Công dụng thuốc Actobim

Actobim là thuốc không kê đơn, có tác dụng hỗ trợ và điều trị chứng rối loạn tiêu hoá. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Actobim, người dùng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời tham khảo thêm nội dung thông tin trong bài viết dưới đây.

1. Công dụng thuốc Actobim là gì?

1.1. Actobim là thuốc gì?

Actobim thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá, có số đăng ký VN-10368-10, do công ty dược Lek Pharmaceuticals – Slovenia sản xuất, nhập khẩu về Việt Nam bởi Công ty TNHH Dược phẩm và trang thiết bị Hoàng Đức.

Thuốc Actobim bao gồm các thành phần:

Hoạt chất chính: Khuẩn lạc sinh acid lactic 1.2 x 107 đơn vị, trong đó:

  • Lactobacillus acidophilus (sp. L. gasseri) trên 4.5 x 106;
  • Bifidobacterium infantis trên 3.0 x 106;
  • Enterococcus faecium trên 4.5 x 106.

Tá dược: Magnesi stearat, lactose, tinh bột ngô, dextrin, gelatin, propyl parahydroxybenzoate (E216), methyl parahydroxybenzoate (E218) và titanium dioxide (E171).

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang màu trắng đục, bên trong có chứa bột màu trắng không mùi, hộp 2 vỉ, mỗi vỉ 8 viên.

Actobim khuyến cáo sử dụng cho cả người lớn và trẻ em.

1.2. Thuốc Actobim có tác dụng gì?

Thành phần hoạt chất chính của thuốc Actobim là 3 chủng vi khuẩn sinh acid Lactic dạng đông khô. 3 chủng vi khuẩn Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium infantis và Enterococcus faecium có sẵn trong hệ vi sinh đường ruột tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Chúng đóng vai trò trong việc tổng hợp các loại vitamin đồng thời ức chế các vi khuẩn có hại.

Nếu thiếu hụt nhóm vi khuẩn lactic này sẽ làm tăng độ pH của đường ruột, ức chế sự hoạt động của các enzym tiêu hóa, tạo điều kiện thuận lợi để các vi sinh vật có hại phát triển. Đồng thời sự thiếu hụt đó cũng phá vỡ sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa: Đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy.

Công dụng thuốc Actobim là phòng ngừa và hỗ trợ điều trị triệu chứng đầy bụng, tiêu chảy và các chứng rối loạn tiêu hóa khác với nguyên nhân là do:

  • Người bệnh điều trị bằng kháng sinh phổ rộng và hóa chất.
  • Chỉ định chiếu xạ để điều trị các khối u ở vùng bụng và xương chậu.
  • Bệnh nhân nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn đường tiêu hóa.

Chống chỉ định dùng thuốc Actobim trong trường hợp:

  • Bệnh nhân bị dị ứng với thành phần hoạt chất chính hay bất cứ tá dược nào của thuốc Actobim.

2. Cách sử dụng của Actobim

2.1. Cách dùng thuốc Actobim

  • Thuốc Actobim dùng đường uống. Người bệnh nên uống thuốc Actobim sau bữa ăn để tránh các tác động bất lợi của dịch vị dạ dày lên chủng vi khuẩn sinh acid Lactic.
  • Người lớn và trẻ nhỏ có thể nuốt cả viên thuốc thì nên uống nguyên viên cùng với lượng nước đun sôi để nguội vừa đủ. Không nên nhai nát hoặc ngậm viên thuốc quá lâu trong miệng.
  • Với trẻ không thể nuốt được chọn viên Actobim thì có thể mở viên nang đổ bột thuốc vào thìa và hòa tan với 1 ít chất lỏng rồi cho trẻ uống.
  • Nếu hiện tượng tiêu chảy không được cải thiện sau 2 ngày uống thuốc, bệnh nhân cần đến khám bác sĩ.
  • Việc đầu tiên và cũng rất quan trọng khi tự điều trị tiêu chảy tại nhà là phải bù lại lượng nước và điện giải.

2.2. Liều dùng của thuốc Actobim

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ < 2 tuổi: 1 viên mỗi lần x 3 lần mỗi ngày.
  • Trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 12 tuổi: 1 - 2 viên mỗi lần x 3 lần mỗi ngày.
  • Người trưởng thành và trẻ từ 12 tuổi trở lên: 2 viên mỗi lần x 3 lần mỗi ngày.
  • Với đối tượng trẻ nhỏ hơn 6 tuổi khi điều trị tiêu chảy cần phải có sự giám sát của bác sĩ.

Cách xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Actobim:

  • Trong trường hợp quên liều thuốc Actobim thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều Actobim đã quên và sử dụng liều mới.
  • Khi sử dụng thuốc Actobim quá liều thì người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Actobim

Trước khi sử dụng Actobim, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sỹ nếu có một trong số những triệu chứng sau:

  • Nhiệt độ cơ thể cao hơn 38 độ C.
  • Có mủ hoặc máu trong phân.
  • Tiêu chảy kéo dài đã hơn 2 ngày.
  • Tiêu chảy kéo dài có kèm theo mất nước và sút cân.
  • Tiêu chảy có kèm theo đau bụng nặng.
  • Bệnh nhân có mắc các bệnh mãn tính khác (bệnh tim mạch, đái tháo đường) hoặc hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV - AIDS).

Lưu ý quan sát cẩn thận hạn sử dụng trước khi sử dụng Actobim. Tuyệt đối không dùng thuốc quá hạn sử dụng, bị chảy nước, đổi màu, nấm mốc hay thay đổi kết cấu. Chỉ dùng thuốc khi đã quan sát thấy còn nguyên vẹn và chưa bị biến tính.

Actobim chứa lactose. Cần thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn mắc chứng không dung nạp một số đường.

Actobim có thể chứa các protein sữa còn sót lại, do đó có thể gây dị ứng ở một số người có cơ địa dị ứng đạm sữa.

Phụ nữ có thai và cho con bú không nên dùng thuốc Actobim.

Có thể dùng thuốc Actobim khi vận hành máy móc hoặc lái xe được.

4. Tác dụng phụ của thuốc Actobim

  • Thuốc Actobim rất lành tính nên tác dụng phụ rất hiếm khi xảy ra phản ứng mẫn cảm với các chủng vi khuẩn sinh acid Lactic.

5. Tương tác thuốc Actobim

Hiện vẫn chưa ghi nhận tương tác thuốc khi sử dụng chung với Actobim. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi sử dụng Actobim thì người bệnh cần liệt kê tất cả danh sách các thuốc đang dùng bao gồm thuốc có kê đơn và không kê đơn, các loại thực phẩm chức năng, hay thảo dược để bác sĩ có thể nắm được thông tin trước khi chỉ định.

Không uống rượu hay các chất kích thích khi đang dùng thuốc Actobim.

6. Cách bảo quản thuốc Actobim

  • Thời gian bảo quản thuốc Actobim là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
  • Bảo quản sản phẩm thuốc ở nhiệt độ dưới 25 độ C. Không để thuốc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, các chỗ có nhiệt độ cao như nóc tivi, nóc tủ lạnh.
  • Tránh để thuốc ở những nơi ẩm ướt như nhà tắm, nơi có độ ẩm cao hơn 70%. Để thuốc ngoài tầm tay của trẻ nhỏ.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Actobim, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Actobim điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

153 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan