Công dụng thuốc Citrate

Các thuốc Citrate chứa muối Citrate của Kali hoặc Natri được sử dụng để kiềm hoá máu hoặc nước tiểu. Để đảm bảo không gây ra tác dụng phụ ngoại ý, cần lưu ý một số vấn đề trước trong và sau khi sử dụng thuốc Citrate.

1. Citrate công dụng là gì?

Citrate là một loại thuốc chỉ được sử dụng khi có đơn kê của bác sĩ. Thuốc này có sẵn với các dạng bào chế gồm: Dạng viên, dung dịch, bột, siro.

Tên thương hiệu thường được sử dụng của Citrate tại Hoa Kỳ như: Citra pH, Cytra-K, Cytra-K Crystals, Liqui-DualCitra, Polycitra-K, Polycitra-K Crystals, Urocit-K 10, Urocit-K 15, Urocit-K 5; tại Cannada: Pms-Dicitrate.

Citrate được sử dụng để làm cho nước tiểu có tính kiềm hơn (ít axit hơn), từ đó giúp ngăn ngừa một số loại sỏi thận. Đôi khi Citrate được sử dụng với các loại thuốc khác để giúp điều trị sỏi thận có thể xảy ra với bệnh gút. Ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng để làm cho máu có tính kiềm hơn trong một số điều kiện nhất định.

2. Sử dụng thuốc Citrate như thế nào?

2.1. Một số đối tượng cần lưu ý khi sử dụng Citrate

  • Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có tiền sử dị ứng với các loại thuốc trong nhóm này.
  • Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của Citrate trong thai kỳ.
  • Các nhà khoa học vẫn chưa biết liệu Citrate có đi vào sữa mẹ không, nhưng Citrate đã không được báo cáo là gây ra vấn đề ở trẻ bú mẹ.
  • Một số vấn đề y tế đặc biệt có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng các loại thuốc trong nhóm này, đừng quên nói cho bác sĩ nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau: Bệnh Addison, đái tháo đường týp 2, bệnh thận, tiêu chảy (mãn tính), phù (sưng bàn chân hoặc cẳng chân), huyết áp cao, nhiễm độc máu khi mang thai, bệnh tim (kali trong các Citrate có thể làm cho bệnh tim nặng hơn), tắc ruột hoặc thực quản, loét dạ dày hoặc các vấn đề về dạ dày khác, nhiễm trùng đường tiết niệu.

2.2. Sử dụng thuốc Citrate đúng cách

Đối với bệnh nhân dùng viên nén thuốc Citrate:

  • Nuốt toàn bộ viên thuốc, không nghiền, nhai hay ngậm thuốc.
  • Uống với một cốc nước đầy.
  • Nếu thấy khó nuốt các viên thuốc hoặc thuốc có vẻ như dính trong cổ họng, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Citrate có thể gây kích ứng nghiêm trọng nếu không được nuốt hoàn toàn và không được hòa tan đúng cách.

Đối với người dùng Citrate dạng lỏng:

  • Pha loãng với 1 ly nước đầy hoặc nước trái cây và uống.

Đối với bệnh nhân dùng các dạng bột của Citrate:

  • Cho một gói vào ít nhất 1 ly nước đầy hoặc nước trái cây.
  • Khuấy đều để đảm bảo bột được hòa tan hoàn toàn.
  • Uống tất cả hỗn hợp để đảm bảo đủ liều thuốc.
  • Uống mỗi liều ngay sau bữa ăn hoặc trong vòng 30 phút sau khi ăn. Điều này giúp bạn không bị đau dạ dày hoặc có tác dụng nhuận tràng.

Chỉ dùng Citrate theo hướng dẫn từ bác sĩ. Không dùng nhiều hay thường xuyên hơn. Điều này rất quan trọng, đặc biệt là nếu bạn cũng đang dùng thuốc lợi tiểu hoặc Digitalis.

Liều lượng thuốc Citrate khác nhau đối với các bệnh nhân. Thông tin sau đây là liều lượng trung bình của các loại thuốc này.

Đối với Citrate kali:

  • Dạng viên nén uống để làm cho nước tiểu kiềm hơn (ít axit hơn) và ngăn ngừa sỏi thận:
    • Người lớn dùng liều ban đầu từ 1,08 đến 2,16 gam, 3 lần/ ngày, uống trong bữa ăn. Một số người có thể dùng 1,62 gam, 4 lần/ngày trong khi ăn hoặc 30 phút sau ăn hay bữa ăn nhẹ trước khi ngủ. Thông thường sẽ không dùng quá 10,8 gram mỗi ngày.
    • Trẻ em dùng liều theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đối với kali Citrate và axit citric:

Dạng dung dịch uống

  • Để làm cho nước tiểu hoặc máu có tính kiềm hơn (ít axit hơn) và ngăn ngừa sỏi thận:
    • Người lớn ban đầu dùng từ 2 đến 3 thìa cà phê dung dịch, pha với nước hoặc nước trái cây, 4 lần/ ngày, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.
    • Trẻ em dùng liều theo chỉ định từ bác sĩ.
  • Làm cho nước tiểu kiềm hơn:
    • Trẻ em liều ban đầu từ 1 đến 3 thìa cà phê dung dịch, pha với nước hoặc nước trái cây, 4 lần/ ngày sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Dạng bột pha uống:

  • Để làm cho nước tiểu hoặc máu có kiềm tính hơn (ít axit hơn) và phòng ngừa sỏi thận:
    • Người lớn ban đầu dùng 3,3 gam kali Citrate, pha với nước hoặc nước trái cây, bốn lần một ngày, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.
    • Không khuyến khích dùng cho trẻ em.

Đối với Citrate kali và Citrate natri:

Dạng viên uống:

  • Để làm cho nước tiểu có kiềm tính hơn (ít axit hơn) và phòng ngừa sỏi thận:
    • Người lớn bạn đầu dùng từ 1 đến 4 viên sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.
    • Trẻ em: Liều lượng do bác sĩ chỉ định.

Đối với Natri Citrate và axit citric:

Dạng dung dịch uống:

  • Để làm cho nước tiểu và máu có kiềm tính hơn (ít axit hơn) và phòng ngừa sỏi thận:
    • Người lớn dùng từ 2 đến 6 muỗng cà phê dung dịch 4 lần/ ngày, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Dung dịch nên được pha trong 30 đến 90ml nước.
  • Để làm cho máu có kiềm tính hơn (ít axit hơn):
    • Người lớn uống từ 1 đến 2 muỗng canh như một liều duy nhất, có thể trộn nó với một đến 2 muỗng canh nước.
  • Để làm cho chất trong dạ dày ít axit hơn trước khi thực hiện phẫu thuật:
    • Trẻ em lúc đầu dùng từ 1 đến 3 muỗng cà phê dung dịch 4 lần/ ngày, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Dung dịch nên được pha trong 30-90ml nước.

Đối với Tricitrates:

Dạng dung dịch uống:

  • Để làm cho nước tiểu và máu có kiềm tính hơn (ít axit hơn) và phòng ngừa sỏi thận:
    • Người lớn dùng lúc đầu từ 1 đến 2 muỗng canh dung dịch 4 lần/ ngày, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.
  • Để làm cho chất trong dạ dày ít axit hơn trước khi thực hiện phẫu thuật:
    • Người lớn dùng 1 muỗng canh liều duy nhất, nên trộn dung dịch với một thìa canh nước.
  • Để làm cho nước tiểu hoặc máu có kiềm tính hơn (ít axit hơn):
    • Trẻ em lúc đầu dùng từ 5 đến 10ml, 4 lần/ ngày sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Nếu bỏ lỡ một liều Citrate, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, hãy bỏ qua liều đã quên và quay lại lịch dùng thuốc thông thường nếu đã gần đến lúc uống liều kế tiếp.

Giữ thuốc của bạn ở nơi thoáng mát, tránh ẩm, tránh nhiệt và ánh sáng trực tiếp.

2.3. Thận trọng khi sử dụng Citrate

Không ăn thức ăn mặn hoặc sử dụng thêm muối ăn khi đang dùng Citrate. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa sỏi thận và các tác dụng phụ ngoài ý muốn xảy ra.

Đối với người đang dùng thuốc chứa Kali Citrate:

  • Các muối thay thế và sữa ít muối có thể chứa Kali, không sử dụng chúng trừ khi được bác sĩ yêu cầu.
  • Nếu đang dùng dạng viên nén và nhận thấy đại tiện phân có màu đen, hắc ín hoặc các dấu hiệu khác của xuất huyết dạ dày - ruột hãy báo cho bác sĩ.
  • Nếu đang ăn kiêng với chế độ giàu kali hoặc hạn chế kali, hãy hỏi lại bác sĩ của bạn vì thuốc này chứa một hàm lượng lớn kali.

Đối với bệnh nhân dùng thuốc chứa Natri Citrate:

  • Nếu bạn đang ăn chế độ ăn kiêng hạn chế natri, hãy thông báo với bác sĩ vì thuốc chứa Natri Citrate chứa một lượng lớn natri.

3. Tương tác thuốc của Citrate

Không khuyến khích dùng các loại thuốc trong nhóm này với bất kỳ loại thuốc nào dưới đây:

Sử dụng các loại thuốc trong nhóm này với bất kỳ loại thuốc nào dưới đây thường không được khuyến khích, nhưng trong một số trường hợp vẫn có thể sử dụng, tùy nhiên liều lượng, tần suất dùng thuốc có thể được thay đổi:

  • Aceclofenac
  • Acemetacin
  • Aliskiren
  • Aspirin
  • Azilsartan
  • Captopril
  • Celecoxib
  • Diclofenac
  • Etoricoxib
  • Enalapril
  • Ibuprofen
  • Losartan
  • Naproxen
  • Olmesartan
  • Meloxicam
  • Piroxicam
  • Quinapril
  • Ramipril
  • Rofecoxib
  • Axit salicylic
  • Salsalate
  • Natri Salicylat
  • Valsartan

4. Tác dụng phụ của thuốc Citrate

Ngưng sử dụng Citrate và nhận trợ giúp y tế ngay nếu xảy ra bất kỳ tác dụng nào dưới đây:

Quá hiếm

  • Đau bụng, đau dạ dày(nghiêm trọng)
  • Đi cầu phân đen
  • Nôn mửa (nghiêm trọng), đôi khi có máu.

Tìm đến sự tư vấn từ bác sĩ càng sớm càng tốt nếu xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào dưới đây:

  • Co giật
  • Chóng mặt
  • Huyết áp cao
  • Nhịp tim không đều hoặc nhịp tim nhanh
  • Cáu gắt
  • Thay đổi tâm trạng/tinh thần
  • Đau cơ
  • Lo lắng, bồn chồn
  • Tê, ngứa ran ở bàn chân, bàn tay, môi
  • Thở gấp, khó thở hay thở chậm
  • Sưng bàn chân, cẳng chân
  • Mệt mỏi
  • Yếu hoặc nặng chân.

Trên đây không bảo gồm danh sách đầy đủ tương tác, tác dụng phụ của thuốc Citrate, mỗi loại thuốc trong nhóm này có thể còn một số lưu ý riêng, hãy hỏi lại bác sĩ của bạn nếu có bất kỳ thắc mắc nào. Lưu ý, Citrate là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan