Công dụng thuốc Batihep

Batihep được dùng chỉ định để điều trị nhiễm virus viêm gan B (HBV) mạn tính ở người lớn và trẻ em từ 16 tuổi trở lên. Nhưng để biết cụ thể thuốc Batihep là thuốc gì? Thuốc Batihep có tác dụng gì? Cách uống thế nào là đúng? Những điểm gì cần quan tâm và lưu ý đến khi dùng thuốc này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng thuốc Batihep.

1. Công dụng thuốc Batihep là gì?

1.1. Thuốc Batihep là thuốc gì?

Thuốc Batihep 0.5mg chứa thành phần chính Entecavir hàm lượng 0,5mg, có tác dụng dùng điều trị bệnh viêm gan B mạn tính ở người lớn có bệnh gan còn bù. Batihep còn có thể được xem xét ưu tiên sử dụng nhiều hơn khi người bệnh có vấn đề về chức năng thận. Thuốc Batihep 0.5mg có tính vượt trội hơn so với các thuốc Tenofovir được biết đến là có ảnh hưởng đến thận.

Thuốc Batihep 0.5mg là thuốc của Dược phẩm Đông Nam, Việt Nam sản xuất.

Batihep bào chế ở dạng viên nén bao phim, được đóng gói: Hộp có 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

1.2. Thuốc Batihep có tác dụng gì?

Thuốc Batihep dùng để điều trị bệnh nhiễm virus viêm gan B (HBV) mạn tính ở người lớn và trẻ có độ tuổi từ 16 tuổi trở lên.

Thuốc Batihep thành phần Entecavir, là một hợp chất giúp ức chế của DNA polymerase của virus HBV và từ đó ức chế sự nhân lên của virus.

Thuốc Batihep thành phần chính entecavir làm giảm đi số lượng virus viêm gan B có trong cơ thể. Giúp làm giảm sự tổn thương gan và cải thiện lại chức năng gan.

Thuốc chứa thành phần chính entecavir hàm lượng 0.5mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

Dùng điều trị nhiễm virus viêm gan B (HBV) mạn tính ở người lớn với:

2. Cách sử dụng của thuốc Batihep

2.1. Cách dùng thuốc Batihep

Thuốc Batihep được bào chế dạng viên nén bao phim nên được sử dụng bằng đường uống. Thuốc uống vào lúc đói, ít nhất 2 giờ trước khi ăn, hoặc 2 giờ sau khi ăn. Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi bắt đầu dùng thuốc Batihep.

Với những loại thuốc khác nhau thì sẽ đều có cách dùng, đường dùng khác nhau. Cách dùng thuốc và đường dùng thuốc sẽ còn phụ thuộc vào thuốc ở dạng thuốc là: thuốc dùng để uống, thuốc tiêm, thuốc dùng bên ngoài hay là thuốc dùng đặt.

Nên dùng thuốc Batihep đúng theo chỉ dẫn đã được hướng dẫn. Không tự ý tăng liều dùng hoặc dùng thuốc Aulakan thường xuyên hơn so với quy định. Tình trạng bệnh của người bệnh sẽ không được cải thiện nhanh hơn còn thậm chí sẽ có nguy cơ tác dụng phụ tăng lên.

2.2. Liều dùng của thuốc Batihep

  • Người lớn, và trẻ em từ 16 tuổi trở lên nhiễm HBV mạn tính chưa bao giờ điều trị bằng các thuốc tương tự nucleosid, liều khuyến cáo: dùng 0,5 mg trên lần mỗi ngày.
  • Người lớn, và trẻ em từ 16 tuổi trở lên có tiền sử nhiễm HBV trong máu, trong khi điều trị lamivudin, hoặc có HBV được biết là kháng lamivudin hoặc telbivudin: dùng 1 mg ngày uống 1 lần.

Ở người bệnh HBeAg dương tính, cần phải điều trị ít nhất cho tới khi chuyển đổi huyết thanh Hbe, hoặc tới khi chuyển đổi huyết thanh HBs hoặc trong trường hợp không có tác dụng sau 1 năm.

Ở người HBeAg âm tính, việc điều trị phải ít nhất tới khi nồng độ DNA, HBV âm tính, và chuyển đổi huyết thanh HBs hoặc là cho tới khi không thấy tác dụng. Trong trường hợp điều trị kéo dài hơn 2 năm, cần phải thường xuyên kiểm tra và đánh giá lại để xác định việc tiếp tục điều trị có thích hợp với người bệnh không.

Người cao tuổi: Không cần phải điều chỉnh liều. Nhưng cần thận trọng do chức năng thận thường bị suy giảm ở người cao tuổi.

Suy thận: Cần phải điều chỉnh liều lượng Batihep đến khi giảm độ thanh thải creatinin. Điều chỉnh liều ở người bệnh có độ thanh thải creatinin ít hơn 50 ml trên phút, bao gồm cả những người chạy thận nhân tạo hoặc bệnh nhân ngoại trú lọc máu màng bụng liên tục (CAPD). Nếu không có dung dịch uống sẵn, phải tăng khoảng cách giữa các liều. Theo nhà sản xuất, nên uống mỗi ngày 1 lần. Người bệnh thẩm phân máu phải uống liều entecavir sau buốl thẩm phân. Do đó, khi dùng virus nên được theo dõi chặt chẽ:

Liều khuyến cáo cho người chưa dùng nucleosid:

  • Clcr (ml trên phút) hơn 50: dùng 0,5 mg, ngày 1 lần
  • Clcr (ml trên phút) 30 đến 49: dùng 0,5 mg, cách 48 giờ 1 lần
  • Clcr (ml trên phút) 10 đến 29: dùng 0,5 mg, cách 72 giờ 1 lần
  • Clcr (ml trên phút) ít hơn 10: dùng 0,5 mg, cách 5 đến 7 ngày 1 lần

Liều khuyến cáo cho người kháng lamivudin:

  • Clcr (ml trên phút) hơn 50: 1 mg, ngày 1 lần
  • Clcr (ml/phút) 30 đến 49: dùng 0,5 mg, ngày 1 lần
  • Clcr (ml trên phút) 10 đến 29: dùng 0,5 mg, cách 48 giờ 1 lần
  • Clcr (ml trên phút) ít hơn 10: dùng 0,5 mg, cách 72 giờ 1 lần
  • Tổn thương gan: Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan
  • Xử lý khi quên liều:

Nếu người bệnh lỡ quên một liều thuốc Batihep, hãy nhanh chóng sử dụng lại thuốc càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Nhưng nếu đã sát gần giờ với liều thuốc tiếp theo của kế hoạch, người bệnh có thể bỏ qua liều thuốc thuốc Batihep đã lỡ quên, và sử dụng thuốc theo đúng lịch trình ban đầu đã đưa ra. Lưu ý rằng người bệnh không được sử dụng gấp đôi lượng thuốc hoặc uống bù liều đã quên cùng nhau, hãy tuân theo liều lượng trong chỉ định của bác sĩ.

  • Xử trí khi quá liều:

Triệu chứng:

Dữ liệu về quá liều thuốc Batihep hiện nay còn hạn chế. Có người đã uống 20 mg trên ngày trong 14 ngày và có người uống 1 liều 40 mg nhưng không có biểu hiện nhiễm độc.

Xử trí:

Nếu quá liều thuốc Batihep khi xảy ra, người bệnh phải được theo dõi bằng chứng ngộ độc và được điều trị hỗ trợ thông thường khi cần thiết

3. Chống chỉ định của thuốc Batihep.

Mẫn cảm với thuốc Batihep hoặc với bất cứ thành phần, tá dược nào trong thuốc

Tương tác với các thuốc khác:

Vì thuốc Batihep được thải trừ chủ yếu qua thận, nên việc dùng chung với các sản phẩm thuốc làm giảm đi chức năng thận hoặc thuốc cạnh tranh để bài tiết tích cực ở ống thận, có thể làm gia tăng nồng độ trong huyết thanh một trong hai sản phẩm thuốc. Tác dụng của việc dùng chung thuốc Batihep cùng với các sản phẩm thuốc được bài tiết qua thận hoặc gây ảnh hưởng đến chức năng thận vẫn chưa được đánh giá. Người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ về các phản ứng có hại khi dùng chung entecavir với các thuốc như vậy.

Tác động của thuốc thuốc Batihep ở người lái xe và vận hành máy móc.

Không có nghiên cứu về các tác động đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc đã được thực hiện. Chóng mặt hay mệt mỏi và buồn ngủ là những tác dụng phụ thường gặp có thể sẽ làm giảm đi khả khả năng tập trung lái xe và sử dụng máy móc.

Thời kỳ mang thai:

Chưa có nghiên cứu nào ở người mang thai và cũng chưa có số liệu nào về tác dụng của entecavir đối với lây truyền bệnh HBV từ mẹ sang con; con sinh ra từ mẹ nhiễm HBV thường được khuyến cáo dùng phác đồ phối hợp vắc xin HBV và globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG)

Thời kỳ cho con bú:

Chưa biết entecavir có vào sữa mẹ hay không. Ngừng cho bú hoặc thuốc tùy theo tầm quan trọng của thuốc đối với mẹ

4. Lưu ý khi sử dụng của thuốc Batihep

Phải thận trọng khi điều trị cho người bệnh xơ gan mất bù vì nhiều tai biến phụ, có nguy cơ cao bị nhiễm toan acid lactic.

Phải thận trọng khi điều trị entecavir cho người nhiễm HBV mạn tính mà không phát hiện người đó cũng bị HIV vì có nguy cơ làm xuất hiện chủng HIV kháng các thuốc nucleoside ức chế enzym phiên mã ngược (NRTI). Trước khi bắt đầu điều trị entecavir, phải làm test HIV. Do có thể nguy cơ làm xuất hiện HIV kháng NRTI nên không dùng entecavir để điều trị nhiễm HBV mạn tính ở người bệnh nhiễm HIV.

Phải thận trọng khi dùng entecavir để điều trị viêm gan B mạn tính có thể gây ra nhiễm toan acid lactic, gan to nhiều kém nhiễm mỡ gan ở người bệnh dùng duy nhất các thuốc tương tự nucleoside hoặc phối hợp với các thuốc kháng virus khác. Chưa biết về độ an toàn và hiệu quả của entecavir đối với người ghép gan. Nếu dùng entecavir cho người ghép gan đã hoặc đang dùng một thuốc ức chế miễn dịch có thể tác động đến chức năng thận như cyclosporine, tacrolimus, phải giám sát cẩn thận chức năng thận trước và trong khi điều trị entecavir.

Đối với người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên, kinh nghiệm còn ít chưa đủ để xác định xem đáp ứng có khác với người trẻ tuổi không. Do entecavir chủ yếu đào thải qua thận nên nguy cơ nhiễm độc do entecavir có thể tăng ở người suy thận. Người cao tuổi thường có chức năng thận suy giảm, cần điều chỉnh liều theo mức độ suy thận và phải theo dõi chức năng thận.

Điều chỉnh liệu được khuyến cáo đối với người bệnh có Clcr<50ml/phút, bao gồm cả thẩm phân máu hoặc thẩm phân màng bụng ngoại trú.

Entecavir không làm giảm nguy cơ lây truyền virus sang người khác nên các biện pháp dự phòng truyền bệnh phải được thực hiện.

5. Tác dụng phụ của thuốc Batihep

Trong thử nghiệm lâm sàng, 3% hoặc hơn người bệnh được báo cáo có tác dụng không mong muốn như nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn. Ỉa chảy, khó tiêu, nôn, buồn ngủ, và mất ngủ cũng đã được báo cáo

Thường gặp, ADR hơn 1 trên 100:

  • Thận: Đái ra máu (9%), tăng creatinine (1 – 2%), glucose niệu (4%). Tâm thần: Mất ngủ, nhức đầu và chóng mặt.
  • Tiêu hóa: Nôn, buồn nôn, ỉa chảy, và khó tiêu.
  • Gan mật: Tăng transaminase (hơn 10%), tăng lipase (7%), tăng amylase (2 đến 3%), tăng bilirubin huyết (2 đến 3%).
  • Toàn thân: Mệt mỏi.

Ít gặp, 1 trên 1 000 dưới ADR dưới 1 trên 100:

  • Da: Phát ban, rụng tóc.
  • Đầy bụng khó tiêu.
  • Hiếm gặp, ADR ít hơn 1 trên 1 000
  • Miễn dịch: Phản ứng phản vệ.

Một số trường hợp nhiễm toan acid lactic được báo cáo thường kết hợp với gan mất bù hoặc một bệnh nội khoa nặng khác hoặc đang dùng một số thuốc khác. Dùng entecavir liên tục trung bình 96 tuần chưa thấy dung nạp thuốc thay đổi.

Các bất thường về xét nghiệm phố biến nhất trong thử nghiệm lâm sàng entecavir là tăng ALT (lớn hơn 5 lần mức cao của bình thường: ULN), đái ra máu, tăng lipase (ít nhất 2,1 lần ULN), đái ra glucose, tăng bilirubin huyết (lớn hơn gấp 2 lần ULN), tăng ALT (lớn hơn gấp 10 lần ULN và gấp 2 lần nồng độ lúc bắt đầu điều trị trong huyết thanh), tăng glucose huyết lúc đói (trên 250 mg/dl), và tăng creatinin (ít nhất 0,5 mg/dl).

6. Cách bảo quản thuốc Batihep

  • Bảo quản thuốc Batihep ở nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ không quá 30°C, trong bao bì gốc và tránh ánh sáng.
  • Để xa tầm tay trẻ em và tránh xa vật nuôi trong gia đình.
  • Thuốc Batihep có hạn dùng 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
  • Batihep là loại thuốc được dùng để kê đơn do đó người bệnh không được tự ý dùng khi mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nếu nhận thấy thuốc xuất hiện các dấu hiệu lạ như đổi màu, biến dạng, chảy nước thì bệnh nhân không nên sử dụng thuốc đó nữa.
  • Không dùng thuốc Batihep quá thời hạn đã in trên vỉ thuốc, hộp thuốc, với thuốc hết hạn sử dụng nên được loại bỏ và xử lý đúng theo quy định.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

21 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan