gây ra thiếu đồng cho trẻ sơ sinh. Vì thế, không dùng thuốc Emzinc trên đối tượng này.
  • Người làm nghề lái xe hay công nhân vận hành máy móc cần cẩn thận khi sử dụng Emzinc vì có thể gặp các tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt.

6. Tương tác thuốc Emzinc

Tương tác với các thuốc khác:

Các thức ăn làm giảm hấp thu Kẽm:

Trên đây là thông tin khái quát về thành phần, công dụng, liều lượng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Emzinc. Nhằm mang lại kết quả điều trị tốt nhất cho bản thân và gia đình, nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng có trên bao bì sản phẩm Emzinc và tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

21K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan