Công dụng thuốc Abciximab

Thuốc Abciximab được bào chế dưới dạng thuốc tiêm tĩnh mạch, có thành phần chính là Abciximab. Thuốc được sử dụng để ức chế kết tập tiểu cầu, chống huyết khối. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh những tác dụng phụ không mong muốn, người dùng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

1. Thuốc Abciximab có tác dụng gì?

Thuốc Abciximab có thành phần chính là Abciximab, được bào chế dạng thuốc tiêm tĩnh mạch đóng lọ thủy tinh 5ml chứa 10mg. Abciximab là một đoạn Fab của kháng thể đơn dòng 7E3 ở người - chuột. Đây là một chất ức chế kết tập tiểu cầu, hoạt động bằng cách ngăn chặn các tiểu cầu dính lại với nhau hình thành cục máu đông.

Thuốc Abciximab được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

Thuốc Abciximab chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Người bị chảy máu tạng đang hoạt động hoặc gần đây (trong vòng 6 tháng) bị chảy máu đường tiêu hóa hoặc tiết niệu nặng;
  • Người bị tăng huyết áp nặng không kiểm soát được;
  • Người mới trải qua phẫu thuật lớn hoặc chấn thương (trong vòng 6 tuần);
  • Người có tiền sử tai biến mạch máu não (CVA) trong 2 năm trước đó hoặc CVA với tổn thương thần kinh nghiêm trọng;
  • Người vừa điều trị chống đông máu đường uống gần đây (trong vòng 7 ngày trước), trừ khi thời gian prothrombin (PT) ≤ 1,2 lần giá trị kiểm soát;
  • Người bị giảm tiểu cầu: Số lượng tiểu cầu <100.000/mm 3;
  • Bệnh nhân ung thư nội sọ;
  • Người bị dị dạng động mạch, mắc chứng phình động mạch;
  • Người từng sử dụng dextran IV trước hoặc trong PCI;
  • Người có tiền sử viêm mạch máu;
  • Người quá mẫn với thành phần trong thuốc hoặc với kháng thể đơn dòng của chuột.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Abciximab

2.1 Cách dùng

  • Sử dụng bằng cách tiêm IV, sau đó truyền IV bằng thiết bị tiêm truyền có kiểm soát;
  • Không được lắc lọ;
  • Lọc tiêm khi pha loãng, trước tiêm IV hoặc trong khi truyền IV bằng cách dùng bộ lọc vô trùng, không gây dị ứng, gắn kết với protein thấp (0,2 hoặc 5 μm);
  • Đối với tiêm IV, nên rút liều lượng thích hợp vào ống tiêm, lọc tiêm trước khi dùng;
  • Loại bỏ phần không sử dụng;
  • Không sử dụng các thuốc khác trong cùng 1 đường truyền tĩnh mạch với thuốc tiêm hoặc truyền Abciximab;
  • Pha loãng: Đối với truyền IV, thực hiện rút liều lượng thích hợp vào ống tiêm, tiêm vào vật chứa thích hợp natri clorid 0,9% hoặc thuốc tiêm dextrose 5%;
  • Tốc độ tiêm: Với tiêm IV, tiêm trong tối thiểu 1 phút;
  • Giới hạn kê đơn: Người bệnh đang điều trị PCI tối đa 10mcg/phút (khi truyền IV) trong 12 giờ.

2.2 Liều dùng

Liều dùng Abciximab ở người trưởng thành với biến chứng thiếu máu cục bộ cấp tính của PCI IV như sau:

  • Bệnh nhân đang điều trị PCI: Dùng liều 0,25mg/kg bằng cách tiêm IV 10 - 60 phút trước PCI. Sau đó, truyền IV 0,125mcg/kg mỗi phút (tối đa 10mcg/phút) trong 12 giờ;
  • Bệnh nhân dự kiến được PCI trong vòng 24 giờ: Dùng liều 0,25mg/kg bằng cách tiêm IV, sau đó truyền IV 10mcg/phút trong 18 - 24 giờ, kết thúc 1 giờ sau thủ thuật.

Liều dùng thuốc Abciximab ở trẻ em: Chưa chứng minh được hiệu quả và độ an toàn của thuốc khi sử dụng ở đối tượng trẻ em dưới 18 tuổi.

Quá liều: Chưa có báo cáo về quá liều, nếu có quá liều chủ yếu điều trị triệu chứng.

Quên liều: Nếu quên 1 liều thuốc Abciximab, bệnh nhân nên liên hệ ngay với bác sĩ.

3. Tác dụng phụ của thuốc Abciximab

Một số tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Abciximab gồm:

  • Thường gặp: Chảy máu, mờ mắt, chóng mặt, nhầm lẫn, ra mồ hôi, đau lưng, buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, hạ huyết áp, đau ngực, đau bụng, phù ngoại vi;
  • Ít gặp: Tiêu chảy, nhịp tim chậm, đau tại chỗ tiêm, phân màu đen hoặc hắc ín, chảy máu chân răng, có máu trong nước tiểu hoặc phân, nổi các đốm đỏ trên da, bầm tím hoặc chảy máu bất thường;
  • Hiếm gặp: Đau ngực hoặc khó chịu, đau mắt, ớn lạnh, ho, sốt, đau đầu, da nhợt nhạt, tăng cân nhanh, khó thở, nhịp tim chậm hoặc không đều, hắt hơi, đau bụng, đau thắt ngực, ngứa tay hoặc bàn chân, mệt mỏi, thở khò khè, sưng tay hoặc chân, mắt cá chân và yếu chân.

Một số tác dụng phụ có thể tự biến mất trong quá trình điều trị khi cơ thể đã tự điều chỉnh với thuốc. Ngoài ra, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về cách ngăn ngừa, làm giảm nhẹ các tác dụng phụ của thuốc. Trường hợp các tác dụng phụ kéo dài, nghiêm trọng, bệnh nhân nên báo ngay cho bác sĩ.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Abciximab

Tình trạng giảm tiểu cầu:

  • Theo dõi số lượng tiểu cầu trước, trong và sau khi điều trị với thuốc này;
  • Tình trạng giảm số lượng tiểu cầu cấp tính cần được phân biệt giữa giảm tiểu cầu thực và giảm tiểu cầu giả;
  • Nếu xuất hiện tình trạng giảm tiểu cầu, người bệnh nên ngưng điều trị ngay lập tức, theo dõi và điều trị tình trạng giảm tiểu cầu;
  • Nguy cơ chảy máu nhiều (chảy máu đường tiết niệu, chảy máu đường tiêu hóa, xuất huyết nội sọ, chảy máu tại vị trí tiếp cận động mạch) và chảy máu nhẹ (tiểu máu đại thể tự phát hoặc nôn mửa tự phát) có thể cần truyền máu hoặc tiểu cầu;
  • Hiếm khi xảy ra xuất huyết phế nang phổi;
  • Tăng nguy cơ chảy máu ở những bệnh nhân có cân nặng ≤ 75 kg, trong khi điều trị đồng thời làm tan huyết khối, khi PCI thực hiện trong vòng 12 giờ kể từ khi khởi phát các triệu chứng nhồi máu cơ tim, sau PCI kéo dài (> 70 phút) hoặc sau khi PCI không thành công;
  • Nếu không thể kiểm soát chảy máu bằng áp lực, nên ngừng ngay việc sử dụng Abciximab và Heparin đồng thời.

Phản ứng nhạy cảm:

  • Có thể xảy ra sốc phản vệ. Nếu xảy ra phản vệ, cần ngưng sử dụng Abciximab và điều trị thích hợp. Nên chuẩn bị sẵn và sử dụng ngay các thuốc điều trị phản ứng quá mẫn: Epinephrine, theophylline, thuốc kháng histamin, dopamine, corticosteroid;
  • Đã có báo cáo về sự hình thành kháng thể kháng phân tử ở người (HACA). Các phản ứng quá mẫn có thể xảy ra, giảm tiểu cầu hoặc giảm tác dụng chống huyết khối nếu Abciximab được dùng chung hoặc nếu dùng kháng thể đơn dòng cho người bệnh có hiệu giá HACA.

Giám sát: Nên theo dõi số lượng tiểu cầu lúc đầu, 2 - 4 giờ sau khi truyền nhanh và sau 24 giờ, thời gian prothrombin, hematocrit, Hb, aPTT, fibrinogen, sản phẩm tách fibrin, dấu hiệu phản ứng quá mẫn, yêu cầu truyền máu, phân, nước tiểu.

Một số lưu ý khác:

  • Người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về tiền sử sức khỏe, bệnh lý của bản thân;
  • Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc Abciximab đối với thai nhi nên chỉ sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai khi thực sự cần thiết;
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Abciximab ở bà mẹ đang cho con bú.

5. Tương tác thuốc Abciximab

Tương tác thuốc có thể gây ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc hoặc làm tăng tác dụng phụ. Một số tương tác thuốc của Abciximab gồm:

  • Sử dụng đồng thời thuốc Abciximab với các thuốc chống đông máu đường uống, NSAIDs, dipyridamole, ticlopidine sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu nên cần thận trọng khi phối hợp các thuốc này;
  • Heparin - thuốc làm tan huyết khối sẽ làm xuất huyết nhiều nên cần theo dõi aPTT hoặc ACT trong suốt quá trình điều trị;
  • Không dùng chung Abciximab với dextran;
  • Chưa phát hiện sự tương kỵ của Abciximab với các thuốc tim mạch thường dùng. Tuy nhiên, nên dùng Abciximab trong đường tiêm tĩnh mạch riêng biệt, không trộn lẫn với các loại thuốc khác.

Để đảm bảo hiệu quả điều trị khi sử dụng thuốc Abciximab, người bệnh nên báo cho bác sĩ về tiền sử sức khỏe của mình, các loại thuốc mình đang dùng,... Nếu quên liều, gặp các tác dụng phụ của thuốc, bệnh nhân nên báo ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Tóm lại, thuốc Abciximab được bào chế dưới dạng thuốc tiêm tĩnh mạch, có thành phần chính là Abciximab. Thuốc được sử dụng để ức chế kết tập tiểu cầu, chống huyết khối. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh những tác dụng phụ không mong muốn, người dùng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

759 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan