Công dụng thuốc Capsicin

Thuốc Capsicin có hoạt chất chính là Capsaicin được bào chế dưới dạng kem bôi da.Thuốc được sử dụng với mục đích chính là điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp, đau lưng, bong gân, bầm tím, đau do zona thần kinh.

1. Capsicin là thuốc gì?

Capsicin là thuốc gì? Capsicin là một biệt dược của hoạt chất Capsaicin chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Thuốc Capsicin là một sản phẩm của Công ty Cổ phần BV Pharma và được bào chế dưới dạng gel bôi da (hộp 1 tuýp 5g, 10g hoặc 20g).

Mỗi tuýp thuốc Capsicin chứa 0,05g/100g gel Capsaicin (tính theo Capsaicinoid toàn phần) và một số tá dược khác vừa đủ.

2. Công dụng của thuốc Capsicin

Thuốc Capsicin được sử dụng với mục đích chính là điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp, đau lưng, bong gân, bầm tím, đau do zona thần kinh.

Cơ chế tác dụng của thuốc là giảm lượng canxi đi vào tiền synap (bằng cách bám vào protein TRPV1 - một kênh canxi, cư trú trên màng tế bào thần kinh cảm giác đau và cảm giác biến nhiệt). Chính vì vậy, sẽ khiến cho dây thần kinh không thể truyền cảm giác đau trong một khoảng thời gian.

Ngoài ra, khi tiếp xúc với thuốc Capsicin sẽ làm cho các tế bào thần kinh bị cạn kiệt sự dẫn truyền thần kinh. Vì vậy, làm giảm cảm giác đau đớn và phong tỏa viêm thần kinh. Sau khi ngưng sử dụng, tế bào thần kinh sẽ phục hồi.

3. Hướng dẫn sử dụng thuốc Capsicin

Thuốc được chỉ định trong một số trường hợp sau:

  • Đau trong viêm khớp, thoái hóa khớp.
  • Đau lưng, bong gân, bầm tím.
  • Đau do zona thần kinh.
  • Giảm ngứa và viêm nhiễm do bệnh vẩy nến.

Thuốc được dùng dưới dạng kem bôi da. Một số lời khuyên khi sử dụng thuốc đó là:

  • Nên đảm bảo vùng da sắp bôi được sạch sẽ và khô ráo trước khi bôi.
  • Không dùng cho vết thương hở hoặc da bị cháy nắng, khô, nứt nẻ.
  • Bôi một lớp thuốc mỏng trên khu vực da bị đau và thoa nhẹ nhàng cho đến khi thuốc hấp thu hoàn toàn.
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước ngay lập tức sau khi bôi thuốc. Hoặc có thể sử dụng găng tay cao su hay khăn sạch để bôi.
  • Trong trường hợp sử dụng thuốc tại vùng da ở bàn tay và ngón tay thì có thể chờ đến 30 phút trước khi rửa tay.
  • Có thể sử dụng thuốc lên đến 4 lần mỗi ngày.
  • Nếu tình trạng đau không hết đau sau khi dùng thuốc khoảng 7 ngày thì người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để thay đổi loại thuốc khác và kết hợp với các phương pháp điều trị bệnh gốc.
  • Đối với phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú: Cần thận trọng khi sử dụng. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Capsicin

  • Thuốc Capsicin dùng được cho những người làm các ngành nghề liên quan đến lái xe và vận hành máy móc.
  • Trước khi kê đơn thuốc Capsicin, người bệnh hãy báo với bác sĩ nếu bạn có quá mẫn với các thành phần của thuốc.
  • Sau khi bôi thuốc sẽ có cảm giác nóng tại vị trí bôi, tuy nhiên cảm giác này thường nhẹ và giảm dần theo thời gian. Nước ấm và mồ hôi có thể làm gia tăng cảm giác bỏng rát.
  • Không được bôi thuốc vào mắt, mũi hoặc miệng. Nếu thuốc bị dây dính vào những vị trí này nên rửa kỹ bằng nước.

Lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc nên tránh tiếp xúc với niêm mạc và vùng da bị kích ứng, tổn thương, nhiễm trùng hoặc lở loét. Hơn thế nữa, sau khi bôi thuốc, người bệnh không nên băng chặt vết thương. Cũng như không nên tắm nước nóng ngay trước hoặc sau khi bôi thuốc.

Không được làm thủng tuýp thuốc, bảo quản ở nhiệt độ dưới 30oC và ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

5. Tương tác thuốc và tác dụng phụ của thuốc Capsicin

5.1. Tương tác thuốc

Trước khi được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc, bạn nên liệt kê các loại thuốc bạn đang dùng để tham khảo ý kiến, vì một số loại thực phẩm và thuốc có thể xảy ra phản ứng tương tác, đặc biệt là các loại thuốc bôi.

5.2. Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ có thể gặp của Capsicin có thể bao gồm:

  • Cảm giác nóng rát, châm chích, khó chịu tại vùng da bôi thuốc.
  • Viêm da.
  • Phồng rộp da.
  • Nếu hít phải bột thuốc có thể gây ho, hắt hơi, chảy nước mắt hoặc kích ứng hô hấp.

Nếu cảm giác nóng rát gây đau và khó chịu thì nên rửa sạch với xà phòng và nước lạnh. Đến ngay bệnh viện để nhận được sự chăm sóc y tế nếu bạn bị đau nặng, sưng hoặc phồng rộp nhiều.

Trường hợp có phản ứng dị ứng nghiêm trọng như phát ban, ngứa, sưng nhiều (đặc biệt là tại mặt, lưỡi, họng), chóng mặt, khó thở thì nên đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức để được nhân viên y tế xử trí.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Mealphin 7.5
    Công dụng thuốc Mealphin 7.5

    Thuốc Mealphin 7.5 chứa hoạt chất Meloxicam được chỉ định trong điều trị giảm đau chống viêm các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp... Cùng tìm hiểu về ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Melgez 7.5
    Công dụng thuốc Melgez 7.5

    Thuốc Melgez 7.5mg được chỉ định trong điều trị dài ngày thoái hóa các khớp, viêm cột sống dính khớp và bệnh khớp mạn tính khác. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu ...

    Đọc thêm
  • thuốc ikonap
    Công dụng thuốc Ikonap

    Ikonap có hoạt chất chính Nabumetone, thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid, bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Thuốc được chỉ định với mục đích giảm đau chống viêm trong các trường hợp: Viêm đa khớp dạng ...

    Đọc thêm
  • bicodan
    Công dụng thuốc Bicodan Inj

    Thuốc Bicodan Inj có công dụng trong điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp, bệnh gút cấp. Để dùng thuốc Ceftarol an toàn và hiệu quả ...

    Đọc thêm
  • armecocib
    Tác dụng thuốc Armecocib

    Armecocib thuộc nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid, có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Thuốc được điều chế ở dạng viên nang, với thành phần chính là Celecoxib. Thuốc Armecocib là thuốc kê đơn do đó bạn chỉ ...

    Đọc thêm