Công dụng thuốc Capflam

Thuốc Capflam với thành phần chính trong mỗi viên thuốc là Diclofenac kali 25mg cùng với một số thành phần tá dược khác. Vậy Capflam là thuốc gì và có công dụng gì?

1. Thuốc Capflam là thuốc gì?

Thành phần chính của thuốc Capflam là Diclofenac, đây là một loại thuốc kháng viêm không steroid có tác dụng chống viêm, giảm đau và giảm sốt mạnh do ức chế hoạt tính của Cyclooxygenase. Qua đó làm giảm sự tạo thành các chất trung gian của quá trình viêm như là Prostaglandin, Prostacyclin, Thromboxane.

Thuốc Capflam được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa sau khi uống, thuốc được hấp thu nhanh hơn khi uống lúc đói. Thuốc liên kết nhiều với Albumin huyết tương, khoảng 99%. Khoảng 50% liều thuốc uống vào được chuyển hóa qua gan trong lần đầu, thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu khoảng 2 giờ sau khi uống.

Thời gian bán thải của Capflam khoảng 1-2 giờ, 60% thuốc được đào thải dưới dạng chuyển hóa còn một phần hoạt tính, 1% dưới dạng nguyên vẹn, phần còn lại được đào thải qua mật và phân.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Capflam

Thuốc Capflam được chỉ định trong các trường hợp sau:

Capflam chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Người dị ứng với Diclofenac, Aspirin hoặc với các thuốc kháng viêm không steroid khác.
  • Người bị loét dạ dày tiến triển.
  • Người bệnh đang sử dụng thuốc chống đông Coumarin.
  • Bệnh nhân bị hen, co thắt phế quản, hay bệnh tim mạch.
  • Người bị suy gan hoặc suy thận nặng.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Capflam trong các trường hợp sau:

  • Người có tiền sử bị loét, xuất huyết đường tiêu hóa.
  • Bệnh nhân suy gan, suy thận.
  • Bệnh nhân bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp có ứ nước hoặc phù.
  • Người có tiền sử rối loạn đông máu, rối loạn thị giác.
  • Phụ nữ có dự định mang thai không nên dùng thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin như Capflam vì thuốc ức chế phôi tế bào làm tổ.
  • Chỉ sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai khi thật cần thiết. Không nên sử dụng Capflam trong 3 tháng cuối của thai kỳ, do thuốc gây ức chế tử cung co bóp và làm cho ống động mạch đóng sớm.
  • Diclofenac trong thuốc Capflam vào sữa mẹ rất ít, vì vậy có thể sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú.
  • Thuốc Capflam không gây ảnh hưởng đến khả năng lái tàu xe và vận hành máy móc.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Capflam

Capflam được sử dụng bằng đường uống, nên uống thuốc sau khi ăn. Liều thuốc Capflam cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, liều thuốc tham khảo như sau:

  • Người lớn: Sử dụng liều 1- 2 viên/lần x 2- 3 lần/ngày.
  • Trẻ em từ 1 - 12 tuổi: Sử dụng liều 1 viên/lần, ngày 2- 3 lần.

Biểu hiện khi sử dụng quá liều thuốc Capflam giống như tác dụng phụ nhưng nặng hơn. Cách xử trí khi sử dụng quá liều thuốc và gặp phải các tác dụng phụ đó là:

  • Gây nôn
  • Rửa dạ dày
  • Có thể cho bệnh nhân uống than hoạt tính để làm giảm sự hấp thu thuốc trong đường tiêu hóa và chu trình gan ruột của thuốc.
  • Sau đó điều trị các triệu chứng bệnh nhân gặp phải và các biện pháp hỗ trợ cần thiết khác.

4. Tác dụng phụ của thuốc Capflam

Trong quá sử dụng Capflam, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc, bao gồm:

Trong quá trình sử dụng thuốc Capflam, nếu bạn thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, cần báo ngay cho bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được sự hỗ trợ kịp thời từ các nhân viên y tế.

5. Tương tác của thuốc Capflam với các loại thuốc khác

  • Sử dụng Capflam cùng với các thuốc chống đông máu sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết.
  • Sử dụng thuốc cùng với các thuốc kháng sinh nhóm Quinolon sẽ làm tăng tác dụng phụ trên thần kinh trung ương của thuốc kháng sinh.
  • Sử dụng thuốc Capflam cùng với thuốc Lithium, Digoxin sẽ làm tăng nồng độ của các loại thuốc này trong máu có thể dẫn đến ngộ độc. Cần điều chỉnh liều thuốc Lithium, Digoxin khi dùng chung với thuốc Capflam.
  • Thuốc Capflam sẽ làm tăng độc tính của Methotrexat, Ticlopidin, Cyclosporin khi sử dụng cùng với các loại thuốc này.
  • Sử dụng thuốc Capflam cùng với Aspirin, glucocorticoid sẽ làm giảm nồng độ của Diclofenac và làm tăng các tổn thương dạ dày - ruột do thuốc gây ra.
  • Sử dụng Capflam cùng với các thuốc kháng acid giúp làm giảm tính kích ứng ruột của Diclofenac nhưng cũng sẽ làm giảm nồng độ của thuốc trong huyết thanh.
  • Cimetidin giúp bảo vệ tá tràng khỏi tác dụng có hại của thuốc Capflam.
  • Sử dụng Capflam cùng với Probenecid sẽ làm tăng nồng độ của Diclofenac do dó có tác dụng tốt hơn nhưng cũng có thể xảy ra ngộ độc, vì vậy nên giảm liều Capflam nếu cần.
  • Sử dụng thuốc cùng với Diflunisal có thể làm tăng nồng độ Diclofenac trong máu và làm giảm độ thanh lọc của Diclofenac, có thể gây xuất huyết tiêu hóa rất nặng.
  • Cần phải theo dõi sát bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp (như thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu) khi sử dụng chung với thuốc Capflam.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

37 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan