Công dụng thuốc Bostafed

Thuốc Bostafed có công dụng điều trị viêm mũi dị ứng, sung huyết mũi, cảm lạnh hoặc cúm. Để dùng thuốc Bostafed an toàn và hiệu quả thì bạn nên tham khảo tư vấn từ dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa.

1. Thuốc Bostafed là thuốc gì?

Bostafed thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp, có các dạng bào chế như sau: Hộp 2 vỉ x 12 viên, hộp 5 vỉ x 12 viên, hộp 2 vỉ x 15 viên, hộp 6 vỉ x 15 viên, hộp 2 vỉ x 14 viên, hộp 5 vỉ x 14 viên, hộp 3 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 6 viên, hộp 10 vỉ x 12 viên nén.

Tương ứng với quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 12 viên, hộp 5 vỉ x 12 viên, hộp 2 vỉ x 15 viên, hộp 6 vỉ x 15 viên, hộp 2 vỉ x 14 viên, hộp 5 vỉ x 14 viên, hộp 3 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 6 viên, hộp 10 vỉ x 12 viên nén.

Thành phần chính có trong thuốc Bostafed bao gồm:

  • Triprolidin hydroclorid hàm lượng 2,5mg;
  • Pseudoephedrin hydroclorid hàm lượng 60mg.

Triprolidin hydroclorid:

  • Triprolidin hydroclorid là một dẫn chất của propylamin, thuốc kháng histamin thế hệ 1. Triprolidin có dụng ức chế histamin do ức chế thụ thể H1, gây buồn ngủ nhẹ và kháng muscarin.
  • Sau khi uống, Triprolidin hydroclorid được hấp thu ở ống tiêu hóa và chuyển hóa ở gan, thức ăn không ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc. Tác dụng sẽ xuất hiện 15 - 60 phút sau khi uống thuốc và kéo dài từ 4 - 6 giờ. Một nửa liều Triprolidin hydroclorid uống vào được carboxyl hóa và đào thải theo nước tiểu. Nửa đời của Triprolidin hydroclorid là 3 - 5 giờ hoặc hơn. Thuốc Triprolidin hydroclorid qua phân bố vào sữa mẹ.
  • Triprolidin hydroclorid được dùng theo đường uống để điều trị triệu chứng một số bệnh dị ứng và thường phối hợp với một số thuốc khác để điều trị cảm lạnh, ho. Ngoài ra Triprolidin hydroclorid cũng được dùng tại chỗ ngoài da, tuy nhiên có nguy cơ gây mẫn cảm.

Pseudoephedrin hydroclorid:

  • Pseudoephedrine hydrochloride một trong những alcaloide tự nhiên của ephedra và là chất làm co mạch dùng theo đường uống với công dụng chống sung huyết từ từ nhưng kéo dài giúp làm co niêm mạc bị sung huyết ở đường hô hấp trên.
  • Cơ chế tác dụng của Pseudoephedrin hydroclorid là làm giảm sung huyết thông qua tác động thần kinh giao cảm.
  • Pseudoephedrin hydroclorid tác động giống giao cảm gián tiếp và trực tiếp, làm giảm sung huyết hữu hiệu ở đường hô hấp trên. Pseudoephedrin hydroclorid yếu hơn rất nhiều so với ephedrine về công dụng làm nhịp tim nhanh, tăng huyết áp tâm thu cũng như kích thích hệ thần kinh trung ương.

2. Chỉ định dùng thuốc Bostafed

Thuốc Bostafed được chỉ định trong các trường hợp sau:

3. Liều dùng, cách sử dụng thuốc Bostafed

Cách sử dụng thuốc Bostafed:

  • Cần uống thuốc Bostafed lúc no để giảm kích thích lên ống tiêu hóa.

Liều dùng Bostafed tùy thuộc vào đáp ứng và dung nạp của người bệnh và cần hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng cho trẻ từ 4 tháng tuổi - 6 tuổi. Liều dùng thông thường được khuyến cáo như sau:

  • Người lớn và trẻ trên 12 tuổi (dùng dạng viên nén): Liều 2,5mg mỗi 4 - 6 giờ một lần; tối đa là 10mg/ngày.
  • Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi (dùng dạng siro): Liều Bostafed là 1,25mg mỗi 4 - 6 giờ một lần; tối đa dùng liều 5mg/ngày.
  • Trẻ em 4 - 6 tuổi (dùng dạng siro): Liều Bostafed là 0,938mg mỗi 4 - 6 giờ một lần; liều tối đa là 3,744mg/ngày.
  • Trẻ em 2 - 4 tuổi (dùng dạng siro): Liều Bostafed là 0,625mg mỗi 4 - 6 giờ/lần; tối đa là 2,5mg/ngày.
  • Trẻ từ 4 tháng tuổi đến 2 tuổi (dùng dạng siro): Dùng liều 0,313mg mỗi 4 - 6 giờ một lần; tối đa là 1,25mg/ngày (5ml).

Lưu ý: Liều thuốc Bostafed trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều thuốc Bostafed cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều Bostafed phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

4. Chống chỉ định dùng thuốc Bostafed

Không dùng thuốc Bostafed trong các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với thành phần của thuốc Bostafed.
  • Người bệnh đang dùng thuốc IMAO;
  • Người bị tăng huyết áp nặng hoặc mắc bệnh mạch vành nghiêm trọng.

Chống chỉ định là tuyệt đối. Điều này có nghĩa là không vì bất cứ lý do gì mà có thể dùng thuốc Bostafed trong trường hợp bị chống chỉ định. Mọi quyết định về liều lượng và cách dùng thuốc Bostafed cần phải tuân theo chỉ định từ bác sĩ.

5. Tương tác Bostafed với các thuốc khác

Sử dụng Bostafed đồng thời với các thuốc sau đây có thể xảy ra tình trạng tương tác làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị hoặc gia tăng tác dụng phụ của mỗi loại thuốc:

Lưu ý: Để tránh xảy ra các tương tác không mong muốn khi sử dụng Bostafed, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ/ dược sĩ tất cả những loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin hay thảo dược... đang dùng để có chỉ định phù hợp.

6. Tác dụng phụ của thuốc Bostafed

Bên cạnh công dụng điều trị, thuốc Bostafed có thể gây ra một số tác dụng phụ sau cho người bệnh:

  • Kích thích hay ức chế thần kinh trung ương;
  • Cảm giác ngầy ngật;
  • Rối loạn giấc ngủ;
  • Ảo giác;
  • Phát ban;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Khô miệng, mũi và họng;
  • Bí tiểu;
  • Rối loạn tiêu hoá.

Ngoài các dấu hiệu trên, thuốc Bostafed có thể gây ra các tác dụng không mong muốn khác. Cần theo dõi chặt chẽ và khuyến cáo bệnh nhân thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc Bostafed.

7. Thận trọng khi dùng thuốc Bostafed

Thuốc Bostafed cần thận trọng khi sử dụng cho những người có bệnh lý sau:

  • Đái tháo đường;
  • Tăng huyết áp;
  • Bệnh tim;
  • Cường giáp;
  • Tăng nhãn áp;
  • Phì đại tiền liệt tuyến;
  • Hẹp niệu đạo;
  • Bệnh gan;
  • Người lái xe hay vận hành máy móc;
  • Phụ nữ có thai.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Bostafed. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng.

55 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan