Công dụng thuốc Conazonin

Thuốc Conazonin là thuốc kê đơn, dùng để điều trị các trường hợp nhiễm nấm và lang ben. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Conazonin, người bệnh cũng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

1. Thuốc Conazonin công dụng là gì?

1.1. Thuốc Conazonin là thuốc gì?

Thuốc Conazonin là loại thuốc thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc Conazonin có thành phần chính là Itraconazole (dưới dạng vỉ hạt chứa Itraconazol 22%) 100mg.

Thuốc Conazonin được sản xuất tại Công ty dược phẩm OPV - Việt Nam và đăng ký bởi Công ty dược phẩm OPV, có số đăng ký là VD - 26979 - 17

Thuốc được bào chế ở dạng nang cứng, và đóng gói dạng hộp có 1 chai 30 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên, và hộp vỉ x 4 viên

1.2. Thuốc Conazonin có tác dụng gì?

Chỉ định sử dụng của thuốc Conazonin: Thuốc Conazonin được chỉ định để sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhiễm nấm candida ở miệng và họng.
  • Lang ben, và nhiễm nấm ngoài da như bị nấm da chân, da thân, da bẹn, da kẽ tay.
  • Nấm móng tay, và móng chân.
  • Nhiễm nấm nội tạng do bị nấm Aspergillus và Candida, nhiễm nấm Cryptococcus, Sporothrix, Histoplasma, Blastomyces, Paracoccidioides.
  • Điều trị liều duy trì: Ở những người bệnh AIDS để phòng nhiễm nấm tiềm ẩn tái phát.
  • Đề phòng bệnh nhiễm nấm trong thời gian mà giảm bạch cầu trung tính kéo dài.

Chống chỉ định sử dụng của thuốc Conazonin:

  • Người bệnh quá mẫn với thuốc hoặc với những thành phần của thuốc.
  • Không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú, chỉ nên sử dụng khi nhiễm nấm nội tạng đe dọa đến tính mạng, và khi lợi ích điều trị cao hơn nguy cơ có hại cho thai nhi.
  • Dùng đồng thời với thuốc: astemizol, terfenadin, triazolam, cisapride, midazolam uống.

2. Cách sử dụng của thuốc Conazonin

2.1. Cách dùng thuốc Conazonin

  • Thuốc Conazonin được uống ngay sau khi ăn.
  • Đọc kỹ hướng dẫn cách dùng của thuốc Conazonin ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

2.2. Liều dùng của thuốc Conazonin

  • Nhiễm nấm Candida âm hộ và âm đạo: 2 viên (100mg) x 2 lần trên ngày dùng trong 1 ngày, hoặc là 2 viên x 1 lần trên ngày và dùng trong 3 ngày.
  • Bệnh lang ben: 2 viên x 1 lần trên ngày dùng trong 7 ngày.
  • Bệnh nấm ngoài da: 2 viên x 1 lần trên ngày dùng trong 7 ngày hoặc 1 viên x 1 lần trên ngày dùng trong 15 ngày.
  • Những vùng sừng hóa cao như ở các trường hợp nhiễm nấm ở lòng bàn chân, và lòng bàn tay: 2 viên x 2 lần trên ngày dùng trong 7 ngày hoặc 1 viên x 1 lần trên ngày dùng trong 30 ngày.
  • Bệnh nhiễm Candida ở miệng và họng: 1 viên x 1 lần trên ngày dùng trong 15 ngày. Ở người bệnh AIDS, cấy ghép cơ quan hoặc là giảm bạch cầu trung tính: 2 viên x 1 lần trên ngày dùng trong 15 ngày.
  • Bệnh nấm móng: uống 2 đến 3 đợt, mỗi đợt 7 ngày, và ngày uống 4 viên, sáng 2 viên, và chiều 2 viên. Những đợt điều trị luôn cách nhau 3 tuần. Hay là điều trị liên tục 2 viên x 1 lần trên ngày, dùng trong 3 tháng.
  • Bệnh nhiễm nấm nội tạng:
  • Nhiễm Aspergillus: 2 viên x 1 lần trên ngày, dùng trong 2 đến 5 tháng, nếu như bệnh lan tỏa có thể nên tăng liều 2 viên x 2 lần trên ngày.
  • Bệnh nhiễm nấm Candida: 1 đến 2 viên x 1 lần trên ngày, dùng trong 3 tuần - 7 tháng.
  • Bệnh nhiễm nấm Cryptococcus ngoài màng não: 2 viên x 1 lần trên ngày, dùng trong 2 tháng cho đến 1 năm.
  • Bệnh viêm màng não do Cryptococcus: 2 viên x 2 lần trên ngày. Điều trị duy trì: 2 viên x 1 lần trên ngày.
  • Bệnh nhiễm Histoplasma: 2 viên x 1 - 2 lần trên ngày, thời gian sử dụng trung bình là 8 tháng.
  • Bệnh nhiễm Sporothrix schenckii: 1 viên x 1 lần trên ngày, dùng trong khoảng 3 tháng.
  • Bệnh nhiễm Paracoccidioides brasiliensis: 1 viên x 1 lần trên ngày, dùng trong khoảng 6 tháng.
  • Bệnh nhiễm Chromomycosis (Cladosporium, Fonsecaea): 1 - 2 viên x 1 lần trên ngày, dùng trong khoảng 6 tháng.
  • Bệnh nhiễm Blastomyces dermatitidis: 1 viên x 1 lần trên ngày hoặc 2 viên x 2 lần trên ngày, dùng trong khoảng 6 tháng.

Xử lý khi quên liều:

Trong trường hợp bệnh nhân quên một liều khi trong quá trình dùng thuốc thì hãy bổ sung càng sớm càng tốt (thông thường thì có thể uống thuốc cách 1 tới 2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu). Tuy nhiên, nếu thời gian đã gần với liều kế tiếp, người bệnh nên bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm đã được quy định. Lưu ý là không dùng gấp đôi liều lượng đã quy định.

Xử trí khi quá liều:

Hiện vẫn chưa có nhiều thông tin về những trường hợp quá liều. Một vài người bệnh dùng liều trên 1000mg có những triệu chứng tương tự phản ứng phụ ở liều khuyên dùng. Người bệnh cần phải được điều trị triệu chứng, hỗ trợ rửa dạ dày nếu như cần thiết. Không có thuốc giải độc nào đặc hiệu. Không loại được thuốc itraconazole ra khỏi cơ thể bằng thẩm tách máu.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Conazonin

  • Trong bệnh nhiễm nấm Candida toàn thân nghi do Candida kháng Itraconazole cũng có thể không nhạy cảm với Itraconazol. Vì vậy, cần phải kiểm tra độ nhạy cảm với Itraconazol trước khi điều trị.
  • Tuy điều trị ngắn ngày, nhưng thuốc Conazonin không làm rối loạn chức năng gan, nhưng cũng không nên dùng thuốc cho người bệnh có tiền sử bệnh gan hoặc gan đã bị nhiễm độc do những thuốc khác. Khi điều trị dài ngày (khoảng trên 30 ngày) phải giám sát định kỳ chức năng gan.
  • Itraconazole là chất ức chế hệ thống enzyme cytochrome P450 3A. Vì vậy, tránh dùng đồng thời Itraconazol với những thuốc được chuyển hóa bởi hệ thống enzyme.
  • Không nên dùng Itraconazole cho những người bệnh bị suy tim sung huyết hoặc có tiền sử suy tim sung huyết, trừ khi cần điều trị nhiễm trùng nặng hoặc bị đe dọa đến tính mạng.
  • Thời kỳ có thai: Itraconazole có thể gây hại cho thai nhi. Người bệnh nên sử dụng biện pháp tránh thai để tránh mang thai trong thời gian sử dụng thuốc, và ít nhất là 2 tháng sau liều cuối cùng.
  • Thời kỳ cho con bú: Một lượng rất nhỏ Itraconazole sẽ bài tiết qua sữa mẹ. Trong các trường hợp còn nghi ngờ, thì không nên cho con bú khi đang dùng thuốc.
  • Sử dụng thuốc khi lái xe và đang vận hành máy móc: Hiện không có nghiên cứu về các ảnh hưởng đến việc lái xe và khi vận hành máy móc. Tuy vậy, cần phải tính đến khả năng có thể gặp những tác dụng phụ của thuốc (rối loạn thị giác, hay chóng mặt,...) khi đang lái xe.

4. Tác dụng phụ của thuốc Conazonin

Khi điều trị thuốc ngắn ngày, ADR thường xảy ra ở khoảng 7% người bệnh, phần lớn là triệu chứng buồn nôn, nhức đầu, đau bụng và khó tiêu.

Khi điều trị bệnh dài ngày ở những người bệnh có bệnh tiềm ẩn, phải dùng đến nhiều loại thuốc cùng loại thì tác dụng phụ xảy ra nhiều hơn (16,2%). Hầu hết, những ADR xảy ra ở đường tiêu hóa với tần suất khoảng 5 đến 6% trên số những người bệnh đã điều trị.

  • Thường gặp, ADR > 1 trên 100
    • Toàn thân: Bị chóng mặt, đau đầu, và sốt (3 đến 7%), suy nhược.
    • Tiêu hóa: Buồn nôn, táo bón, đau bụng, và rối loạn tiêu hóa.
    • Tim mạch: Bị phù (4%), đau ngực (3%), tăng huyết áp (3%).
  • Ít gặp, 1 trên 1000 < ADR < 1 trên 100
    • Toàn thân: Những phản ứng dị ứng như bị ngứa, ngoại ban, phù mạch và nổi mày đay, hội chứng Stevens - Johnson, rối loạn công thức máu, bệnh thần kinh ngoại vi, giảm kali huyết (khi dùng dài ngày).
    • Nội tiết: Rối loạn kinh nguyệt.
    • Gan: Tăng có hồi phục những enzym gan, viêm gan, đặc biệt sau khi điều trị thời gian dài.
    • Ngoài ra thì cũng thấy có nguy cơ bị viêm gan, phù và rụng lông, tóc, giảm kali huyết, đặc biệt là sau thời gian điều trị dài trên 1 tháng đối với itraconazol.
  • Hiếm gặp, ADR < 1 trên 1 000
    • Phù phổi, suy tim, và loạn nhịp tim bất thường.

5. Tương tác thuốc Conazonin

Thuốc Conazonin tương tác với các thuốc khác

  • Itraconazole là chất ức chế đến hệ thống enzym cytochrom P450 3A, vì vậy tránh dùng đồng thời Itraconazol với những thuốc được chuyển hóa bởi hệ thống enzym này, vì nồng độ những thuốc này trong huyết tương có thể sẽ làm kéo dài các tác dụng điều trị và cả tác dụng không mong muốn.
  • Astemizol, terfenadine, và cisaprid có thể làm tăng nồng độ trong huyết tương nếu như uống cùng với Itraconazol gây loạn nhịp tim thậm chí tử vong.
  • Midazolam, diazepam, và triazolam đường uống được chống chỉ định khi dùng cùng itraconazole. Nếu như midazolam được tiêm tĩnh mạch trong tiền mê để phẫu thuật thì cần phải theo dõi thật cẩn thận, vì có thể kéo dài tác dụng an thần.
  • Itraconazole dùng chung với warfarin có thể làm tăng tác dụng chống đông của chất này. Cần phải theo dõi thời gian prothrombin ở những người bệnh để giảm liều warfarin nếu như cần.
  • Với những thuốc chẹn calci, và có thể gặp phù, hay ù tai và CoA reductase như lovastatin, simvastatin, atorvastatin, pravastatin..., itraconazole có thể sẽ làm tăng nồng độ những thuốc này ở trong máu. Ðể giảm nguy cơ viêm cơ hoặc là bệnh cơ, cần tạm ngừng các thuốc này nếu như cần phải điều trị nấm toàn thân.
  • Itraconazol dùng chung với Digoxin thì nồng độ trong huyết tương sẽ tăng. Người bệnh cần được theo dõi để điều chỉnh liều.
  • Khi dùng thuốc uống chống đái tháo đường, thuốc chống nấm azol với Conazonin có thể gây hạ đường huyết mức độ nặng. Vì vậy, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ nồng độ đường trong máu để có thể điều chỉnh liều thuốc uống chống đái tháo đường.
  • Itraconazole cần môi trường acid dịch vị để có thể được hấp thu tốt. Do vậy, nếu như uống cùng các thuốc kháng acid, hay các chất kháng H2 (như ranitidin, và cimetidin) hoặc là omeprazol, sucralfat thì sinh khả dụng của itraconazole sẽ giảm đi đáng kể, làm mất đi tác dụng điều trị chống nấm. Do vậy, không nên dùng đồng thời hoặc là phải thay itraconazol bằng fluconazol hoặc amphotericin B.
  • Những thuốc cảm ứng enzym ví dụ rifampicin, phenobarbital, isoniazid, phenytoin làm giảm nồng độ của Itraconazol trong huyết tương. Do vậy, nên thay thuốc chống nấm khác nếu như xét thấy điều trị bằng isoniazid hoặc là rifampicin là cần thiết.

Thuốc Conazonin tương tác với thực phẩm:

  • Cần tránh sử dụng Itraconazole với nước bưởi chùm.
  • Nên tránh dùng Conazonin với các thực phẩm có chứa những ion đa hóa trị (calci, nhôm, sắt) vì có thể làm giảm nồng độ Itraconazole.
  • Tương tác thuốc có thể sẽ làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc là gia tăng ảnh hưởng của những tác dụng phụ. Nên người bệnh nên liệt kê các thuốc đang dùng cho các bác sĩ hoặc là dược sĩ xem.

6. Cách bảo quản thuốc Conazonin

  • Đọc kỹ thông tin bảo quản và hạn sử dụng của thuốc Conazonin đã được ghi trên vỏ sản phẩm và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
  • Thuốc Conazonin được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và ánh sáng.
  • Khi thuốc Conazonin bị quá hạn hay không thể sử dụng được nữa thì nên tham khảo ngay với bác sĩ, dược sĩ hoặc đơn vị xử lý rác để có những cách tiêu hủy thuốc một cách an toàn.
  • Không nên vứt Conazonin vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu của người có chuyên môn hoặc thẩm quyền.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

103 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Thuốc Pfizerpen: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
    Thuốc Pfizerpen: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

    Pfizerpen là thuốc chống nhiễm khuẩn để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng tim. Do là kháng sinh tiêm nên việc sử dụng Pfizerpen cần tuân thủ đúng hướng dẫn ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • cefurimaxx
    Công dụng thuốc Cefurimaxx

    Thuốc Cefurimaxx thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Vậy thuốc Cefurimaxx có tác dụng gì và cần những lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng tìm hiểu thông tin về ...

    Đọc thêm
  • Korazon Inj
    Công dụng thuốc Korazon Inj

    Thuốc Korazon Inj thuộc nhóm thuốc kháng virus và chống nhiễm khuẩn. Thuốc được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn trên cơ thể. Vậy cần những lưu ý gì khi sử dụng thuốc Korazon Inj? Hãy cùng tìm hiểu ...

    Đọc thêm
  • klonaxol
    Công dụng thuốc Klonaxol

    Thuốc Klonaxol là thuốc trị ký sinh trùng, kháng virus và chống nhiễm khuẩn. Thành phần chính có trong thuốc là hoạt chất Cefoperazone. Vậy cần có những lưu ý gì khi sử dụng thuốc Klonaxol? Hãy cùng tìm hiểu ...

    Đọc thêm
  • Maxxtriple
    Công dụng thuốc Maxxtriple

    Thuốc Maxxtriple thuộc nhóm thuốc kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc Maxxtriple có thành phần chính bao gồm Efavirenz, Emtricitabine, Tenofovir disoproxil và được chỉ định trong điều trị với liệu pháp kết hợp thuốc ...

    Đọc thêm