Công dụng thuốc Cepimstad 1g

Thuốc Cepimstad 1g có công dụng trong chống nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, da, ổ bụng, đường mật, phụ khoa, tiết niệu, máu; điều trị chứng sốt giảm bạch cầu và viêm màng não vi khuẩn ở trẻ em. Đây là thuốc kê đơn nên người bệnh cần được chỉ dẫn, tư vấn của bác sĩ trước khi dùng.

1. Thuốc Cepimstad 1g là thuốc gì?

Cepimstad 1g thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm. Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ.

Thành phần Cefepim trong thuốc Cepimstad 1g là kháng sinh thuộc họ beta lactam, nhóm Cephalosporin thế hệ IV. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

2. Chỉ định dùng thuốc Cepimstad 1g

Thuốc Cepimstad 1g được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:

3. Liều lượng thuốc Cepimstad 1g

Thời gian điều trị bằng thuốc Cepimstad là từ 7 - 10 ngày với liều tham khảo như sau:

  • Liều Cepimstad ở người lớn và trẻ > 40kg:
    • Nhiễm khuẩn ở mức độ nhẹ đến trung bình: Liều Cepimstad 0,5 - 1g/ 12 giờ, tiêm IV/IM;
    • Nhiễm khuẩn nặng: Liều Cepimstad 2g/ 12 giờ, tiêm IV;
    • Nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng: Liều Cepimstad 2g/ 8 giờ, tiêm IV.
  • Liều Cepimstad ở trẻ =/ < 40kg:
    • Dùng liều Cepimstad 50mg/ kg/ 8 - 12 giờ.
  • Liều Cepimstad ở trẻ < 2 tháng tuổi:
    • Sử dụng liều Cepimstad 30mg/ kg mỗi 8 - 12 giờ.
  • Điều chỉnh liều Cepimstad ở bệnh nhân suy thận có ClCr < 50mL/ phút.

Liều dùng thuốc Cepimstad trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Cepimstad phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ.

4. Chống chỉ định thuốc Cepimstad 1g

Không sử dụng thuốc Cepimstad 1g cho người quá mẫn với Cefepime hoặc kháng sinh nhóm Cephalosporin, Penicillin hay Beta lactam.

5. Tác dụng phụ của thuốc Cepimstad 1g

Thuốc Cepimstad 1g có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:

Trong quá trình điều trị, nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Cepimstad 1g thì bạn cần thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời.

Bài viết đã cung cấp thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Cepimstad 1g. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Cepimstad 1g theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

23 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Clarmark
    Công dụng thuốc Clarmark

    Clarmark thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc được chỉ định điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn phổ biến. Cùng tìm hiểu thuốc Clarmark về cách sử dụng và những lưu ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Farvinem 1g
    Công dụng thuốc Farvinem 1g

    Thuốc Farvinem chứa hoạt chất chính là Ertapenem, một kháng sinh beta-lactam nhóm carbapenem. Ertapenem có tác dụng diệt khuẩn nhờ gắn kết với protein liên kết với penicilin, qua đó ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi ...

    Đọc thêm
  • baczoline 1000
    Công dụng thuốc Baczoline 1000

    Thuốc Baczoline 1000 được sản xuất dưới dạng lọ bột pha tiêm truyền tĩnh mạch, sử dụng được cho cả trẻ sơ sinh cho đến người trưởng thành. Vậy thuốc Baczoline 1000 thuốc gì? Thuốc Baczoline 1000 có tác dụng ...

    Đọc thêm
  • kukjetrilcef
    Công dụng thuốc Kukjetrilcef

    Thuốc Kukjetrilcef được bào chế dưới dạng viên nang với thành phần chính trong mỗi viên thuốc là Cephradine 500mg. Vậy thuốc Kukjetrilcef là thuốc gì, thuốc có tác dụng gì và cách sử dụng thuốc như thế nào?

    Đọc thêm
  • Newfazidim
    Công dụng thuốc Newfazidim

    Newfazidim là thuốc được sử dụng theo đường tiêm truyền nhằm điều trị những trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng xương và khớp, nhiễm trùng phụ khoa, nhiễm trùng ...

    Đọc thêm