Công dụng thuốc Acid Gone

Thuốc Acid Gone có tác dụng trong việc giúp giảm tiết acid dạ dày đồng thời cải thiện các triệu chứng như đau bụng, ợ chua... Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Acid Gone có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Acid Gone người bệnh cần tìm hiểu kỹ lưỡng các thông tin của thuốc đồng thời tham khảo tư vấn của bác sĩ để sử dụng thuốc đạt hiệu quả.

1. Các tác dụng chính của thuốc Acid Gone

Thuốc Acid Gone được sử dụng trong chỉ định điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hoá như ợ chua đau bụng, khó tiêu, ợ hơi, ... Nguyên nhân có thể gây ra bởi lượng acid trong dạ dày tăng ca. Thuốc Acid Gone thuộc nhóm kháng cid mà magie có tác dụng làm giảm acid trong dạ dày. Thuốc Acid Gone ở dạng lỏng có hiệu quả cao hơn so với thuốc dạng viên nén và viên nang.

Thuốc Acid Gone được chỉ định sử dụng có thể đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại thuốc khác như thuốc chẹn H2 cimetidin, ranitidine hoặc thuốc ức chế bơm proton như omeprazole nhằm giúp ngăn cản quá trình sản xuất dư thừa acid trong dạ dày.

2. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Acid Gone

2.1. Liều lượng

Thuốc Acid Gone được chỉ định theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị bệnh. Hơn nữa, để sử dụng thuốc an toàn thì người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì của thuốc.

2.2. Cách dùng

Thuốc Acid Gone được sử dụng hiệu quả nếu được thực hiện:

  • Uống thuốc Acid Gone vào sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
  • Nếu người bệnh sử dụng thuốc Acid Gone ở dạng viên nhai thì cần thực hiện nhai kỹ trước khi nuốt và nên uống một cốc nước đầy khoảng 240 ml nước.
  • Trong trường hợp sử dụng thuốc Acid Gone ở dạng lỏng thì nên lắc đều chai trước khi sử dụng và không nên sử dụng thuốc quá 8 muỗng với cường độ bình thường và quá 16 muỗng với cường độ cao trong khoảng 24 giờ.
  • Có thể sử dụng thuốc được làm mát trong ngăn mát tủ lạnh để làm tăng hương vị giúp người bệnh dễ uống thuốc hơn.
  • Tuy nhiên, nên lưu ý tuyệt đối không được để thuốc ở dạng đóng băng trong ngăn đá.

Trong khi điều trị bằng thuốc Acid Gone người bệnh nên lưu ý thuốc có thể phản ứng với các thuốc khác như dioxin sắt, pazopanib, kháng sinh tetracyclin, kháng quinolon, ciprofloxacin ... khiến cho cơ thể không thể hấp thu 100% thuốc khi sử dụng. Ngoài ra, nếu sử dụng thuốc Acid Gone trong khoảng thời gian 1 tuần mà không thấy các dấu hiệu đỡ hoặc hiệu quả hoặc có thể tình trạng acid trong dạ dày còn tăng cao hơn và xuất hiện nhiều hơn hai lần mỗi tuần, thì người bệnh nên báo với bác sĩ để được hỗ trợ và can thiệp sớm.

2.3. Quá liều

Trong trường hợp người bệnh vô tình uống thuốc Acid Gone quá liều so với quy định và có xuất hiện một số dấu hiệu như khó thở, ngất xỉu... thì cần đưa người bệnh đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất để có thể hỗ trợ kịp thời giúp người bệnh vượt qua tình trạng nguy hiểm.

2.4. Quên liều

Nếu người bệnh sử dụng thuốc Acid Gone mà bị quên liều thì có thể sử dụng liều quên khi nhớ ra vào lúc sớm nhất. Tuy nhiên, khoảng cách giữa liều quên và liều kế tiếp gần nhau thì người bệnh có thể bỏ qua liều quên và uống liều tiếp theo. Người bệnh cũng cần lưu ý không nên sử dụng gấp đôi liều vì có thể gây ra tình trạng quá liều thuốc và xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến thể trạng của người bệnh.

3. Tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc Acid Gone

Thuốc Acid Gone có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn ở một số trường hợp sử dụng trong quá trình điều trị. Các dấu hiệu thường biểu hiện của tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Acid Gone bao gồm: tiêu chảy, táo bón, đau đầu, buồn nôn...

Nếu các triệu chứng này kéo dài có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng cho người bệnh hoặc tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. Khi gặp những trường hợp này người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ. Một trong những nguyên nhân gây ra các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Acid Gone có thể được giải thích dựa vào các lý do như: thành phần của thuốc có chứa magie nên có thể ở một số người bệnh không đáp ứng với thành phần này và khi sử dụng thuốc sẽ xuất hiện tình trạng tiêu chảy. Hoặc trong thành phần của thuốc Acid Gone cũng có chứa nhôm có thể gây ra triệu chứng táo bón cho một số đối tượng sử dụng. Vì thế, để giảm và ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, thì người bệnh nên tăng cường bổ sung nước cho cơ thể trong thời kỳ sử dụng thuốc. Thêm vào đó cần xây dựng chế độ ăn hợp lý và luyện tập khoa học để hạn chế tình trạng này.

Thuốc Acid Gone thuộc nhóm thuốc kháng acid có chứa thành phần nhôm liên kết với phosphate có thể gây ra tình trạng giảm hàm lượng phosphate trong cơ thể làm cho hàm lượng này hạ thấp xuống. Đặc biệt với những đối tượng sử dụng thuốc Acid Gone với liều lượng lớn trong thời gian dài thì sẽ gặp các triệu chứng của hàm lượng phosphate thấp bao gồm chán ăn, mệt mỏi bất thường, yếu cơ.... Một số người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng như thở chậm và nông, rối loạn nhịp tim, thay đổi tâm trạng, phân đen, ngủ sâu, buồn nôn và nôn, đi tiểu bị đau...

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Acid Gone

Một số phương pháp giúp phòng ngừa các tác dụng phụ không mong muốn:

  • Trước khi sử dụng thuốc Acid Gone kê đơn từ bác sĩ, người bệnh nên cung cấp thông tin các loại thuốc được kê đơn hoặc không kê đơn đã được người bệnh sử dụng trong thời gian trước. Điều này giúp bác sĩ tham khảo để tránh tình trạng tương tác thuốc làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc Acid Gone
  • Nếu như người bệnh gặp các vấn đề về sức khoẻ như lạm dụng trong sử dụng rượu bia, mất nước hoặc các vấn đề liên quan đến sỏi thận, suy thận... cần được tư vấn kỹ lượng bởi bác sĩ điều trị trước khi sử dụng thuốc Acid Gone
  • Thành phần của thuốc Acid Gone có chứa aspartame vì thế những người bệnh mắc bệnh phenylceton niệu hoặc các tình trạng cần hạn chế tiêu thụ aspartame , phenylalanine được bác sĩ cân nhắc khi sử dụng thuốc Acid Gone trong điều trị bệnh.
  • Người bệnh có thể thay đổi lối sống bằng cách giảm bỏ căng thẳng hoặc bỏ thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác giúp tăng tính hiệu quả của thuốc Acid Gone trong quá trình điều trị.
  • Người bệnh nên duy trì chế độ ăn lành mạnh và hợp lý với thành phần thực phẩm bao gồm rau xanh, trái cây,... đặc biệt hạn chế sử dụng các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ...
  • Đối với phụ nữ đang mang thai sử dụng thuốc trong điều trị bệnh cần được chỉ định của bác sĩ. Và thai phụ cần thảo luận chi tiết với bác sĩ điều trị để phân tích rủi ro cũng như lợi ích khi sử dụng thuốc Acid Gone .
  • Thuốc Acid Gone cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi thông qua sữa mẹ vì vậy với các bà mẹ đang nuôi con bú cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng thuốc Acid Gone .

5. Tương tác của thuốc Acid Gone

Thuốc Acid Gone có thể thương tác với các thuốc khác và làm tăng hoặc giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Thuốc Acid Gone có thể thuốc tác với một số sản phẩm bổ sung như chất bổ sung phosphate như kali phosphate, hoặc natri polystyrene sulfat,...Bên cạnh đó do thuốc Acid Gone thuộc nhóm thuốc kháng acid nên có thể cản trở sự hấp thu của các thuốc khác khi sử dụng đồng thời.

Thuốc Acid Gone nên được bảo quản ở những nơi khô ráo, tránh độ ẩm và nhiệt độ cao. Người bệnh nên nhớ không bảo quản thuốc trong tủ đá hoặc phòng tắm vì những tác động này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

123 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan