Cefatam 500 là thuốc gì?

Thuốc Cefatam 500 là loại thuốc kê đơn với hoạt chất cephalexin có hoạt tính diệt khuẩn trên các chủng vi khuẩn Gram (+) và Gram (-). Cefatam 500 được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm như nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết niệu, sản phụ khoa, da, mô mềm...

1. Cefatam 500 là thuốc gì?

Cefatam 500 là loại thuốc kê đơn, được bào chế dạng viên nang cứng, gồm một số hoạt chất và tá dược sau:

  • Hoạt chất gồm: Cephalexin (Cephalexin monohydrat) – 500 mg;
  • Tá dược: Lactose monohydrat, colloidal silicon dioxyd và magnesi stearat.

2. Chỉ định của thuốc Cefatam 500mg

Thuốc Cefatam 500 chứa hoạt chất Cephalexin là một kháng sinh nhóm Cephalosporin, có hoạt tính diệt khuẩn trên các chủng vi khuẩn Gram (+) và Gram (-), thuốc được chỉ định điều trị cho các trường hợp nhiễm khuẩn sau đây do vi khuẩn nhạy cảm:

3. Liều sử dụng thuốc Cefatam 500mg

Người lớn:

  • Liều thông thường là 1-4g, chia làm 3-4 liều trong 1 ngày. Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn đều đáp ứng với liều Cefatam 500mg trong mỗi 8 giờ;
  • Đối với tình trạng viêm họng do liên cầu, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn tiết niệu nhẹ không biến chứng, liều thường dùng là 250mg trong mỗi 6 giờ hoặc 500mg trong mỗi 12 giờ;
  • Đối với trường hợp nhiễm các vi khuẩn kém nhạy cảm hay nhiễm khuẩn nặng hơn có thể cân nhắc dùng liều cao hơn. Nếu dùng liều cao hơn 4g/ngày, có thể cân nhắc dùng Cephalosporin đường tiêm khác với liều lượng thích hợp cho bệnh nhân;
  • Người cao tuổi và bệnh nhân suy giảm chức năng thận: Đối với người lớn, giảm liều đến mức tối đa là 500mg/ ngày nếu chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng (mức lọc cầu thận <10ml / phút).

Trẻ em với liều dùng là 25-50mg/kg/ngày, chia làm nhiều lần uống. Hầu hết trong các trường hợp nhiễm khuẩn, liều dùng khuyến cáo ở trẻ em như sau:

  • Trẻ <5 tuổi: dùng liều 125mg mỗi 8 giờ;
  • Trẻ >5 tuổi: dùng liều 250mg mỗi 8 giờ;
  • Có thể cân nhắc tăng gấp đôi liều trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy liều dùng điều trị viêm tai giữa có thể lên đến 75-100mg/kg/ ngày, chia làm 4 lần uống. Nhiễm khuẩn liên cầu Streptococcus beta tan máu nên điều trị ít nhất 10 ngày.

4. Tác dụng phụ

Gọi cho bác sĩ nếu có các tác dụng phụ sau:

  • Đau dạ dày nghiêm trọng, tiêu chảy ra nước hoặc có máu (ngay cả khi nó xảy ra vài tháng sau liều cuối cùng của điều trị);
  • Mệt mỏi bất thường, cảm thấy choáng váng hoặc khó thở;
  • Dễ bị bầm tím, chảy máu bất thường, có đốm tím hoặc đỏ dưới da;
  • Da xanh xao, tay chân lạnh;
  • Vàng da, nước tiểu sẫm màu;
  • Sốt, suy nhược, đau ở bên hoặc lưng dưới, đi tiểu đau.

Các tác dụng phụ thường gặp của Cefatam có thể bao gồm:

  • Tiêu chảy, buồn nôn ói mửa, khó tiêu, đau dạ dày, ngứa hoặc tiết dịch âm đạo.

Đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ và những tác dụng phụ khác có thể xảy ra. Nếu có các phản ứng khác xảy ra liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.

Nên đi cấp cứu nếu có các dấu hiệu của phản ứng dị ứng Cefatam như phát ban, khó thở, sưng tấy ở mặt hoặc cổ họng; phản ứng da nghiêm trọng như sốt, đau họng, bỏng mắt, đau da, phát ban da đỏ hoặc tím, phồng rộp và bong tróc.

5. Chống chỉ định sử dụng thuốc Cefatam 500

  • Quá mẫn với hoạt chất Cephalexin và các tá dược;
  • Đối với những bệnh nhân nhạy cảm với Penicillin thì cần thận trọng khi dùng Cephalosporin, vì có một số bằng chứng về khả năng gây dị ứng chéo một phần giữa Penicilin và Cephalosporin. Bệnh nhân đã có phản ứng nghiêm trọng (bao gồm sốc phản vệ) với cả 2 loại thuốc.
  • Cefatam (hoạt chất Cefalexin) được chống chỉ định ở những bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp tính.

6. Lưu ý trước khi sử dụng thuốc Cefatam 500mg

  • Không sử dụng thuốc Cefatam 500mg khi dị ứng với cephalexin hoặc các cephalosporin khác;
  • Để đảm bảo sử dụng Cefatam an toàn, hãy báo bác sĩ nếu có tiền sử dị ứng với bất kỳ thuốc nào (đặc biệt là penicillin), bệnh gan, thận, các bệnh về đường ruột, như viêm đại tràng;
  • Cefatam được cho là không gây hại cho thai nhi;
  • Cefatam bài tiết qua sữa mẹ tăng lên đến 4 giờ sau khi dùng liều 500mg. Cần thận trọng khi dùng thuốc Cefatam 500 cho người mẹ đang cho con bú, vì trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm nấm Candidanhiễm độc thần kinh trung ương do hàng rào máu não chưa trưởng thành;
  • Hãy thông báo với bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú.

7. Tương tác thuốc

Cephalosporin có thể làm tăng nguy cơ độc với thận khi kết hợp với các thuốc: Amphotericin, thuốc lợi tiểu quai, Aminoglycosid, Capreomycin hoặc Vancomycin.

Cũng như các thuốc beta-lactam khác, sự bài tiết Cephalexin qua thận bị ức chế bởi Probenecid. Vì vậy gây giảm bài tiết Cefalexin dẫn đến tăng nồng độ thuốc trong huyết tương.

8. Xử lý khi quá liều

Các triệu chứng của quá liều đường uống có thể bao gồm buồn nôn, nôn mửa, đau tức vùng thượng vị, tiêu chảy và đái ra máu.

Trong trường hợp quá liều nghiêm trọng, khuyến cáo chung gồm theo dõi chặt chẽ lâm sàng và xét nghiệm về huyết học, tình trạng đông máu, chức năng thận, gan và cho đến khi bệnh nhân ổn định.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

17.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan