Công dụng thuốc Calcivitin

Calcivitin thuộc nhóm thuốc vitamin hỗ trợ cho người chán ăn, điều trị đau nhức dây thần kinh, chốc mép, nám da, viêm lưỡi. Để biết liều lượng sử dụng thế nào, cần lưu ý gì trong quá trình dùng thuốc Calcivitin, bệnh nhân tham khảo bài viết dưới đây.

1. Thuốc Calcivitin là gì?

Calcivitin là thuốc không kê đơn thuộc nhóm khoáng chất và vitamin. Calcivitin được chỉ định hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh thiếu vitamin.

Calcivitin được bào chế dưới dạng thuốc cốm, thành phần chính gồm vitamin nhóm B1, vitamin nhóm B2, vitamin nhóm B6, vitamin PP và Calcium gluconate. Thuốc đóng trong chai, hàm lượng từ 30g, 50g đến 100g.

Thuốc Calcivitin có thời hạn sử dụng 36 tháng tính từ ngày sản xuất. Thuốc cần được bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C, nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp mặt trời.

2. Calcivitin có tác dụng gì?

Công dụng thuốc Calcivitin được nhắc đến nhiều trong điều trị bệnh tê phù cơ bắp, đau nhức dây thần kinh ở hông và lưng do thiếu vitamin. Calcivitin còn hỗ trợ điều trị chứng chán ăn, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng,...

Ngoài ra, thuốc cốm Calcivitin hỗ trợ giảm triệu chứng viêm lưỡi, viêm miệng, chốc mép, nám da, khô nứt môi,...

3. Cách dùng và liều dùng Calcivitin

Để thuốc Calcivitin phát huy tối đa hiệu quả, trước khi sử dụng, bệnh nhân cần nắm rõ cách dùng và liều dùng thuốc.

3.1. Cách sử dụng Calcivitin

  • Với thuốc Calcivitin, bệnh nhân có thể nhai, có thể hòa tan thuốc với nước để uống cho dễ.
  • Tuyệt đối không hòa tan thuốc với nước chè, nước ngọt có gas, nước mía, bia, rượu, cà phê,...

3.2. Liều lượng sử dụng Calcivitin

  • Người lớn: Mỗi lần sử dụng khoảng 2 muỗng cà phê cốm Calcivitin, 2 – 3 lần/ngày
  • Trẻ em: Mỗi lần sử dụng khoảng 1 muỗng cà phê cốm Calcivitin, 2 – 3 lần/ngày

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Calcivitin

Ngoài nắm rõ công dụng thuốc Calcivitin, bệnh nhân cần ghi nhớ một số lưu ý về tác dụng phụ, xử lý khi quá liều, quên liều, chống chỉ định thuốc trong trường hợp nào.

4.1. Chống chỉ định thuốc Calcivitin

  • Bệnh nhân mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần trong thuốc Calcivitin
  • Bệnh nhân mắc bệnh tim, mắc chứng rung thất
  • Bệnh nhân mắc bệnh thận, đặc biệt suy thận nặng
  • Bệnh nhân tăng canxi trong máu
  • Bệnh nhân tăng canxi trong nước tiểu
  • Bệnh nhân u ác tính phá hủy xương, bệnh nhân loãng xương
  • Bệnh nhân gan mãn tính
  • Bệnh nhân mắc bệnh loét dạ dày
  • Bệnh nhân bị xuất huyết động mạch
  • Bệnh nhân huyết áp thấp

4.2. Tác dụng phụ Calcivitin là gì?

Ngoài công dụng thuốc Calcivitin nêu trên, trường hợp sử dụng sai liều lượng có thể khiến bệnh nhân đối mặt tác dụng phụ ngoài ý muốn:

4.2.1. Tác dụng phụ thường gặp của Calcivitin

  • Buồn nôn, mặt và cổ đỏ bừng, ngứa
  • Cảm giác buốt, rát bỏng, đau nhói ở da

4.2.2. Tác dụng phụ ít gặp của Calcivitin

  • Nôn, chán ăn, loét dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy, đau khi đói
  • Vàng da, tăng sắc tố da, khô da
  • Tăng tiết tuyến bã nhờn, giảm hấp thu glucose, suy gan, thậm chí bệnh Gout
  • Tăng glucose máu, tăng uric máu, đau đầu, nhìn mờ, chóng mặt, huyết áp thấp, tim đập nhanh, ngất xỉu,...

4.2.3. Tác dụng phụ hiếm gặp của Calcivitin

  • Tâm lý bất ổn, có cảm giác lo lắng, hốt hoảng
  • Chức năng gan bất thường
  • Hạ albumin máu, choáng phản vệ

4.3. Cách xử lý quá liều – quên liều Calcivitin

Trường hợp quá liều: Làm tăng mức độ nghiêm trọng của tác dụng phụ. Tốt nhất bệnh nhân ngưng uống thuốc và liên hệ bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức.

Trường hợp quên liều: Nếu quên liều, uống ngay khi nhớ ra. Nếu liều quên gần thời gian liều kế tiếp, bỏ qua liều Calcivitin vừa quên và uống liều kế tiếp. Tuyệt đối không uống liều lượng thuốc gấp đôi để bù liều vừa quên.

Bài viết đã làm rõ công dụng thuốc Calcivitin hỗ trợ điều trị triệu chứng cho người thiếu vitamin. Bệnh nhân nên nhớ sản phẩm này là thực phẩm chức năng, không phải thuốc, không có tác dụng thay thuốc chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

135 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan