Công dụng thuốc Amfapime

Thuốc Amfapime thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, đường tiểu, da và cấu trúc da, khoang bụng, đường mật, phụ khoa,.... Thuốc Amfapime là thuốc được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ.

1. Thuốc Amfapime là thuốc gì?

Thuốc Amfapime có thành phần chính là hoạt chất Cefepime Hydrochloride 1000mg, L-arginine và các tá dược khác vừa đủ. Thuốc được điều chế dưới dạng bột pha tiêm, đóng gói thành hộp gồm 1 lọ và 1 ống dung môi 10ml.

2. Thuốc Amfapime công dụng như thế nào?

2.1. Công dụng - chỉ định

Thuốc Amfapime được chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau:

  • Người bị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, đường tiểu, da và cấu trúc da, khoang bụng, đường mật, bệnh phụ khoa và nhiễm khuẩn huyết.
  • Người nhiễm chứng sốt giảm bạch cầu.
  • Trẻ bị viêm màng não do nhiễm vi khuẩn.

2.2. Chống chỉ định

Thuốc Amfapime chống chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau: Người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với hoạt chất Cefepime hoặc nhóm kháng sinh Cephalosporin, penicillin hoặc b-lactam khác.

3. Cách dùng và liều dùng thuốc Amfapime

Cách dùng: Thuốc Amfapime được điều chế dưới dạng bột pha tiêm nên được sử dụng bằng đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sau. Thuốc được pha với nước cất pha tiêm hoặc trong các dung môi pha tiêm tương hợp khác.

Liều dùng:

Với người lớn và trẻ em có cân nặng trên 40kg:

  • Dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nhẹ - trung bình: Dùng liều 0.5 - 1g/ 12 giờ, tiêm IV/ IM.
  • Dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng: Dùng liều 2g/ 12 giờ, tiêm IV.
  • Dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng: Dùng liều 2g/ 8 giờ, tiêm IV.

Với trẻ em có cân nặng nhỏ hơn 40kg: Dùng liều 50mg/ kg, dùng cách liều từ 8 - 12 giờ. Tuyệt đối không được dùng quá liều khuyến cáo dùng cho người lớn.

Lưu ý: Cần phải điều chỉnh liều cho bệnh nhân bị suy thận, có CICr nhỏ hơn 50ml/ phút. Thời gian điều trị với Amfapime kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Người bệnh chỉ nên tham khảo liều dùng thuốc Amfapime trên, cần được thăm khám và chỉ định dùng liều theo ý kiến của bác sĩ, không được tự ý tăng giảm liều theo ý thích của mình.

Trong trường hợp quên liều: Thuốc được sử dụng bởi đội ngũ y bác sĩ nên hiếm khi xảy ra trường hợp quên liều. Tuy nhiên, nếu xảy ra, người bệnh cần thông báo ngay để quá trình điều trị được duy trì xuyên suốt, không bị gián đoạn.

Trong trường hợp quá liều: Nếu người dùng phát hiện ra sử dụng thuốc Amfapime quá liều và thấy xuất hiện các triệu chứng khác lạ, cần phải gọi ngay cho trung tâm cấp cứu hoặc đến trung tâm y tế nhanh nhất. Đồng thời, người thân nên cung cấp cho bác sĩ các loại thuốc đang dùng bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

4. Tác dụng phụ của thuốc Amfapime

Trong quá trình sử dụng thuốc, ngoài công dụng chính mà thuốc Amfapime mang lại, người dùng còn có thể gặp phải một số triệu chứng không mong muốn khác như:

Các triệu chứng thường gặp:

  • Nổi mẩn, ngứa, mề đay, ban đỏ.
  • Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, xáo trộn vị giác.
  • Nhức đầu, sốt, giãn mạch, khó thở, choáng váng, dị cảm.
  • Viêm đại tràng giả mạc, viêm tại chỗ tiêm truyền, viêm ngứa ở đường sinh dục.

Các phản ứng rất hiếm gặp:

Lưu ý: Nếu người bệnh thấy xuất hiện những triệu chứng trên hoặc bất kỳ triệu chứng nào khác thường nghi do dùng thuốc Amfapime, cần phải thông báo ngay cho bác sĩ để có được hướng giải quyết nhanh nhất.

5. Tương tác thuốc Amfapime

Hiện nay chưa có báo cáo về các phản ứng tương tác xảy ra giữa thuốc Amfapime và các thuốc khác. Tuy nhiên, người dùng nên cẩn thận giữa việc kết hợp các loại thuốc. Để giảm thiểu tối đa các tương tác không may xảy ra, người dùng nên thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc, các loại thực phẩm chức năng mà mình đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng với thuốc Amfapime để có được lời khuyên về lộ trình điều trị phù hợp nhất.

6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Amfapime

Khi sử dụng thuốc Amfapime, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Không được sử dụng thuốc cho người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với các hoạt chất Cefepime Hydrochloride, L-arginine có trong thuốc.
  • Tuyệt đối không được sử dụng Amfapime cho trẻ em dưới 2 tháng tuổi, người bị suy thận nặng.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người già, người bị hôn mê gan, bị viêm loét dạ dày hoặc đối tượng bị nhược cơ.
  • Đối với người đang mang thai, khuyến cáo không nên sử dụng thuốc. Nếu bắt buộc phải dùng, cân nhắc và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Đối với bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú, cần cân nhắc thật kỹ lợi ích và nguy cơ mà thuốc sẽ mang lại cho mẹ và bé. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa có được sự chẩn đoán và chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé.
  • Không sử dụng thuốc khi bị biến dạng, chảy nước hoặc hết hạn sử dụng.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên về thuốc Amfapime sẽ giúp cho người dùng có thêm được các kiến thức và kỹ năng hỗ trợ trong quá trình sử dụng thuốc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới hiệu quả và an toàn. Lưu ý Amfapime là thuốc kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng, mà cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ/ dược sĩ để có đơn kê phù hợp và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

23 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Nezilamvir
    Công dụng thuốc Nezilamvir

    Nezilamvir là thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị HIV ở trẻ em và người lớn. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và là loại thuốc kê đơn, vì thế người bệnh chỉ được ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • vagonxin
    Công dụng thuốc Vagonxin

    Vagonxin thuốc kháng sinh dạng tiêm/ truyền tĩnh mạch, dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn. Để dùng thuốc an toàn, trước khi sử dụng người bệnh cần tìm hiểu rõ hơn về thuốc Vandoxin, công dụng, lưu ý gì ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Glitacin
    Công dụng thuốc Glitacin

    Thuốc Glitacin thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm và được bào chế ở dạng viên nén. Thành phần chính của thuốc Glitacin là Levofloxacin được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng ...

    Đọc thêm
  • Pragati
    Công dụng thuốc Pragati

    Pragati có thành phần chính thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin, được sử dụng trong điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như bệnh viêm phổi, viêm họng liên cầu, viêm tai giữa, nhiễm trùng mô mềm và ...

    Đọc thêm
  • Zokazol
    Công dụng thuốc Zokazol

    Thuốc Zokazol có thành phần chính là Tinidazole, được sử dụng trong điều trị ký sinh trùng. Hãy cùng tìm hiểu về công dụng thuốc Zokazol trong bài viết dưới đây.

    Đọc thêm