Công dụng thuốc Cadglim 2

Thuốc Cadglim 2 được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Glimepirid. Thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2.

1. Cadglim 2 là thuốc gì?

Thuốc Cadglim 2 có thành phần là hoạt chất Glimepirid 2mg cùng các tá dược khác. Glimepirid là 1 sulfamid hạ đường huyết, thuộc nhóm sulfonylurea. Glimepirid chủ yếu được sử dụng trong điều trị tiểu đường không phụ thuộc insulin (tiểu đường tuýp 2). Thuốc có tác dụng kích thích giariphosng insulin ở các tế bào beta đảo Langerhans ở tụy. Hiệu lực của Glimepirid dựa trên sự đáp ứng của các tế bào này đối với tác nhân kích thích là glucose. Ngoài ra, Glimepirid còn có tác dụng bên ngoài tuyến tụy.

Chỉ định sử dụng thuốc Cadglim 2:

  • Điều trị cho bệnh nhân tiểu đường không phụ thuộc insulin (tiểu đường tuýp 2) khi không kiểm soát được đường huyết bằng chế độ ăn kiêng, giảm cân và luyện tập. Trong trường hợp hiệu quả của thuốc Cadglim 2 bị giảm, có thể dùng thuốc kết hợp với insulin.

Chống chỉ định sử dụng thuốc Cadglim 2:

  • Người bệnh quá mẫn với Glimepirid hoặc thành phần khác trong thuốc;
  • Bệnh nhân nhiễm ceton acid, có hoặc không bị hôn mê (trường hợp này nên điều trị bằng insulin);
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bú, trẻ em dưới 8 tuổi;
  • Người bệnh suy gan nặng hoặc suy thận nặng.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Cadglim 2

Cách dùng: Đường uống, theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nên uống thuốc trước bữa ăn sáng với nhiều thức ăn hoặc trước bữa ăn chính đầu tiên trong ngày.

Liều dùng:

  • Người lớn (18 - 65 tuổi):
    • Liều khởi đầu: 1 - 2mg/lần/ngày, dùng thuốc vào bữa sáng hoặc bữa trưa. Với bệnh nhân nhạy cảm với thuốc hạ đường huyết nên bắt đầu bằng liều 1mg/lần/ngày;
    • Liều duy trì: Thường là 1 - 4mg/lần/ngày. Liều dùng tối đa là 8mg/ngày. Sau khi đạt liều 2mg, người bệnh nên tăng liều với khoảng liều không quá 2mg trong 1 - 2 tuần tùy đáp ứng về đường huyết;
  • Người cao tuổi (trên 65 tuổi): Dược động học của thuốc tương đương với người trưởng thành nên không cần thay đổi liều dùng;
  • Trẻ em:
    • Trẻ 8 - 17 tuổi: Dùng liều như người lớn;
    • Trẻ dưới 8 tuổi: Chưa có dữ liệu về việc sử dụng thuốc ở nhóm đối tượng này nên tốt nhất là không dùng thuốc.

Lưu ý: Với mức liều 1mg và 3mg, người bệnh nên tham khảo dạng bào chế viên nén có Glimepirid các hàm lượng 1mg và 3mg.

Cần điều chỉnh liều dùng thuốc Cadglim 2 trong các trường hợp sau:

  • Do độ nhạy với insulin được cải thiện khi bệnh tiểu đường được kiểm soát nên nhu cầu với Glimepirid có thể được giảm nếu điều trị trong một thời gian. Để tránh bị hạ đường huyết, người bệnh sẽ được giảm liều hoặc ngưng thuốc đúng lúc;
  • Khi cân nặng hoặc chế độ sinh hoạt của bệnh nhân thay đổi;
  • Khi xuất hiện các yếu tố có thể gây tăng độ nhạy với việc tăng hoặc hạ đường huyết;
  • Khi sử dụng chung với các thuốc điều trị tiểu đường dạng uống không hướng tế bào beta khác.

Quá liều: Việc sử dụng thuốc Cadglim 2 quá liều có thể gây hạ đường huyết. Các triệu chứng của hạ đường huyết nên được điều trị ngay bằng glucose, điều chỉnh liều cùng với chế độ ăn. Cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe của bệnh nhân cho tới khi hết nguy hiểm.

Với trường hợp hạ đường huyết nặng kèm hôn mê, nên đưa bệnh nhân nhập viện ngay để được điều trị, truyền glucose tĩnh mạch. Người bệnh nên được theo dõi sức khỏe chặt chẽ trong tối thiểu 24 - 48 giờ, vì hạ đường huyết có thể xảy ra lại sau khi ngừng dùng các biện pháp điều trị.

Quên liều: Người bệnh nên dùng liều thuốc Cadglim 2 đó ngay khi nhớ ra. Nếu gần với thời gian sử dụng liều tiếp theo thì bệnh nhân bỏ qua liều đã quên và chỉ dùng liều tiếp theo đúng như kế hoạch, không cần gấp đôi liều dùng.

3. Tác dụng phụ của thuốc Cadglim 2

Một số tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Cadglim 2 gồm: Suy nhược, đau đầu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, tăng men gan, suy giảm chức năng gan (hiếm gặp), ngứa da, ban đỏ, mày đay,... Nếu có những phản ứng dị ứng nghiêm trọng kéo dài, bệnh nhân cần ngưng thuốc. Thông thường, khi gặp các tác dụng phụ của thuốc, người bệnh nên báo cho bác sĩ để được tư vấn cách xử trí thích hợp.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Cadglim 2

Một số lưu ý người bệnh cần nhớ trước và trong khi sử dụng thuốc Cadglim 2:

  • Các thuốc nhóm sulfonylurea có thể gây hạ đường huyết. Vì vậy, lựa chọn chính xác bệnh nhân, dùng đúng cách, đúng liều là rất quan trọng để tránh nguy cơ hạ đường huyết;
  • Người bệnh suy thận có thể nhạy cảm hơn với tác dụng hạ đường huyết của Glimepirid. Với nhóm bệnh nhân này, nên khởi đầu với liều 1mg/ngày, tăng liều chính xác;
  • Những bệnh nhân bị yếu, suy dinh dưỡng, suy giảm chức năng gan, tụy, thượng thận,... đều rất nhạy cảm với tác dụng hạ đường huyết của thuốc;
  • Tác dụng giảm đường huyết của thuốc Cadglim 2 có thể khó nhận ra ở những bệnh nhân cao tuổi, người đang dùng thuốc chẹn beta hoặc thuốc ức chế giao cảm khác. Hạ đường huyết cũng thường gặp ở người ăn uống không đầy đủ, sau khi uống rượu, sau khi luyện tập thời gian dài hoặc khi dùng cùng với thuốc hạ đường huyết khác. Việc sử dụng kết hợp Glimepirid với insulin hoặc metformin có thể dẫn tới tăng tác dụng hạ đường huyết;
  • Trong trường hợp bệnh nhân bị stress (chấn thương, nhiễm trùng, sốt, phẫu thuật), khi sự điều hòa đường huyết có thể bị giảm thì có thể cần sử dụng thuốc Cadglim kết hợp với insulin hoặc thậm chí tạm thời chuyển sang dùng insulin;
  • Khi thất bại thứ phát xảy ra nếu dùng Glimepirid hoặc metformin đơn độc, có thể dùng kết hợp với insulin. Nếu thất bại thứ phát xảy ra khi kết hợp Glimepirid hoặc metformin thì nên bắt đầu điều trị với insulin;
  • Chưa có báo cáo về việc sử dụng thuốc Cadglim 2 ở phụ nữ mang thai hoặc nuôi con bú. Theo nghiên cứu trên động vật thì Glimepirid không nên dùng ở phụ nữ có thai. Do đó, người bệnh đang có kế hoạch mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyển sang sử dụng insulin trong thai kỳ. Phụ nữ đang nuôi con bú không nên dùng thuốc này;
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Cadglim 2 ở người bệnh lái xe hoặc vận hành máy móc do có thể xảy ra các cơn hạ hoặc tăng đường huyết, dẫn tới giảm sự linh hoạt và phản ứng của bệnh nhân. Nguy cơ này đặc biệt cần chú ý khi khởi đầu điều trị hoặc thay đổi phác đồ trị liệu, dùng thuốc không đều đặn,...

5. Tương tác thuốc Cadglim 2

Một số tương tác thuốc của Cadglim 2:

  • Thức ăn không làm thay đổi đáng kể sự hấp thu của thuốc Cadglim 2 nhưng tốc độ hấp thu có thể chậm đi một chút;
  • Các thuốc làm tăng tác dụng hạ đường huyết của Glimepirid, dẫn tới hạ đường huyết gồm: Insulin, thuốc tiểu đường dạng uống, các steroid đồng hóa và nội tiết tố sinh dục nam, thuốc ức chế men chuyển, coumarin, chloramphenicol, cyclophosphamid, disomyramid, fibrat, fenfluramine, fenyramidol, fluoxetin, thuốc ức chế MAO, azapropazon, phenylbutazone, oxyphenbutazone, probenecid, salicylat, sulfonamid, thuốc thuộc nhóm quinolon, thuốc ức chế giao cảm, tetracyclin, trofosfamid, tritoqualin;
  • Các thuốc làm giảm tác dụng hạ đường huyết của Glimepirid, dẫn tới tăng đường huyết gồm: Các thuốc nhóm barbiturat, acetazolamid, diazoxid, corticosteroid, thuốc lợi tiểu epinephrin (adrenalin), thuốc tác dụng giống thần kinh giao cảm khác, thuốc nhuận tràng, glucagon, acid nicotinic liều cao, estrogen và progesterone, phenytoin, phenothiazin, nội tiết tố tuyến giáp, rifampicin;
  • Các thuốc đối kháng thụ thể H2, reserpin, clonidin có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng hạ đường huyết của Glimepirid;
  • Dưới ảnh hưởng của các thuốc ức chế giao cảm như clonidin, guanethidin, thuốc ức chế beta và reserpin, các dấu hiệu điều chỉnh ngược của hệ giao cảm với hạ đường huyết có thể bị giảm hoặc biến mất;
  • Uống nhiều rượu một lúc hoặc uống rượu lâu ngày có thể làm giảm hoặc tăng tác dụng hạ đường huyết của Glimepirid.

Trong quá trình sử dụng thuốc Cadglim 2, người bệnh vẫn phải thực hiện một chế độ ăn kiêng nghiêm túc, tập thể dục và giữ cân nặng phù hợp. Đồng thời, bệnh nhân không được bỏ bữa ăn sau khi đã uống thuốc, làm theo mọi chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả trị liệu tốt nhất.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Định lượng glucose trong máu 5,0 có nghĩa gì
    Chỉ số đường huyết bất thường là do đâu?

    Bố cháu bị tiểu đường, mới phát hiện ra gần đây thôi, mà đường huyết rất bất thường, sáng ngủ dậy đo là 19,2, tối đo lúc chưa ăn xuống 11,9. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi chỉ số đường ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Diametil
    Công dụng thuốc Diametil

    Thuốc Diametil được kê đơn để điều trị hỗ trợ cho các trường hợp mắc bệnh tiểu đường loại 2, nhất là những người không đáp ứng với kế hoạch ăn kiêng và chế độ tập luyện kiểm soát mức ...

    Đọc thêm
  • Nilgar
    Công dụng thuốc Nilgar

    Thuốc Nilgar có công dụng trong điều trị tiểu đường. Vậy thuốc Nilgar có liều dùng như thế nào? Cần lưu ý những gì khi sử dụng? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về thuốc Nilgar trong bài viết ...

    Đọc thêm
  • glimvaz 2
    Công dụng thuốc Glimvaz 2

    Thuốc Glimvaz 2 được sử dụng cho mục đích hỗ trợ chế độ ăn kiêng và quá trình luyện tập, nhằm làm giảm nồng độ glucoso huyết thanh ở những bệnh nhân đái tháo đường không phụ thuộc insulin, đồng ...

    Đọc thêm
  • thuốc avandamet
    Công dụng thuốc Avandamet

    Thuốc Avandamet là một loại thuốc kê đơn được sử dụng trong điều trị bệnh đái tháo đường. Việc nắm rõ thông tin về thuốc Avandamet sẽ giúp quá trình điều trị bệnh được tốt hơn.

    Đọc thêm