Công dụng thuốc Duclacin 375

Duclacin 375mg là thuốc kháng sinh được chỉ định trong các trường hợp viêm, nhiễm khuẩn. Cụ thể công dụng thuốc Duclacin 375mg là gì, ai có thể dùng, dùng thế nào an toàn,... Cùng tìm hiểu rõ hơn về Duclacin 375 ngay sau đây.

1. Duclacin 375mg là thuốc gì?

Duclacin 375mg là thuốc kháng sinh, thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, kháng viêm, kháng nấm, kháng viêm, chống nhiễm khuẩn. Thuốc được sản xuất tại Ấn Độ, bởi hãng dược phẩm Medreich Limited. Duclacin 375 được nhập khẩu vào Việt Nam theo số đăng ký VN – 20864 – 17.

Thành phần chính của Duclacin 375mg gồm:

  • Amoxicilin;
  • Acid Clavulanic;
  • Natri Croscarmellose;
  • Ellulose vi tinh thể;
  • Magnesi stearat;
  • Talc;
  • Hypromellose (E-15);
  • Ethyl Cellulose;
  • Propylen Glycol;
  • Opaspray KI-7000

Thuốc Duclacin 375 được bào chế dạng viên nén bao phim, đựng trong hộp hình chữ nhật màu trắng chữ đen đỏ. Đóng gói hộp 2 vỉ x 10 viên. Đây là thuốc bán theo đơn.

2. Duclacin 375mg là thuốc gì?

Theo đó, thành phần chính của thuốc Duclacin 375Amoxicillin và Axit Clavulanic cũng các tá dược. Trong đó, Amoxicillin là một dạng penicillin bán tổng hợp ức chế một hoặc nhiều enzym trong đường sinh tổng hợp Pepridoflycan của vi khuẩn. Khả năng ức chế tổng hợp Peptidoglycan khiến tế bào bị suy yếu, vỡ vỡ màng tế bào và tiêu diệt vi khuẩn. Axit Clavulanic là một beta – lactam có cấu trúc tương tự như kháng sinh Penicillin.

Do đó, công dụng của Duclacin 375mg dùng để tiêu diệt các loại vi sinh vật như:

2.1 Duclacin 375 điều trị vi khuẩn thuộc các loài nhạy cảm phổ biến

Vi sinh vật Gram (+) hiếu khí (Enterococcus faecalis, Gardneralla vaginalis, Staphylococcus aureus,...); Vi sinh vật gram (-) hiếu khí (Capnocytophaga spp, Eikenella coroden,...); Vi sinh vật kỵ khí (Bacteroides Fragilis, Fusobacterium nucleatum,..).

2.2 Duclacin 375 điều trị khuẩn thuộc những loài ít khả năng có đề kháng thu nhân

Vi sinh vật Gram (+) hiếu khí (Enterococcus faecium); Vi sinh vật Gram (-) hiếu khí (E.coli, Klebsiella oxyoca...);

2.3 Duclacin 375 điều trị những vi sinh vật vốn đã đề kháng

Vi sinh vật Gram (+) hiếu khí ( Acietobacter sp. Enterobacter sp.,..); Các vi sinh vật khác (Chlamydophila pneumoniea, Chlamydophila psittaci và Mycoplasma pneumoniae...)

Chỉ định dùng Duclacin 375 mg

Duclacin 375 thường được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn như sau:

  • Nhiễm trùng da và cấu trúc da;
  • Viêm bàng quang, đường tiết niệu,niệu đạo...;
  • Viêm đường hô hấp trên: Viêm xoang, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm họng...;
  • Viêm đường hô hấp dưới: Viêm phổi, viêm phế quản,...
  • Các nhiễm trùng khác: Nhiễm khuẩn sau hậu sản, sảy thai, nhiễm khuẩn sau hậu phẫu;
  • Dự phòng trong khi thực hiện các ca phẫu thuật, tiểu phẫu;

Duclacin 375mg là thuốc dùng theo đơn. Chỉ định cho các đối tượng kể trên, ở nhóm đối tượng khác cần theo dõi, thận trọng khi dùng.

3. Liều dùng và cách dùng thuốc Duclacin 375 mg

Thuốc Duclacin 375mg là chế phẩm có chứa Amoxicillin/ Clavulanic. Do đó, cần được dùng trước hoặc ngay khi bắt đầu bữa ăn. Điều này nhằm giảm sự kích ứng cho dạ dày và tăng cường khả năng hấp thu thuốc của cơ thể.

Liều dùng Duclacin 375 như sau:

  • Đối với người lớn dùng 3 viên/ ngày x 3 lần. Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng thì có thể dùng liều cao hơn tuỳ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đối với trẻ em có cân nặng >40kg có thể dùng theo liều của người lớn. Trẻ có cân nặng dưới 40kg thì không nên dùng thuốc Duclacin 375 mg.

Đối với các bệnh nhân suy thận liều dùng thuốc Duclacin 375mg như sau:

  • Suy thận nhẹ: Dùng liều 2 lần/ ngày mỗi lần 1 viên.
  • Suy thận vừa và nặng: 1 viên sau mỗi 12h;

Khi dùng cần có sự theo dõi, chỉ định bởi bác sĩ, tránh tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc, tác dụng phụ. Dùng thuốc không quá 14 ngày (trừ các trường hợp đặc biệt theo chỉ định).

4. Chống chỉ định thuốc Duclacin 375mg

Thuốc Duclacin 375mg không dùng trong các trường hợp sau;

  • Trẻ em dưới 40kg;
  • Quá mẫn với các dược chất, các Penicillin hoặc tá dược trong thành phần của Duclacin 375;
  • Tiền sử có phản ứng quá mẫn nghiêm trọng (sốc phản vệ) với các tác nhân beta – lactam (cephalosporin, Monobactam, Carbapenem);
  • Bệnh nhân có tiền sử vàng da/ suy gan do sử dụng Amoxicillin/ Acid Clavulanic;

5. Lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc Duclacin 375mg

Duclacin 375 là thuốc kháng sinh, chính vì thế trước khi dùng cần phải thăm khám cận thận các vấn đề liên quan đến phản ứng quá mẫn với các kháng sinh Penicillin, Cephalosporin hay các beta -lactam khác.

Phản ứng quá mẫn gây nghiêm trọng, thậm chí là tử vong đã được báo cáo. Phản ứng này thường gặp ở các đối tượng có tiền sử quá mẫn với Penicillin và những đối tượng dị ứng.

Không dùng thuốc Duclacin 375mg cho các trường hợp có nghi ngờ tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn. Khi dùng Duclacin 375 với Allopurinol có thể làm tăng phản ứng phụ về da. Thận trọng khi dùng cho các bệnh nhân có các tổn thương ở gan

6. Tương tác Duclacin 375

Duclacin 375 có tương tác với các thuốc khác bao gồm:

  • Các loại kháng sinh khác;
  • Methotrexat;
  • Probencecid.

Hãy thông báo cho bác sĩ những loại thuốc bạn đang dùng, đã dùng trong vòng 14 ngày khi có chỉ định dùng Duclacin 375. Việc làm này nhằm mục đích giảm thiểu tương tác thuốc, tác dụng phụ khi dùng.

7. Tác dụng phụ Duclacin 375

Thuốc Duclacin 375mg có thể gây ra một số tác dụng phụ, điển hình nhất là nôn và buồn nôn ( thường gặp khi dùng liều cao), khó tiêu, nổi mề đay...Một số biểu hiện hiếm gặp như giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, nổi hồng ban,...

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng phụ khi dùng thuốc Duclacin 375mg.

8. Bảo quản thuốc Duclacin 375mg

Duclacin 375 được bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ phòng là lý tưởng.

Tóm lại, Duclacin 375 là thuốc kháng sinh đường uống dùng để trị các dạng nhiễm khuẩn theo chỉ định. Để dùng thuốc an toàn đừng quên lắng nghe tư vấn, chỉ định từ bác sĩ, dược sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

216 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan