Công dụng thuốc Diintasic

Thuốc Diintasic là một dạng thuốc giảm đau, hạ sốt. Thuốc được bào chế dạng viên nang, với thành phần là Paracetamol 325 mg, Tramadol Hydroclorid 37,5 mg cùng tá dược. Thuốc được chỉ định sử dụng trong các trường hợp giảm đau như: đau ngực, đau lưng, đau đầu, nhức răng, đau dây thần kinh, đau do chấn thương, đau cơ....

1. Thuốc Diintasic là thuốc gì?

Thuốc Diintasic là một dạng thuốc giảm đau, hạ sốt. Thuốc được bào chế dạng viên nang, với thành phần là Paracetamol 325 mg, Tramadol Hydroclorid 37,5 mg cùng tá dược.

Chỉ định

Thuốc Diintasic công dụng như thế nào? Đây là thuốc được kê đơn, chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Dùng để giảm đau ở cấp độ II như: đau lưng, đau thắt lưng, đau ngực, đau toàn thân, đau đầu nặng, đau răng, đau dây thần kinh, đau do chấn thương, đau cơ, đau do ung thư.
  • Chứng đau nhức kèm theo sốt hay không sốt ở những mức độ vừa, đau dữ dội: đau đầu, đau dây thần kinh và đau toàn thân mà không đáp ứng được với thuốc giảm đau ngoại biên.

Chống chỉ định

Thuốc Diintasic chống chỉ định trong các trường hợp sau đây:

  • Thuốc không dành cho trẻ em dưới 12 tuổi và phụ nữ mang thai
  • Lưu ý không dùng cho người bị tổn thương gan nặng và mẫn cảm với thành phần thuốc.

2. Cách dùng thuốc Diintasic

Cách dùng: Thuốc Diintasic dùng qua đường uống.

  • Liều dùng theo hướng dẫn là 1 viên * 3 lần / ngày. ( người lớn)
  • Uống thuốc sau ăn ( vào lúc no) hay trong bữa ăn chính hay ăn nhẹ. Các liều cách nhau ít nhất là 4 – 6 giờ, cần chú ý không uống quá 8 viên / ngày.
  • Với bệnh nhân suy thận thì cần tăng khoảng cách sử dụng giữa các liều, không được sử dụng quá 2 viên trong ngày và cách nhau 12 giờ.
  • Người suy giảm chức năng gan nặng cũng nên sử dụng cách 12 giờ / 1 viên. Không quá 2 viên / ngày.
  • Ở bệnh nhân cao tuổi, trên 75 tuổi. Do thành phần thuốc chứa Tramadol nên liều sử dụng không nên dưới 6 giờ.

Lưu ý: Liều dùng thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không sử dụng nhiều hơn hoặc ít hơn so với quy định với mong muốn đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.

3. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Diintasic

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Diintasic như sau:

  • Khi sử dụng đồng thời tramadol với các loại thuốc SSRI ( dùng để ức chế tái hấp thu serotonin), TCA ( hợp chất 3 vòng), Opioid, IMAO, thuốc an thần hay các thuốc giảm co giật thì cần phải đề phòng hiện tượng gây co giật.
  • Với những bệnh nhân suy hô hấp hay có nguy cơ suy hô hấp, dùng liều cao tramadol kèm với thuốc tê, thuốc mê và rượu sẽ có hiện tượng gây suy hô hấp.
  • Nếu sử dụng đồng thời với thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương như rượu, Opioid, thuốc gây tê, gây mê, thuốc ngủ và thuốc an thần thì nên cẩn trọng.
  • Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân bị chấn thương đầu, tăng áp lực nội sọ, bệnh nhân nghiện thuốc phiện sẽ có nguy cơ gây tái nghiện, hay với bệnh nhân nghiện rượu mạn tính sẽ gây độc tính trên gan
  • Thận trọng với bệnh nhân suy gan, thận vaà không dùng quá liều chỉ định. Đặc biệt lưu ý không dùng kết hợp với thuốc khác chứa paracetamol hay tramadol.

4. Những tác dụng phụ không mong muốn của Diintasic

Cũng giống như những thuốc giảm đau khác, thuốc Diintasic cũng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Gây tác dụng lên hệ thần kinh trung ương và hệ tiêu hóa như: buồn nôn, buồn ngủ và chóng mặt, hoa mắt

Những tác dụng phụ sau đây có xảy ra với các bệnh nhân sử dụng, tuy nhiên không phổ biến:

  • Cơ thể suy nhược, có cảm giác mệt mỏi hay xúc động mạnh
  • Có tác động lên hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên như đau đầu, rùng mình
  • Có tác động đến hệ tiêu hóa gây ra táo bón, tiêu chảy, đầy hơi và khó tiêu, khô miệng và nôn mửa
  • Với hệ thần kinh thì có tác động gây rối loạn tâm lý như lo lắng, nhầm lẫn, bồn chồn và mất ngủ
  • Đối với da thì gây ngứa, tăng tiết mồ hôi và phát ban

Những tác dụng phụ dưới đây có thấy trên lâm sàng nhưng hiếm gặp:

  • Cảm thấy đau toàn bộ cơ thể, rét run, có những triệu chứng giống như cai thuốc và có khi còn ngất
  • Có tác động lên hệ tim mạch như tăng huyết áp, tăng huyết áp trầm trọng hay tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, thấy hiện tượng trống đánh ngực và mạch đập nhanh
  • Với hệ thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên có những dấu hiệu mất thăng bằng, co giật, bị căng cơ và đau nửa đầu.
  • Tác động đến hệ tiêu hóa như khó nuốt, phân thải màu đen do bị xuất huyết và phù lưỡi, đồng thời gây rối loạn tiêu hóa và chuyển hóa về dinh dưỡng nên gây sụt cân
  • Những biểu hiện về tâm thần đáng lo ngại như: mất ý thức, trầm cảm, lạm dụng thuốc, có tâm trạng bất ổn, gây ảo giác, bất lực và ác mông, hay có những ý tưởng không bình thường
  • Gây thiếu máu do rối loạn hồng cầu, gây rối loạn thị giác làm cho tầm nhìn không bình thường.
  • Những trường hợp xảy ra tác dụng phụ có báo cáo như: tăng huyết áp, phản ứng dị ứng như phản vệ, nổi mề đay...có những rối loạn chức năng về nhận thức, hay có những hội chứng serotonin như: sốt, kích thích, run rẩy, hay lo âu và căng thẳng...

5. Tương tác với các thành phần có trong thuốc khác

  • Sử dụng đồng thời hai loại tramadol hydrochloride với carbamazepine có làm tăng sự chuyển hóa tramadol. Những tác dụng giảm đau có trong tramadol sẽ bị giảm sút so với bệnh nhân uống carbamazepine.
  • Sử dụng đồng thời với thuốc quinidine thì Tramadol có trong thuốc Diintasic sẽ chuyển hóa thành M1 bằng CYP2D6. Khi hai thành phần uống cùng nhau sẽ làm tăng hàm lượng của tramadol.
  • Sử dụng cùng với thuốc có chứa các chất thuộc nhóm warfarin thì phải đánh giá định kì thời gian đông máu ngoại lai khi sử dụng đồng thời với các thuốc này. Do IRN có biểu hiện tăng ở một số bệnh nhân.
  • Sử dụng kết hợp với chất ức chế CYP2D6: theo các nghiên cứu về tương tác thuốc trên microsome của gan cho thấy, khi các thành phần thuốc này kết hợp với nhau sẽ làm hạn chế chuyển hóa tramadol
  • Sử dụng kết hợp với cimetidine chưa có nghiên cứu cho thấy thay đổi tính chất dược động học của nó.

Để tránh những tương tác thuốc có thể xảy ra, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ và dược sĩ tư vấn về các loại thuốc, thảo dược, thực phẩm chức năng đang sử dụng để bác sĩ cân nhắc và kê đơn thuốc phù hợp giúp nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn.

  • Xử lý khi bỏ quên liều thuốc: Nếu quên một liều thuốc thì bạn hãy bổ sung ngay khi bạn nhớ ra. Nếu nó quá gần với liều thuốc kế tiếp theo thì bạn nên dừng lại, bỏ qua liều đã quên và uống liều tiếp theo như kế hoạch, không bổ sung gấp đôi để bùa lại.
  • Xử lý quá liều thuốc: Nếu sử dụng quá liều thì người bệnh cần thông báo cho bác sĩ hay nhân viên y tế ngay. Nếu có những dấu hiệu cơ thể bất thường thì cần phải gọi cấp cứu để được khám chữa và xử lý kịp thời. Trước khi đi cần mang theo toa thuốc, lọ thuốc đang sử dụng để bác sĩ có cơ sở khám chữa bệnh.

Tóm lại, thuốc Diintasic là một loại thuốc dùng trong các trường hợp giảm đau, hạ sốt, nhức răng hay đau dây thần kinh ở các cấp độ vừa và nặng. Thuốc được điều trị ở dạng viên uống nên khá tiện dụng. Tuy nhiên bệnh nhân nên lưu ý là không sử dụng bừa bãi và chưa có chỉ định của bác sĩ. Vì chúng có những tác dụng phụ nhất định gây ảnh hưởng đến gan, thận hay tiêu hóa của cơ thể. Cần phải sử dụng đúng liều và đúng cách để có hiệu quả tốt nhất.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

637 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thuốc bostacet
    Các tương tác có thể gặp của thuốc Bostacet

    Thuốc Bostacet với hai hoạt chất chính Paracetamol và Tramadol, là thuốc giảm đau được sử dụng trong điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc một số thông ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • colatus
    Công dụng thuốc Colatus

    Colatus có chứa các thành phần Paracetamol, Phenylephrin hydrochlorid, Chlorpheniramin maleat và Extromethorphan HBr.H2O. Tuân thủ chỉ định và liều dùng A.T Calmax 500 sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng ...

    Đọc thêm
  • Skdol Cafein
    Công dụng thuốc Skdol Cafein

    Thuốc Skdol cafein là thuốc không dùng theo đơn của bác sĩ, thường được khuyến cáo sử dụng để điều trị giảm đau hạ sốt cho các trường hợp bị đau đầu, đau răng, đau xương khớp, đau bụng kinh,... ...

    Đọc thêm
  • Lusanti
    Công dụng thuốc Lusanti

    Thuốc Lusanti là thuốc chống viêm giảm đau hạ sốt. Thuốc Lusanti nên được sử dụng khi có chỉ định hướng dẫn của bác sĩ. Sau đây là một vài lưu ý cho bạn đọc tham khảo và hiểu rõ ...

    Đọc thêm
  • Alloflam 300
    Công dụng thuốc Alloflam 300

    Thuốc Alloflam 300 được sử dụng điều trị các bệnh lý như viêm khớp, sỏi thận,... Thuốc Alloflam 300 có thành phần chính là Allopurinol. Bài viết dưới đây xin gửi đến độc giả những thông tin chi tiết về ...

    Đọc thêm