Công dụng thuốc Eftifarene 20 mg

Thuốc Eftifarene 20mg có thành phần chính là Trimetazidin và các thành phần tá dược khác. Thuốc được sử dụng cho người lớn trong liệu pháp bổ sung và trị liệu cho những người bệnh đau thắt ngực ổn định không được kiểm soát đầy đủ hoặc người bệnh không dung nạp được với các liệu pháp điều trị đau thắt ngực khác.

1. Thuốc Eftifarene 20 mg là thuốc gì?

Thuốc Eftifarene 20mg thuộc nhóm thuốc tim mạch, điều trị đau thắt ngực. Thuốc Eftifarene 20mg được bào chế dưới dạng viên nén đóng gói theo hộp 2 vỉ x 30 viên nén bao phim.

Thuốc có thành phần chính là Trimetazidine dihydrochloride hàm lượng 20mg và các thành phần tá dược khác: Manitol, Tinh bột ngô, Bột Talc, Povidon K90, Aerosil 200, Phamarcoat 615, Magnesi strarat, Đỏ Ponceau 4R, Tween 80, Đỏ Carmoisine lake, Tatrazine lake, Polyethylenglycol 6000, Opadry white.

2. Chỉ định sử dụng thuốc Eftifarene 20 mg

Thuốc Eftifarene 20 mg được sử dụng trong các trường hợp sau:

3. Liều lượng - Cách dùng thuốc

3.1. Cách dùng

Thuốc Eftifarene 20mg được dùng cho đường uống, người bệnh sử dụng vào buổi sáng và tối cùng với bữa ăn.

3.2. Liều dùng

Liều dùng thông thường: Một viên Eftifarene 20mg/ lần x 3 lần/ ngày.

Người bệnh suy thận mức độ trung bình (creatinin 30 – 60 ml/phút): Liều dùng khuyến cáo là 1 viên Eftifarene 20mg/ lần x 2 lần/ ngày, sáng và tối dùng cùng bữa ăn.

Người bệnh cao tuổi:

  • Người bệnh cao tuổi có thể có mức độ nhạy cảm Trimetazidin cao hơn bình thường do suy giảm chức năng thận theo tuổi tác.
  • Dạng viên 20 mg đối với người bệnh suy thận mức độ trung bình ( creatinin 30 - 60 ml/phút): Liều dùng khuyến cáo là 1 viên Eftifarene 20mg/ lần x 2 lần/ ngày, sáng và tối dùng cùng bữa ăn .
  • Cần thận trọng khi tính toán liều dùng Eftifarene đối với người bệnh cao tuổi.

Trẻ em:

  • Mức độ an toàn và hiệu quả của Eftifarene đối với người bệnh dưới 18 tuổi chưa được đánh giá.
  • Hiện không có dữ liệu về thuốc Eftifarene trên đối tượng người bệnh này.

Lưu ý: Liều dùng nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng thuốc Eftifarene cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng thuốc Eftifarene phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế có chuyên môn.

3.3. Làm gì khi dùng quá liều, quên liều thuốc Eftifarene 20mg?

Trong trường hợp khẩn cấp - dùng quá liều Eftifarene 20mg, người bệnh hãy gọi ngay cho 115 hoặc đến cơ sở Y tế địa phương gần nhất.

Nếu người bệnh quên một liều thuốc Eftifarene 20mg, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều Eftifarene 20mg đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều Eftifarene 20mg đã quy định.

4. Chống chỉ định dùng thuốc Eftifarene 20mg

Thuốc Eftifarene 20mg không được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc Eftifarene 20mg.
  • Người bệnh mắc suy tim, trụy mạch.
  • Người bệnh mắc Parkinson hoặc có triệu chứng Parkinson, hội chứng chân không nghỉ, run và các rối loạn vận động có liên quan khác.
  • Suy thận nặng.

5. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Eftifarene 20mg

Trong quá trình sử dụng thuốc Eftifarene 20mg điều trị, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn xảy ra như:

Thường gặp:

  • Nhức đầu, chóng mặt.
  • Phát ban, mày đay, mẩn ngứa.
  • Buồn nôn, khó chịu dạ dày, khó tiêu, chán ăn, tăng men gan.
  • Suy nhược

Hiếm gặp:

  • Đánh trống ngực, tim đập nhanh, hồi hộp, ngoại tâm thu.
  • Hạ huyết áp động mạch, khó chịu, chóng mặt hoặc ngã, tụt huyết áp thế đứng thường gặp nhất ở những người bệnh đang điều trị bằng các thuốc chống tăng huyết áp, đỏ bừng mặt.

Không xác định:

  • Triệu chứng Parkinson bao gồm: Vận động chậm, run, khó khăn khi di chuyển, tăng trương lực cơ; Dáng đi không vững, hội chứng chân không nghỉ, ... Thông thường người bệnh có thể hồi phục sau khi ngừng thuốc.
  • Rối loạn giấc ngủ như: mất ngủ, lơ mơ.
  • Táo bón.
  • Ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp, phù mạch.
  • Mất bạch cầu hạt, ban xuất huyết giảm tiểu cầu và giảm tiểu cầu.
  • Suy gan.

Người bệnh khi gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào của thuốc Eftifarene 20mg, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhà nhất để được xử trí kịp thời.

6. Tương tác thuốc Eftifarene 20mg với thuốc khác

Hiện tại đến nay chưa có báo cáo tương tác thuốc Eftifarene 20mg với thuốc nào. Tuy nhiên người bệnh vẫn nên thận trọng khi phối hợp điều trị với một số loại thuốc khác. Để đảm bảo an toàn, người bệnh hãy liệt kê tất cả những dùng thuốc khác đang sử dụng cho bác sĩ, để có hướng dùng thuốc Eftifarene 20mg hiệu quả.

7. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Eftifarene 20mg

Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng thuốc Eftifarene 20mg như sau:

  • Thuốc Eftifarene 20mg có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng Parkinson. Vì thế, người bệnh nhất là người cao tuổi cần được kiểm tra và theo dõi thường xuyên. Trong các trường hợp nghi ngờ, người bệnh cần được đưa tới bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được kiểm tra thích hợp.
  • Trong quá trình điều trị nếu gặp phải triệu chứng Parkinson, hội chứng chân bứt rứt, dáng đi không vững, run, cần ngừng thuốc ngay lập tức.
  • Người bệnh có thể gặp biểu hiện dáng đi không vững, ngã hoặc tụt huyết áp, thường gặp nhất ở những người bệnh đang dùng các thuốc điều trị tăng huyết áp.
  • Người bệnh suy thận mức độ vừa.
  • Người bệnh trên 75 tuổi.
  • Hoạt chất Trimetazidin trong thuốc có thể gây các triệu chứng như chóng mặt, lơ mơ. Vì thế, có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
  • Không khuyến cáo sử dụng Trimetazidin trong khi mang thai và cho con bú.

Thuốc Eftifarene 20mg được sử dụng theo tờ kê đơn của bác sĩ hoặc dược sĩ, người bệnh không tự ý sử dụng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

400 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan