Công dụng thuốc Clomistal

Thuốc Clomistal được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với thành phần chính là Loratadin. Thuốc Clomistal được sử dụng trong điều trị một số triệu chứng viêm mũi dị ứng.

1. Thuốc Clomistal có tác dụng gì?

Trong mỗi viên thuốc Clomistal có chứa 5mg Loratadin cùng 30mg Pseudoephedrin Hydroclorid và các tá dược vừa đủ.

Loratadin là một loại thuốc kháng histamin tricyclique mạnh có công dụng kéo dài vớt hoạt động tính đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ở ngoại biên và không có tác dụng làm dịu trên dây thần kinh trung ương. Loratadin còn có công dụng chống ngứa và nổi mề đay liên quan đến histamin. Tuy nhiên, Loratadin không có công dụng bảo vệ hay hỗ trợ lâm sàng đối với trường hợp giải phóng histamin nặng như choáng phản vệ.

Loratadin không có công dụng an thần, ngược với tác dụng phụ gây an thần của các loại thuốc chống kháng histamin thế hệ thứ nhất.

Chỉ định: Thuốc Clomistal được sử dụng trong điều trị các triệu chứng đi kèm với viêm mũi dị ứng hoặc cảm lạnh, bao gồm: Hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa và chảy nước mắt.

Chống chỉ định: Không dùng thuốc Clomistal đối với các trường hợp sau:

  • Người quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc Clomistal;
  • Người bệnh đang sử dụng thuốc IMAO hoặc trong vòng 2 tuần sau khi ngừng thuốc;
  • Người bệnh glaucom góc hẹp;
  • Người mắc bệnh động mạch vành nặng, bệnh cao huyết áp và cường giáp.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Clomistal

Cách dùng: Thuốc Clomistal được sử dụng bằng cách uống trực tiếp.

Liều dùng: Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi dùng 1 viên/lần và chia thành 2 lần/ngày.

Quá liều: Một số hiện tượng quá liều thuốc Clomistal và cách xử lý hiệu quả:

  • Triệu chứng: Có thể đi từ ức chế thần kinh trung ương (như ngừng thở, buồn ngủ, tím tái, hôn mê, giảm tỉnh táo, trụy tim mạch) đến tình trạng kích thích (ảo giác, mất ngủ, run rẩy hay co giật);
  • Điều trị: Xử lý bằng cách điều trị triệu chứng và hỗ trợ như gây nôn để tháo sạch dạ dày ngay. Nếu gây nôn không có kết quả hay chống chỉ định (đối với người bị co giật, bị ngất hoặc thiếu phản xạ nôn), có thể thực hiện rửa dạ dày với dung dịch natri clorid 0,9% và đặt ống nội khí quản để phòng ngừa hít phải dịch dạ dày.

Bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc hay tự ý thay đổi liều lượng của Clomistal dưới bất cứ hình thức nào vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời, người bệnh cũng không được uống thuốc quá liều. Nếu muốn thay đổi liều dùng hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.

3. Tác dụng phụ của thuốc Clomistal

Trong quá trình sử dụng thuốc Clomistal, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như:

  • Thần kinh: Đau đầu, lo lắng, chóng mặt, mệt mỏi, khát nước, chán ăn;
  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, khô miệng;
  • Da: Nổi ban, mày đay, ngứa, tăng tiết mồ hôi;
  • Tim mạch: Đánh trống ngực, đỏ bừng mặt, hạ huyết áp thể đứng.

Trong quá trình sử dụng thuốc Clomistal, nếu gặp các tác dụng phụ dạng nặng, bệnh nhân nên liên hệ bác sĩ điều trị để được hướng dẫn khắc phục kịp thời.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Clomistal

Một số điều người bệnh cần chú ý trước và trong khi sử dụng thuốc Clomistal là:

  • Người bệnh suy gan nặng nên sử dụng liều khởi đầu thấp hơn do cơ thể có thể gặp tình trạng giảm sự thanh thải loratadin;
  • Thuốc có chứa loratadin có nguy cơ gây triệu chứng khô miệng, đặc biệt là ở đối tượng người cao tuổi và làm tăng nguy cơ gây sâu răng. Do vậy, bệnh nhân cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi sử dụng thuốc Clomistal;
  • Các thuốc giống giao cảm có thể gây kích thích hệ thần kinh trung ương, co giật, kích động hoặc trụy tim mạch đi kèm với hạ huyết áp;
  • Trong trường hợp phụ nữ có thai và cho con bú: Chỉ nên sử dụng thuốc Clomistal khi lợi ích cao hơn nguy cơ có thể xảy ra đối với bào thai hoặc trẻ đang bú mẹ vì thuốc bài tiết qua sữa;
  • Không sử dụng thuốc Clomistal cho người lái xe hoặc vận hành máy móc vì thuốc có thể gây triệu chứng buồn ngủ, chóng mặt.

Người dùng cần lưu ý về các thận trọng khi sử dụng thuốc Clomistal để có thể phòng tránh những diễn biến xấu. Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc, bệnh nhân hãy chủ động hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

5. Tương tác thuốc Clomistal

Một số tương tác thuốc Clomistal mà bệnh nhân cần lưu ý là:

  • Điều trị đồng thời các thuốc có chứa loratadin với cimetidin, erythromycin, ketoconazol có thể dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương do ức chế CYP3A4. Cẩn thận khi sử dụng thuốc Clomistal chung với các loại thuốc khác được biết là có công dụng ức chế chuyển hóa gan;
  • Sử dụng thuốc giống giao cảm cho người bệnh đang sử dụng IMAO, có thể xảy ra phản ứng tăng huyết áp, bao gồm cơn tăng huyết áp;
  • Các loại thuốc kháng sinh làm gia tăng nồng độ hấp thu chứa pseudoephedrin, kaolin làm giảm hấp thụ thuốc Clomistal.

Trong quá trình sử dụng thuốc Clomistal, bệnh nhân cần, lắng nghe các chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả trị liệu tốt, hạn chế những tác động không mong muốn có thể xảy ra. Người bệnh không được tự ý thay đổi liều dùng thuốc, cách dùng thuốc hoặc phối hợp các loại thuốc khác,... để tránh nguy cơ tương tác thuốc.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

57 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Roustadin
    Công dụng thuốc Roustadin

    Thuốc Roustadin là thuốc chống dị ứng được dùng trong các trường hợp quá mẫn. Thuốc Roustadin có chứa thành phần chính là Loratadin, các hoạt chất khác và tá dược vừa đủ hàm lượng 10mg. Cùng bác sĩ tìm ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Lorafast
    Công dụng thuốc Lorafast

    Thuốc Lorafast chứa thành phần chính là Loratadin được bào chế dưới dạng viên nén hàm lượng 10mg. Hoạt chất này thuộc nhóm kháng histamin thế hệ thứ hai thường được chỉ định trong các bệnh lý liên quan đến ...

    Đọc thêm
  • amlorus
    Công dụng thuốc Glora

    Glora có thành phần chính là Loratadin 10mg, được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của dị ứng theo mùa và các bệnh dị ứng đường hô hấp trên khác. Thuốc này hoạt động bằng cách hạn chế ...

    Đọc thêm
  • Ngứa hai cẳng chân
    Ngứa hai cẳng chân trước và sau khi sinh phải làm sao?

    Trước khi bầu, cháu bị ngứa ở hai cẳng chân nhưng đã hết. Khi bầu và sau sinh, cháu bị ngứa lại, cứ đụng trúng là ngứa không chịu được. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi ngứa hai cẳng chân ...

    Đọc thêm
  • Rhutazil
    Công dụng thuốc Rhutazil

    Rhutazil có chứa các thành phần là Acetaminophen 500mg, Loratadin 5mg, Dextromethorphan HBr 7.5 mg dưới dạng viên nén, có tác dụng làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như ho, sốt, nhức đầu, đau nhức bắp thịt, nghẹt ...

    Đọc thêm