Công dụng thuốc Cendagyl

Nhiễm khuẩn răng miệng không chỉ gây ảnh hưởng đến chức năng răng miệng mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều trị bằng thuốc giúp kiểm soát và điều trị dứt điểm tình trạng nhiễm khuẩn. Thuốc Cendagyl là một trong những loại thuốc được kê đơn phổ biến trong trường hợp này.

1. Thuốc Cendagyl là thuốc gì?

Thuốc Cendagyl có chứa thành phần chính Spiramycin và Metronidazole. Mỗi thành phần có những tác dụng khác nhau. Cụ thể:

Thành phần Spiramycin trong thuốc được biết là một kháng sinh họ macrolide nhưng có phổ kháng khuẩn rộng hơn và hiệu lực mạnh hơn erythromycin. Spiramycin có mức độ tác dụng lên mỗi chủng vi khuẩn khác nhau:

  • Một số vi khuẩn thường nhạy cảm với Spiramycin như: Streptococcus, Staphylococcus nhạy cảm với méticilline, Rhodococcus equi, Branhamella catarrhalis, Bordetella pertussis, Helicobacter pylori, Campylobacter jejuni, Corynebacterium diphteriae, Moraxella,...
  • Chủng vi khuẩn nhạy cảm ở mức độ trung bình như: Neisseria gonorrhoeae, Vibrio, Ureaplasma, Legionella pneumophila...
  • Chủng vi khuẩn không thường xuyên nhạy cảm: Streptococcus pneumoniae, Enterococcus, Campylobacter coli, Peptostreptococcus, Clostridium perfringens.
  • Vi khuẩn đề kháng: Staphylococcus kháng meticillin, Enterobacteriaceae, Pseudomonas, Acinetobacter, Nocardia, Fusobacterium, Bacteroides fragilis, Haemophilus influenzae và para-influenzae.

Thành phần Spiramycin được hấp thu nhanh và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Nhưng không hấp thu hoàn toàn. Spiramycin được khuếch tán tốt ở nước bọt và các mô. Khi uống 6 triệu đơn vị, thành phần này sẽ đạt nồng độ trong máu tối đa là 3,3mcg/ml, tương đương với thời gian bán hủy là 8 giờ. Spiramycin không qua dịch não tủy, qua sữa mẹ. .

Thành phần Spiramycin chuyển hóa tại gan nhưng chậm. Cơ quan thải trừ chính của Spiramycin là qua mật, rất ít qua nước tiểu và phân.

Bên cạnh đó, thành phần Metronidazole được biết là một thuốc kháng khuẩn thuộc họ nitro-5 imidazole. Theo nghiên cứu, thành phần này có công dụng tốt

với cả amip ở trong và ngoài ruột, cả thể cấp và thể mạn. Tuy nhiên với lỵ amip mạn ở ruột, tác dụng của Metronidazole sẽ yếu hơn.

  • Các vi khuẩn thường nhạy cảm với Metronidazole như: Trichomanas vaginalis, Giardia, các vi khuẩn kỵ khí gram âm kể cả Bacteroid, Clostridium, Helicobacter.
  • Chủng vi khuẩn ưa khí không nhạy cảm với thành phần này.

Metronidazole sau khi đi vào cơ thể sẽ hấp thu nhanh sau 1 giờ. Nồng độ huyết đạt đỉnh của Metronidazole theo đường uống và đường truyền như nhau với liều tương đương. Thành phần này không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Metronidazole qua được hàng rào nhau thai và qua sữa mẹ, do đó, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên thận trọng khi dùng thuốc. Metronidazole được khuếch tán nhanh và mạnh ở các mô và dịch, ngay cả ở dịch não tủy. Cơ quan chuyển hóa chính của Metronidazole ở gan. Thành phần này bài tiết chủ yếu qua đường nước tiểu, ít qua phân.

2. Công dụng thuốc Cendagyl

Trong các trường hợp dự phòng và điều trị nhiễm khuẩn răng miệng, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc Cendagyl. Cụ thể:

  • Đối với dự phòng: Có biến chứng nhiễm khuẩn tại chỗ sau phẫu thuật răng-miệng.
  • Đối với điều trị chữa bệnh nhiễm khuẩn xoang miệng cấp hay mạn tính hoặc tái phát: Áp-xe răng, viêm tấy, viêm lợi, viêm miệng, viêm mô dưới da và tuyến nước bọt hàm dưới, viêm nha chu, viêm quanh thân răng, viêm tuyến nước bọt mang tai...

Thuốc Cendagyl chống chỉ định kê đơn trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi
  • Chống chỉ định dùng Cendagyl với rượu, Disulfiram, thuốc chứa cồn.

3. Liều dùng và cách dùng của thuốc Cendagyl

3.1. Cách dùng

Thuốc Cendagyl được bào chế dưới dạng viên nén bao phim nên được chỉ định dùng bằng đường uống. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng nhằm tăng hiệu quả điều trị bằng thuốc. Khi uống thuốc nên uống thuốc nguyên viên, không nghiền nát hoặc bẻ đôi.

Tuyệt đối uống các loại nước có cồn hoặc nước trái cây với thuốc.

3.2. Liều dùng

Người bệnh cần tuân thủ các chỉ định liều dùng từ bác sĩ. Không được tự ý điều chỉnh liều dùng hoặc ngưng dùng thuốc đột ngột. Liều dùng thuốc sẽ được bác sĩ điều chỉnh dựa trên mục đích điều trị bệnh, độ tuổi và thể trạng của người bệnh. Bạn có thể tham khảo liều dùng dưới đây:

Đối với liều dùng dự phòng

  • Trẻ 6-10 tuổi: Uống mỗi ngày 2 viên.
  • Trẻ 10-15 tuổi: Uống mỗi ngày 3 viên.
  • Người lớn: Uống mỗi ngày 4-6 viên, chia ra 2-3 lần.

Đối với liều dùng điều trị

  • Trẻ 6-10 tuổi: Uống mỗi ngày 2 viên.
  • Trẻ 10-15 tuổi: Uống mỗi ngày 3 viên.
  • Người lớn: Uống mỗi ngày 4-6 viên, chia ra 2-3 lần.
  • Trường hợp nặng, có thể tăng lên 8 viên/ngày.

Sử dụng thiếu liều thuốc ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của thuốc. Tình trạng này có thể khiến thuốc giảm cơ chế hoạt động dẫn đến không điều trị một cách dứt điểm triệu chứng bệnh. Trường hợp quên dùng 1 liều thuốc, hãy sử dụng ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp sắp đến liều dùng kế tiếp, người bệnh hãy bỏ qua và dùng liều sau đúng như dự kiến;

Sử dụng thuốc Cendagyl quá liều có thể gây ra các triệu chứng như: Buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy... Khi đó, người bệnh nên chủ động báo với bác sĩ nếu nhận thấy mình sử dụng quá liều lượng được khuyến cáo. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định xử trí quá liều bằng cách điều trị triệu chứng.

4. Tác dụng phụ của thuốc Cendagyl

Thuốc Cendagyl có thể gây ra các tác dụng ngoại ý trong quá trình sử dụng. Nguyên nhân của tình trạng này là do cả 2 hoạt chất Spiramycin và Metronidazole gây ra.

  • Một số tác dụng phụ do Spiramycin như: Buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày, tiêu chảy và rất hiếm gây viêm đại tràng giả mạc, phù Quincke, sốc phản vệ, thậm chí là thiếu máu tán huyết.
  • Một số tác dụng phụ do Metronidazole như: Lú lẫn, ảo giác, đau thượng vị, tiêu chảy, khô miệng, miệng có vị kim loại, chán ăn, nổi mề đay, phù Quincke, ít gây ra sốc phản vệ...

Trên đây không phải tất cả các phản ứng phụ của Cendagyl. Do đó, trong quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh gặp phải bất cứ dấu hiệu nào bất thường cũng cần thông báo với bác sĩ để nhận được biện pháp xử trí kịp thời.

5. Tương tác thuốc Cendagyl

Đã ghi nhận thuốc Cendagyl có thể gây ra một số tương tác với thuốc khác như: Levodopa, Disulfiram, Thuốc chống đông đường uống, Fluorouracil, Treponema

Do đó, để tránh tình trạng này, bạn nên chủ động lập một danh sách những thuốc đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem và tư vấn.

6. Thận trọng khi dùng thuốc Cendagyl

Để sử dụng thuốc an toàn, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Thành phần Metronidazole và Spiramycin có thể được dùng cho phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ.
  • Chỉ sử dụng thuốc này cho người bệnh đang cho con bú nếu có chỉ định của bác sĩ. Bởi 2 thành phần của Cendagyl có thể bài tiết qua đường sữa.
  • Thuốc Cendagyl có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng lái xe và vận hành máy móc của người bệnh.
  • Các đối tượng sau nên thận trọng khi dùng thuốc: người thiếu men Glucose-6-Phosphat-Dehydrogenase, giảm bạch cầu...
  • Đã ghi nhận một số trường hợp người bệnh sử dụng thuốc kéo dài gây nên các tác dụng ngoại ý.

7. Cách bảo quản thuốc Cendagyl

  • Đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên vỏ hộp và đọc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
  • Trước khi dùng cần kiểm tra hạn sử dụng thuốc. Khi không sử dụng đến thuốc thì cần thu gom và xử lý theo những hướng dẫn của nhà sản xuất hay những người phụ trách liên quan đến lĩnh vực y khoa.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, tránh tiếp xúc trực tiêp với ánh nắng hoặc nhiệt độ cao sẽ có thể làm chuyển hóa các thành phần ở trong thuốc.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để phát huy tối đa hiệu quả điều trị bệnh, bệnh nhân cần dùng Cendagyl theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

193 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan