Công dụng thuốc Emerazol

Thuốc Emerazol được sản xuất và đăng ký bởi Công ty cổ phần Dược phẩm 3/2, thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa. Tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những thông tin về công dụng của thuốc Emerazol.

1. Thuốc Emerazol là thuốc gì?

Thuốc Emerazol có thành phần chính chứa hoạt chất Esomeprazol với hàm lượng 20mg, được bào chế dưới dạng viên nang, quy cách đóng gói dạng hộp gồm 3 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên nang.

Thuốc Emerazol được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Được chỉ định điều trị loét dạ dày, tá tràng lành tính.
  • Dùng trong phòng ngừa tái phát viêm loét dạ dày - tá tràng do vi khuẩn H. pylori, đồng thời phối hợp với các loại kháng sinh như Clarithromycin và Amoxicillin trong phác đồ điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng do nguyên nhân này.
  • Điều trị cho bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, viêm trợt thực quản do chứng trào ngược gây ra, hội chứng Zollinger – Ellison
  • Điều trị và dự phòng trong viêm loét dạ dày, tá tràng do dùng thuốc thuộc nhóm NSAIDs.
  • Sử dụng thuốc Emerazol trong điều trị và phòng ngừa tái phát viêm thực quản đã khỏi.
  • Ngoài ra, Emerazol còn được dùng trong dự phòng xuất huyết dạ dày ở bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng nặng sau khi được điều trị bằng phương pháp nội soi.

2. Cách dùng và liều dùng của thuốc Emerazol

2.1. Cách dùng của thuốc Emerazol

Thuốc Emerazol được sản xuất dưới dạng viên nang, là viên bao tan ở ruột, nên bệnh nhân cần uống nguyên cả viên thuốc với nước, không được nghiền hoặc nhai viên thuốc. Nên sử dụng Emerazol lúc đói, tốt nhất là thời điểm trước bữa ăn 1 giờ.

Ở những bệnh nhân khó nuốt hoặc không nuốt được, có thể hòa tan viên thuốc trong nửa cốc nước lọc, khuấy đều và uống ngay hoặc dùng bằng sonde dạ dày.

2.2. Liều dùng của thuốc Emerazol

Liều sử dụng thông người cho người lớn:

  • Trong điều trị loét dạ dày - tá tràng do nguyên nhân do vi khuẩn Helicobacter pylori, phối hợp với phác đồ cùng với kháng sinh với liều: ngày 2 lần x 1 lần/ 1 viên, sử dụng trong 7 ngày, hoặc mỗi ngày 1 lần/ 2 viên x 10 ngày.
  • Trong điều trị trào ngược dạ dày – thực quản nặng kèm theo viêm thực quản: uống 1 – 2 viên/ 1 lần/ ngày, uống kéo dài trong vòng 4 đến 8 tuần, trong trường hợp vẫn còn triệu chứng hoặc qua nội soi có biểu hiện viêm có thể uống thêm 4 đến 8 tuần nữa.
  • Sau khi đã khỏi viêm thực quản cần điều trị duy trì bằng liều 1 viên/ lần/ ngày, kéo dài trong 6 tháng.
  • Ở bệnh nhân có nguy cơ cao về các biến chứng ở dạ dày – tá tràng, nhưng vẫn phải tiếp tục điều trị bằng thuốc nhóm NSAIDs, để dự phòng loét dạ dày sử dụng thuốc Emerazol với liều 1 viên/ ngày sử dụng kéo dài trong 4 đến 8 tuần.
  • Trong điều trị hội chứng Zollinger- ellison: ngày 2 lần, 1 lần 1 viên.
  • Ở người suy gan ở mức nhẹ và trung bình, không cần điều chỉnh liều. Ở người có suy gan nặng: không sử dụng quá 1 viên/ ngày. Cần theo dõi và điều chỉnh liều cho phụ hợp.
  • Ở bệnh nhân suy thận, không cần tiến hành điều chỉnh liều, thận trọng sử dụng trên bệnh nhân suy thận nặng.
  • Liều dùng thuốc Emerazol chỉ mang tính chất tham khảo, liều dùng cho mỗi bệnh nhân phụ thuộc và mức độ và tình trạng bệnh đang gặp phải, khuyến cáo bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh.

3. Tác dụng không mong muốn của thuốc Emerazol

Thuốc Emerazol dung nạp tốt ngay cả khi sử dụng trong thời gian ngắn hoặc thời gian dài, tuy nhiên bên cạnh các tác dụng điều trị, bệnh nhân cũng có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng Emerazol.

  • Tác dụng phụ thường gặp như: chóng mặt, đau đầu, ban ngoài da, nôn, buồn nôn, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, khô miệng, đầy hơi.
  • Tác dụng phụ ít gặp hơn như: mất ngủ, mệt mỏi, buồn ngủ, ngứa, phát ban, rối loạn thị giác.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp như: đổ mồ hôi, sốt, mẫn cảm với ánh sáng, phù ngoại biên, sốc phản vệ, mày đay, co thắt phế quản, phù mạch, trầm cảm...

Khuyến cáo bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ khi gặp phải các tác dụng ngoại ý, thông thường đối với các phản ứng bất lợi nhẹ, chỉ cần ngừng sử dụng thuốc, còn các trường hợp có phản ứng dị ứng hoặc mẫn cảm nặng cần tiến hành điều trị hỗ trợ.

4. Tương tác thuốc Emerazol

Sinh khả dụng của thuốc Emerazol có thể bị thay đổi khi có xảy ra tương tác với các loại thuốc sau:

  • Thuốc chống đông máu Warfarin.
  • Thuốc tim mạch Clopidogrel.
  • Thuốc kháng sinh Erythromycin.
  • Thuốc chống nấm Ketoconazol.
  • Thuốc kháng virus Atazanavir.
  • Thuốc chống co giật Diazepam.

Trong quá trình sử dụng thuốc Emerazol, người bệnh cần tránh hoặc hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia, đồ uống có cồn và lên men, vì các tác nhân này có thể làm biến đổi các thành phần có trong thuốc.

Trước khi chỉ định sử dụng thuốc Emerazol, cần khuyến cáo bệnh nhân liệt kê các loại thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng gần đây để có thể có các tư vấn chính xác, tránh các tương tác bất lợi cho người bệnh.

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Emerazol

5.1. Chống chỉ định của thuốc Emerazol

Không chỉ định sử dụng thuốc Emerazol ở bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với Esomeprazol hoặc các thuốc thuộc nhóm Benzimidazol và bất cứ thành phần tác dược nào của thuốc.

Không dùng thuốc Emerazol cho trẻ < 18 tuổi.

5.2. Thận trọng khi sử dụng thuốc Emerazol

Thận trọng khi sử dụng thuốc Emerazol trên bệnh nhân suy gan nặng.

Việc sử dụng thuốc Emerazol liều cao, dài ngày có thể dẫn đến gây viêm teo dạ dày và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, gãy xương chậu, xương cổ tay, cột sống do loãng xương.

Thận trọng sử dụng trên đối tượng là phụ nữ đang mang thai và bà mẹ đang cho con bú, việc dùng thuốc ở đối tượng này cần phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ và chỉ sử dụng khi thật cần thiết.

Trước khi dùng thuốc Emerazol, bác sĩ cần loại bỏ khả năng ung thư dạ dày vì thuốc có thể làm che lấp triệu chứng dẫn đến làm chậm chẩn đoán ung thư.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Emerazol, việc sử dụng đúng mục đích và liều lượng sẽ mang đến kết quả điều trị tích cực cho bệnh nhân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

259 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Soares 15g
    Các tác dụng phụ của thuốc Soares 15g

    Hiện nay có rất nhiều bài viết liên quan đến dòng thuốc Soares 15g, tuy nhiên vẫn còn chưa đầy đủ và chính xác. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin về công dụng, ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Almasane
    Công dụng thuốc Almasane

    Thuốc Almasane là thuốc đường tiêu hóa được bào chế dạng hỗn dịch uống giúp cân bằng của thuốc kháng axit và thuốc chống đầy hơi. Hai chất kháng axit có trong Almasane là magnesi hydroxyd có tác động nhanh ...

    Đọc thêm
  • Agatop
    Công dụng thuốc Agatop

    Thuốc Agatop có thể được chỉ định dành cho một số trường hợp người bệnh gặp vấn đề về hệ tiêu hóa. Khi dùng thuốc bạn nên tham khảo thêm từ bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Kialverin
    Công dụng thuốc Kialverin

    Kialverin thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, dùng trong điều trị các chứng đau do co thắt cơ trơn ở dạ dày, đau tiết niệu. Thuốc Kialverin có thành phần chính là Lysozyme Chloride, được bào chế theo dạng viên ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Pevitax
    Công dụng thuốc Pevitax

    Thuốc Pevitax thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, có tác dụng điều trị hỗ trợ cho các bệnh lý gan mật. Thuốc Pevitax được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ. Cùng tìm hiểu thuốc Pevitax công dụng ...

    Đọc thêm