Công dụng của thuốc Lavezzi 10

Thuốc Lavezzi 10 có thành phần chính là Benazepril Hydroclorid 10mg. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, dùng một mình hoặc kết hợp với thuốc lợi tiểu Thiazid để điều trị tăng huyết áp. Hoặc phối hợp với thuốc lợi tiểu và Digitalis để điều trị tình trạng suy tim sung huyết không đáp ứng với các biện pháp khác.

1. Cách dùng thuốc Lavezzi 10mg

Thuốc Lavezzi 10mg được dùng qua đường uống. Trước khi bắt đầu dùng thuốc cần ngừng dùng thuốc lợi tiểu 2-3 ngày, trừ trường hợp bệnh nhân bị tăng huyết áp tiến triển nhanh hoặc ác tính, tăng huyết áp khó kiểm soát.

1.1. Liều dùng với bệnh nhân tăng huyết áp

Liều bắt đầu: Uống 10mg, 1 lần/ngày;

Liều duy trì: Uống từ 20-40mg, 1 lần/ngày hoặc chia thành 2 lần.

*Lưu ý:

Cân nhắc giảm liều cho các đối tượng sau:

  • Người bị mất natri và nước do dùng thuốc lợi tiểu trước đó;
  • Người đang trong quá trình dùng thuốc lợi tiểu;
  • Người bệnh suy thận (có độ thanh thải creatinin dưới 30ml/phút/1,73m2).

Với những bệnh nhân này, có thể bắt đầu điều trị bằng benazepril với liều thấp hơn (5mg) dưới sự giám sát cẩn trọng của bác sĩ, và tăng dần liều một cách thận trọng.

Sau khi dùng liều ban đầu, cần theo dõi ít nhất 2 giờ (và thêm 1 giờ sau khi huyết áp ổn định) để tránh tình trạng hạ huyết áp quá mức.

1.2. Liều dùng với bệnh nhân suy tim sung huyết

Liều bắt đầu: Uống 5mg, 1 lần/ngày;

Liều duy trì: Uống từ 5-10mg, 1 lần/ngày.

2. Tác dụng phụ của thuốc Lavezzi 10

Trong quá trình sử dụng, thuốc Lavezzi có thể gây ra một số phản ứng thường gặp khá nhẹ và mang tính tạm thời:

  • Ho;
  • Nhức đầu chóng mặt, mệt mỏi;
  • Ngủ gà;
  • Buồn nôn.

Ngoài ra, trong một số trường hợp ít gặp, Lavezzi 10 có thể gây ra một số vấn đề như:

3. Lưu ý khi dùng thuốc Lavezzi 10

Trước khi dùng thuốc Lavezzi 10, những đối tượng sau cần đặc biệt lưu ý:

Chống chỉ định dùng thuốc Lavezzi 10mg cho những người:

  • Phù mạch;
  • Phụ nữ mang thai;
  • Người dị ứng với hoạt chất benazepril hoặc với các thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin.

*Lưu ý:

  • Thai phụ nếu dùng thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ gây tăng tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh. Đã có ghi nhận trường hợp bị ít nước ối, hạ huyết áp và thiểu niệu/ vô niệu ở trẻ sơ sinh. Do vậy, không dùng thuốc Lavezzi 10 trong thời kỳ mang thai;
  • Hoạt chất Benazepril và Benazeprilat phân bố trong sữa mẹ. Trẻ nhỏ bú sữa nhận được <0,1% liều dùng của mẹ tính theo mg/kg Benazepril và Benazeprilat. Do vậy, có thể dùng thuốc chứa Benazepril trong thời kỳ cho con bú.

4. Tương tác thuốc Lavezzi 10

Các thuốc có thể gây ra phản ứng tương tác với thuốc Lavezzi 10 bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu: Những bệnh nhân dùng thuốc lợi tiểu (đặc biệt người mới dùng) có thể bị giảm huyết áp quá mức sau khi bắt đầu điều trị với Benazepril;
  • Thuốc gây hạ huyết áp: Dùng đồng thời với các thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin như Lavezzi 10 có thể gây ra tác dụng hạ huyết áp cộng hợp.
  • Thuốc chống viêm không steroid (đặc biệt là Indomethacin): Có thể sinh ra phản ứng đối kháng với tác dụng chống tăng huyết áp của thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin do ức chế tổng hợp prostaglandin ở thận và/hoặc gây giữ natri và nước;
  • Thuốc đồng (chủ) vận giao cảm: dùng đồng thời có thể làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp của thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin;
  • Thuốc bổ sung kali và thuốc lợi tiểu giữ kali: Hoạt chất benazepril có thể làm giảm bớt kali của thuốc lợi tiểu thiazid. Thuốc lợi tiểu giữ kali (như Spironolacton, Triamteren, Amilorid và thuốc khác) và các thuốc bổ sung kali có thể làm tăng nguy cơ tăng kali máu.
  • Lithi: Dùng thuốc ức chế men chuyển angiotensin đồng thời trong thời gian điều trị với lithi có thể khiến nồng độ lithi máu tăng và gây nguy cơ ngộ độc lithi.

Tóm lại, Lavezzi 10 là thuốc điều trị tăng huyết áp. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan