Công dụng thuốc Cymbata

Cymbata thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, dạng bào chế viên nang cứng bao tan trong ruột, đóng gói hộp 4 vỉ x 7 viên. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Cymbata sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

1. Cymbata là thuốc gì? Chỉ định khi nào?

Thuốc Cymbata có chứa thành phần chính là Duloxetine (dưới dạng Duloxetin HCl) hàm lượng 30mg. Thuốc được chỉ định trong điều trị các trường hợp:

  • Bệnh trầm cảm nặng.
  • Bị rối loạn lo âu lan tỏa (lo lắng và căng thẳng kéo dài).
  • Đau thần kinh ngoại vi do tiểu đường (với các biểu hiện như bị đốt, đau nhói, đâm hoặc sốc điện và mất cảm giác ở các khu vực bị ảnh hưởng).

2. Chống chỉ định dùng thuốc Cymbata

Thuốc Cymbata chống chỉ định trong trường hợp:

  • Người có tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần, tá dược của thuốc Cymbata.
  • Người đang mắc bệnh gan và có nguy cơ suy gan.
  • Người bị suy thận nặng (có độ thanh thải creatinin < 30ml/phút).
  • Đang điều trị bằng các chất ức chế CYP1A2 mạnh như Fluvoxamin, tthuốc điều trị trầm cảm, Ciprofloxacin hoặc Enoxacin...
  • Đang điều trị bằng các thuốc MAOIs không chọn lọc.
  • Người bị tăng huyết áp không kiểm soát hoặc bị bệnh tim.

3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Cymbata

Cách dùng:

  • Thuốc Cymbata dùng bằng đường uống. Người bệnh nên nuốt toàn bộ viên thuốc với nước sôi để nguội, cùng hoặc không cùng với thức ăn đều được.
  • Nên uống thuốc Cymbata vào 1 thời điểm nhất định trong ngày để tránh trường hợp quên thuốc.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc Cymbata, người bệnh không được ngừng đột ngột mà phải tuân theo liệu trình điều trị của bác sĩ.

Liều dùng:

Đối với điều trị bệnh trầm cảm và đau thần kinh ngoại vi do tiểu đường:

  • Liều thông thường: 60mg 1 lần/ ngày.

Đối với rối loạn lo âu lan tỏa:

  • Liều khởi đầu thông thường: 30mg 1 lần/ ngày. Sau đó sẽ tăng liều lên 60mg 1 lần/ ngày và có thể điều chỉnh liều lên tới 120mg/ 1 ngày dựa trên mức đáp ứng với thuốc của người bệnh.

Liều dùng Cymbata cho nhóm đối tượng đặc biệt:

  • Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều lượng Cymbata cho bệnh nhân cao tuổi. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng thuốc Cymbata cho đối tượng này.
  • Bệnh nhân suy gan: Thuốc Cymbata không sử dụng cho bệnh nhân bị bệnh gan vì có thể dẫn đến suy gan.
  • Bệnh nhân suy thận: Không cần điều chỉnh liều Cymbata ở bệnh nhân suy thận nhẹ hoặc trung bình (độ thanh thải creatinin 30-80ml/phút). Thuốc Cymbata không sử dụng ở bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30ml/phút).
  • Trẻ em: Không sử dụng thuốc Cymbata cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi vì độ an toàn chưa được xác lập.

Lưu ý:

  • Tránh việc ngừng thuốc Cymbata đột ngột. Khi ngừng điều trị với Cymbata thì nên giảm dần liều dùng trong ít nhất 1-2 tuần để làm giảm nguy cơ của phản ứng cai thuốc.
  • Nếu các phản ứng nghiêm trọng xảy ra sau giảm liều hoặc sau khi ngưng điều trị với Cymbata, người bệnh nên xem xét việc dùng lại liều cũ và sau đó có thể tiếp tục giảm liều nhưng với tốc độ chậm hơn.

Lưu ý: Liều dùng Cymbata trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Cymbata cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Cymbata phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Cách xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Cymbata:

  • Trong trường hợp quên liều thuốc Cymbata thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều Cymbata đã quên và sử dụng liều mới.

Khi sử dụng thuốc Cymbata quá liều thì người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

4. Tương tác thuốc Cymbata

Cymbata có thể xảy ra phản ứng tương tác nếu dùng đồng thời với:

  • Các chất ức chế Monoamin oxidase (MAOIs): Lonexolid (kháng sinh) và Moclobemid (thuốc chống trầm cảm).
  • Thuốc gây buồn ngủ như: Benzodiaxepin, thuốc chống loạn thần, thuốc giảm đau mạnh, Phenobarbital và thuốc kháng histamin.
  • Thuốc làm tăng nồng độ Serotonin: Triptans, Tryptophan, Tramadol, SSRIs (Paroxetin và Fluaxetin), SNRIs (Venlafaxin), thuốc chống trầm cảm ba vòng (Clomipramin, Amitriptylin), Pethidin và MAOIs.
  • Thuốc chống đông đường uống.
  • Thuốc kháng tiểu cầu.

Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Cymbata thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Cymbata phù hợp.

5. Tác dụng phụ cùa thuốc Cymbata

Ở liều điều trị, thuốc Cymbata được dung nạp tốt. Tuy nhiên, quá trình sử dụng Cymbata, người bệnh vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ như:

Rất thường gặp:

  • Nhức đầu;
  • Buồn ngủ.
  • Mệt mỏi;
  • Buồn nôn và khô miệng.

Thường gặp:

  • Chán ăn;
  • Giảm cân;
  • Hay ngáp vặt.
  • Khó ngủ và gặp ác mộng;
  • Lo lắng và kích động.
  • Chóng mặt;
  • Cảm giác chậm chạp;
  • Run, tê, chích và ngứa da.
  • Mắt nhìn mờ;
  • Ù tai;
  • Đánh trống ngực;
  • Tăng huyết áp và mặt đỏ bừng.
  • Táo bón;
  • Tiêu chảy;
  • Đau dạ dày;
  • Ợ nóng và khó tiêu.
  • Tăng tiết mồ hôi và phát ban.
  • Đau cơ;
  • Co thắt cơ bắp;
  • Đau khi tiểu tiện;
  • Đi tiểu thường xuyên;
  • Giảm ham muốn tình dục;
  • Rối loạn tình dục;
  • Bất thường cương cứng và xuất tinh.
  • Bị ngã và mệt mỏi.

Không thường gặp:

  • Viêm họng;
  • Khàn giọng;
  • Ý nghĩ tự tử;
  • Khó ngủ;
  • Chất lượng giấc ngủ kém;
  • Nghiến răng;
  • Cảm thấy mất phương hướng và thiếu động lực.
  • Cơ bắp co giật đột ngột;
  • Cảm giác bồn chồn và không thể ngồi hoặc đứng yên;
  • Cảm thấy lo lắng và khó tập trung;
  • Thay đổi vị giác;
  • Khó kiểm soát chuyển động;
  • Thiếu sự phối hợp hay chuyển động mà không điều khiển được các cơ bắp;
  • Hội chứng chân tay bồn chồn.
  • Giãn đồng tử;
  • Có vấn đề về thị lực.
  • Cảm giác choáng váng, đau tai, chóng mặt, nhịp tim nhanh hoặc không đều.
  • Ngất xỉu, chóng mặt và choáng váng;
  • Ngón tay và ngón chân lạnh.
  • Co thắt họng;
  • Chảy máu môi.
  • Nôn ra máu;
  • Đi ngoài ra phân đen;
  • Đau dạ dày;
  • Ợ nóng;
  • Khó nuốt;
  • Viêm gan có thể gây ra đau hạ sườn;
  • Vàng da hoặc vàng lòng trắng mắt.
  • Đổ mồ hôi ban đêm;
  • Nổi mề đay;
  • Đổ mồ hôi lạnh;
  • Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và hay bị bầm tím da.
  • Tiểu buốt;
  • Tiểu đêm, tiểu rắt và giảm lượng nước tiểu;
  • Rối loạn kinh nguyệt và đau tinh hoàn;
  • Đau ngực, cảm giác lạnh và khát nước;
  • Run rẩy, cảm giác nóng và dáng đi bất thường;
  • Tăng cân;
  • Tăng men gan;
  • Tăng nồng độ potassium, creatin phosphokinase, glucose hoặc cholesterol.

Hiếm gặp:

  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng gây khó thở, chóng mặt và sưng miệng lưỡi.
  • Giảm hoạt động của tuyến giáp có thể gây ra mệt mỏi hoặc tăng cân.
  • Mất nước, hạ nồng độ natri máu (chủ yếu ở những người cao tuổi, các triệu chứng có thể bao gồm cảm giác chóng mặt, yếu mệt, bồn chồn, buồn ngủ, ngất xỉu, co giật hoặc ngã);
  • Hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp (SIADH).
  • Hành vi tự tử và hưng cảm;
  • Ảo giác, kích động và hung dữ;
  • Hội chứng serotonin (cảm giác rất hạnh phúc, vụng về, buồn ngủ, bồn chồn, sốt, ra mồ hôi, cảm thấy say rượu hoặc cứng cơ bắp).
  • Tăng áp lực trong mắt (glaucoma);
  • Viêm miệng, đi ngoài ra máu, co cơ hàm và hơi thở hôi;
  • Suy gan, vàng da hoặc vàng lòng trắng của mắt;
  • Hội chứng Stevens-Johnson;
  • Mùi nước tiểu bất thường;
  • Các triệu chứng mãn kinh, tiết sữa bất thường ở nam giới hoặc phụ nữ.

Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Cymbata và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

6. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Cymbata

  • Người bệnh không tự ý ngưng sử dụng thuốc Cymbata khi không được bác sĩ kê đơn ngay cả khi triệu chứng đã cải thiện. Nếu muốn ngừng dùng thì cần giảm liều Cymbata từ từ để không gặp phải triệu chứng như ngứa ran, chóng mặt, kim châm, sốc điện và mệt mỏi.
  • Nên thận trọng khi dùng thuốc Cymbata với các trường hợp:
    • Bị hứng cảm, có cơn co giật, bị rối loạn lưỡng cực.
    • Có vấn đề về mắt như bệnh tăng nhãn áp (tăng áp lực trong mắt).
    • Có tiền sử rối loạn chảy máu (hay xuất hiện các vết bầm tím).
    • Đang dùng các loại thuốc khác để điều trị trầm cảm.
    • Có bệnh thận, đang dùng thuốc có thể gây tổn thương gan.
    • Có nồng độ natri thấp (đang dùng thuốc lợi tiểu, đặc biệt là người cao tuổi).
    • Đang dùng các loại thuốc khác có chứa Duloxetin.
    • Khi tình trạng trầm cảm, ý nghĩ tự tử hoặc lo âu trở nên nghiêm trọng hơn cần báo ngay cho bác sĩ điều trị biết và đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay.
    • Phụ nữ đang có thai và cho con bú.
    • Người làm nghề lái xe hoặc vận hành máy móc.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Cymbata, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Cymbata điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

33 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan