1. Nghiên cứu về mối liên quan giữa âm nhạc và cơn đau thắt ngực
Nghiên cứu trên cho thấy, liệu pháp âm nhạc giúp cải thiện tình trạng của tất cả các bệnh nhân hồi phục sau nhồi máu cơ tim (đột quỵ tim) kể các bệnh nhân có hội chứng cơn đau thắt ngực sau nhồi máu cơ tim. Liệu pháp này có hiệu quả tốt, chi phí không đáng kể và rất dễ để thực hiện.
Các nhà nghiên cứu ở đại học University of Belgrade đã lấy kết quả nghiên cứu từ 350 bệnh nhân nhồi máu cơ tim và gặp cơn đau thắt ngực hậu nhồi máu tim. Đối tượng nghiên cứu được chia thành 2 nhóm bằng nhau: 1 nhóm được cung cấp các thuốc thông thường - nitrates, aspirin, các thuốc chống đông máu, beta-blockers, statins, calcium channel blockers, các thuốc giảm huyết áp và thuốc hỗ trợ giảm đau ngực ranolazine - nhóm còn lại ngoài các dược phẩm trên còn được áp dụng liệu pháp âm nhạc.
Khi thực hiện liệu pháp âm nhạc, các đối tượng nghiên cứu được cho nghe 30 phút nhạc theo thể loại mà họ yêu thích mỗi ngày, thường là khi nghỉ ngơi. Sau 7 năm, nhóm đối tượng thực hiện liệu pháp âm nhạc có các chỉ số thể hiện lo âu thấp hơn 1⁄3 so với các đối tượng còn lại, ngoài ra tỷ lệ đau ngực cũng giảm khoảng 1⁄4. Ngoài ra, tỷ lệ các bệnh về tim khác cũng giảm bao gồm suy tim, nhồi máu cơ tim, tỷ lệ cần phải phẫu thuật và tử vong do bệnh về tim mạch.
2. Các lợi ích của âm nhạc đối với bệnh tim mạch nói chung và cơn đau thắt ngực nói riêng
2.1 Giảm căng thẳng và áp lực
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng âm nhạc có khả năng giảm căng thẳng và áp lực trong cuộc sống hàng ngày. Một nghiên cứu được công bố trong "Journal of Music Therapy" đã cho rằng việc nghe nhạc có tác động tích cực đến việc giảm căng thẳng và tăng cường tinh thần tự do ở các cá nhân. Âm nhạc cũng có khả năng giúp giảm các chỉ số sinh lý của căng thẳng như cortisol và nhịp tim nhanh.
2.2 Cải thiện nhịp tim nhanh và huyết áp:
Âm nhạc có thể có tác động đáng kể đến hệ thần kinh và tim mạch. Nghe nhạc thư giãn và nhẹ nhàng có thể giúp giảm tốc độ nhịp tim, đồng thời làm giảm huyết áp máu. Một ví dụ điển hình là âm nhạc cổ điển hoặc nhạc jazz nhẹ nhàng có khả năng làm dịu tâm trạng và ảnh hưởng tích cực đến tim mạch. Các nghiên cứu đã ghi nhận rằng nghe âm nhạc tĩnh lặng có thể giúp cân bằng hệ thần kinh tự động, cải thiện nhịp tim nhanh và huyết áp.
2.3 Thúc đẩy sự thư giãn và giấc ngủ tốt:
Âm nhạc thư giãn, như âm nhạc cổ điển hoặc nhạc tự nhiên, thường được sử dụng để tạo ra môi trường thư giãn. Nghe nhạc nhẹ và yên bình trước khi đi ngủ có thể giúp giảm căng thẳng, tạo cảm giác thư giãn, và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Các tác nhân này có thể giúp chúng ta có giấc ngủ sâu và giảm các rối loạn giấc ngủ.
Âm nhạc có sức mạnh đáng kể đối với trái tim và tâm trạng, và nó có thể được sử dụng như một công cụ hữu ích để giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe tim mạch, thúc đẩy sự thư giãn và cải thiện giấc ngủ, giảm cơn đau thắt ngực.
3. Ngăn chặn đột quỵ tái diễn
Theo Hiệp hội Tim Mạch Mỹ ( AHA), cứ mỗi 5 người đột quỵ sẽ có 1 người gặp phải nhồi máu cơ tim tái diễn trong vòng 5 năm. Mỗi năm, có hơn 335.000 ca nhồi máu cơ tim tái diễn ở Mỹ. Người có tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc nguy cơ nhồi máu cơ tim cao được khuyên làm theo những điều này để ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim tái diễn:
● Bỏ thuốc: Bạn có thể giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim tái diễn đến 50% chi đơn giản bằng việc bỏ thuốc. Hút thuốc là không những có những tác hại rất nghiêm trọng đối với cơ thể nói chung mà còn có những tác hại cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe tim mạch nói riêng. Hút thuốc là một trong những nguyên nhân xuất hiện hàng đầu trong các trường hợp đột quỵ được ghi nhận hàng năm.
● Chế độ ăn lành mạnh: LDL-C, hay còn gọi là cholesterol có hại, là thủ phạm đằng sau các cơn đau tim. Chế độ ăn ít chất béo có nguồn gốc động vật có thể giúp bạn giảm LDL-C, giảm nguy cơ đau tim và tăng cường sức khỏe tim mạch.
● Uống thuốc theo đúng chỉ định bác sĩ: Một số dược phẩm có thể giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn tốt hơn.
● Tăng cường vận động: Vận động với cường độ hợp lý có thể tăng cường sức khỏe tim mạch rất rõ rệt, tăng cường thể trạng và cải thiện sức khỏe toàn diện.
Mặc dù chúng ta hiểu rằng âm nhạc không thể loại bỏ cục máu đông, hoặc chữa khỏi hoàn toàn các bệnh về tim mạch, nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng âm nhạc có tác động đáng kể lên hệ thần kinh trung ương, giúp giảm thiểu các hoạt động tiêu cực của hệ thần kinh và giảm stress. Vì stress cũng được xem là 1 trong những nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp, stress sẽ gây ra cũng áp lực nặng lên trái tim dẫn đến nguy cơ xảy ra các cơn đau thắt ngực sẽ tăng lên đáng kể.
Dù hiện nay số lượng nghiên cứu về vấn đề này vẫn chưa nhiều, các nhà khoa học cũng chưa thể đưa ra được kết luận cuối cùng về vai trò và tầm ảnh hưởng của âm nhạc đối với sức khỏe tim mạch, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận tác dụng tốt của việc nghe nhạc hàng ngày đến sức khỏe tim mạch. Thói quen nghe nhạc là một thói quen dễ thực hiện, nếu bạn quan tâm đến sức khỏe im mạch của mình thì bạn cũng nên dành ra 1 ít thời gian nhé.