Công dụng thuốc Befadol

Befadol là thuốc có khả năng giảm đau nhanh các triệu chứng sốt, đau nhức và khó chịu. Trong bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng tìm hiểu một số thông tin về thuốc để sử dụng đúng cách trong từng trường hợp cụ thể.

1. Thuốc Befadol là thuốc gì?

Befadol được sản xuất bởi Công ty liên doanh Meyer - BPC, hiện đang được lưu hành tại Việt Nam. Thành phần chính của thuốc là Acetaminophen 500 mg, kèm theo các hoạt chất và tá dược vừa đủ.

Với khả năng hoạt động trên enzym COX 3, một loại COX được phát hiện gần đây có trong não và tủy sống, từ đây thuốc có khả năng giảm đau từ nhẹ đến trung bình nhờ khả năng chống nhiệt (làm giảm mức độ prostaglandin ở vùng dưới đồi) và giảm đau.

Khi so sánh với thuốc NSAID (aspirin, ibuprofen và naproxen), Befadol không gây loét dạ dày và ruột. Tuy nhiên, Befadol sẽ không có khả năng giảm sưng (viêm) như NSAID.

2. Tác dụng thuốc Befadol là gì?

Thuốc Befadol được chỉ định sử dụng để giảm đau cho người bị sốt, đau nhức trong những trường hợp như nhức đầu, đau tai, đau răng, đau nhức do mắc cảm cúm.

Mặt khác, Befadol chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân thiếu máu hoặc mắc các bệnh liên quan đến tim, phổi, thận hoặc gan.
  • Người nghiện rượu, thường xuyên sử dụng rượu và các loại đồ uống chứa chất kích thích khác.
  • Người quá mẫn với hoạt chất paracetamol.
  • Những người bị thiếu hụt men glucose 6 phosphat dehydrogenase cũng không nên dùng thuốc.

3. Cách dùng và liều dùng thuốc Befadol

Befadol là thuốc được dùng bằng đường uống với liều dùng tham khảo như sau:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Sử dụng thuốc với liều dùng 500 - 1000 mg mỗi 4 - 6 giờ khi cần thiết, tuy nhiên không được quá 4g/ngày.
  • Trẻ em từ 6 - 12 tuổi: Sử dụng thuốc với liều dùng 250 - 500 mg mỗi 4 - 6 giờ khi cần thiết, tối đa 4 lần/ngày.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không tự ý dùng thuốc Befadol để giảm đau quá 10 ngày đối với người lớn và 5 ngày đối với trẻ em. Nếu sử dụng thuốc với mục đích hạ sốt, tuyệt đối không tự ý dùng để hạ sốt trong những trường hợp bệnh nhân sốt cao trên 39,5OC, sốt kéo dài hơn 3 ngày hoặc sốt tái phát.

4. Tác dụng phụ

Trong quá trình sử dụng thuốc Befadol, một số tác dụng phụ thường gặp gồm có:

  • Ban đỏ hoặc mày đay, sốt do thuốc và tổn thương niêm mạc.
  • Buồn nôn, nôn, rối loạn tạo máu như giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu gây thiếu máu.
  • Bệnh thận, gây độc tính thận khi lạm dụng thuốc trong thời gian dài ngày.

Việc dùng thuốc quá liều sẽ làm xuất hiện những dấu hiệu như buồn nôn, ói mửa, chán ăn, xanh xao, đau bụng. Trong trường hợp dùng liều cao trên 10 g ở người lớn và trên 150 mg/kg ở trẻ em có thể gây phân hủy tế bào gan, từ đây gan sẽ bị hoại tử hoàn toàn và không thể hồi phục. Bệnh nhân có thể gặp phải các bệnh lý não dẫn đến hôn mê hoặc tử vong.

Do đó khi dùng thuốc quá liều, người bệnh cần được chuyển ngay đến bệnh viện để thực hiện rửa dạ dày loại trừ ngay thuốc đã uống. Bệnh nhân cũng có thể được sử dụng chất giải độc N- acetylcysteine uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

5. Tương tác thuốc

Thuốc Befadol có khả năng tương tác với một số loại thuốc, thực phẩm sau đây:

  • Khi dùng chung với chống co giật (Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin), Isoniazid sẽ làm tính độc gan của thuốc Befadol.
  • Dùng chung với thuốc hoặc thức uống có Cafein như trà, cà phê và một số thức uống đóng hộp sẽ khiến thời gian bán thải của Cafein tăng.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về thuốc Befadol mà các bạn có thể tham khảo. Việc dùng thuốc cần đúng cách, đúng liều lượng để mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất, hạn chế nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan