Công dụng thuốc Bostacet

Thuốc Bostacet được xếp vào danh mục những loại thuốc có khả năng giảm đau. Khi dùng thuốc bạn cần tham khảo thêm thông tin chi tiết từ bác sĩ để đảm bảo công dụng. Dưới đây là một số thông tin tham khảo thuốc Bostacet có tác dụng gì?

1. Công dụng thuốc Bostacet

Thuốc Bostacet được sử dụng điều trị cho các cơn đau có mức độ từ trung bình đến nặng. Thành phần của thuốc được nghiên cứu thông qua kết hợp 2 hoạt chất giảm đau tramadol và paracetamol. Sự kết hợp này sẽ có tác dụng với cơn đau nhưng không thể tùy ý sử dụng. Bác sĩ sẽ đưa ra yêu cầu nhất định với bệnh nhân khi kê đơn để đảm bảo công dụng của thuốc.

2. Liều lượng sử dụng thuốc Bostacet

Liều dùng của thuốc được chỉ định kê đơn theo tiên lượng của bác sĩ. Bạn cần lưu ý tránh dùng thuốc cho bệnh nhân dưới 12 tuổi. Người trưởng thành và trẻ từ 12 tuổi có thể dùng 2 viên cho liều dùng đầu tiên. Khi cần thiết có thể tăng liều dùng lên nhưng không được dùng quá 8 viên/ ngày.

Khoảng cách giữa các liều cần đảm bảo 6 giờ để tốc độ thanh thải của thuốc đạt mức tối đa. Mỗi lần uống nên dùng thêm một cốc nước lọc. Đặc biệt luôn báo cáo tình trạng cho bác sĩ khi cần để được đảm bảo sự an toàn hiệu quả của thuốc.

Thuốc Bostacet được kết hợp từ Tramadol và Paracetamol. Khi quá liều tramadol gây ngộ độc như một số loại thuốc giảm đau opioid. Bạn có thể gặp phải vấn đề như co đồng tử, nôn ói, truy tim mạch, rối loạn ý thức. Quá liều paracetamol gây ra da dẻ xanh xao kèm nôn mửa chán ăn trong 24 giờ. Trong 48 giờ đầu từ khi dùng quá liều có thể dẫn đến nguy cơ tổn thương gan. Nếu ngộ độc nặng do quá liều có thể gây ra xuất huyết, hạ huyết áp, sưng phù não và thậm chí là dẫn đến tử vong.

3. Lưu ý cẩn trọng khi dùng thuốc

Một số trường hợp tránh sử dụng thuốc Bostacet:

  • Mẫn cảm hay có biểu hiện dị ứng với paracetamol, tramadol hoặc bất kỳ thành phần cấu tạo nào của thuốc
  • Ngộ độc do dùng đồ uống có cồn hay các chất kích thích gây nghiện
  • Người bệnh đang hoặc đã điều trị bằng phương ức chế monoamin
  • Hội chứng suy giảm mạnh chức năng gan
  • Bệnh tâm lý không điều trị kịp thời như động kinh

Một số vấn đề cần chú ý khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn và giữ được công dụng thuốc Bostacet:

  • Dùng đúng liều lượng quy định. Không dùng chung với thuốc có thành phần là Paracetamol và Tramadol
  • Chỉ dùng cho bệnh nhân có bệnh lý về thận khi tốc độ thanh thải dưới 10 ml mỗi phút
  • Bệnh nhân suy hô hấp cần được bác sĩ kê đơn nếu cần thiết sử dụng thuốc
  • Thời gian dùng thuốc cần tuân theo hướng dẫn từ bác sĩ
  • Thành phần Tramadol của thuốc không giúp ngăn chặn quá trình cai nghiện hormone morphine
  • Người có tiền sử nghiện opioid cần lưu ý
  • Nên dùng thuốc khi cần để tránh gây nghiện
  • Lưu ý liều dùng paracetamol để giảm ngộ độc gan
  • Không dùng các phương pháp gây mê trong thời gian điều trị bằng thuốc Bostacet
  • Báo bác sĩ theo dõi khi trên da có xuất hiện vấn đề như mẩn ngứa, nổi ban

4. Tác dụng phụ của thuốc Bostacet

Theo nghiên cứu lâm sàng, các tác dụng phụ được phát hiện có tần suất khác nhau. Có những tác dụng phụ thường xuyên xuất hiện một số khác lại không.

Một số những tác dụng phụ của thuốc Bostacet thường gặp có thể kế đến như:

  • Nôn, tiêu chảy, táo bón, khô miệng, đầy hơi khó tiêu, đau bụng, chướng bụng
  • Đau đầu, ngủ gà ngủ gật, chóng mặt, run rẩy
  • Nổi mẩn ngứa, tiết mồ hôi
  • Suy giảm trí nhớ
  • Tâm trạng tiêu cực hay lo âu
  • Rối loạn giấc ngủ

Những tác dụng phụ được thống kê chỉ là một phần được nghiên cứu thống kê và đánh giá có tính tin cậy. Ngoài ra bạn có thể gặp nhiều biểu hiện tác dụng phụ khác thậm chí là âm ỉ không phát tác khiến bệnh nhân và bác sĩ nếu không thường xuyên theo dõi kiểm tra sẽ không biết được.

5. Tương tác thuốc Bostacet

Thuốc tương tác với Bostacet hoặc thành phần paracetamol trong thuốc

Bên cạnh một số loại thuốc gây tương tác với Bostacet thì những thực phẩm kém lành mạnh cũng gây tương tác xấu. Đồ uống có cồn tuy không được chứng minh trực tiếp gây tương tác nhưng lại xúc tác quá trình suy yếu của các cơ quan nội tạng.

Thuốc Bostacet tuy có thể dùng giảm đau nhưng cần lưu ý liều dùng và tránh tương tác nếu bạn dùng một loại thuốc khác khi điều trị. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân hãy luôn báo với bác sĩ tiền sử bệnh tật cùng đơn thuốc và danh sách các loại thuốc không kê đơn đang dùng. Mọi vấn đề ảnh hưởng khi dùng thuốc bạn nên lưu ý báo cho bác sĩ và nhanh chóng đến bệnh viện để được hỗ trợ kiểm tra và điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

101.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan