Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Em đang mang thai ở tuần 31. Lúc 27 tuần, em bị đau bụng nên đi khám thì được bác sĩ bảo em bị nhau tiền đạo và tiểu đường thai kỳ. Em đã điều trị ở viện và giờ về nhà thì bác sĩ có cho đơn thuốc để tiêm insulin, điều chỉnh chế độ ăn. Em cũng tự theo dõi đường huyết, lúc đói thì ở mức bình thường nhưng khi ăn sau 2-3 tiếng thì lại rất cao, cụ thể là lúc đói thì đường huyết ở khoảng 5,1- 5,3- 4,5- 5,2 đến lúc sau ăn thì ở mức 7,8- 9,4- 10,2- 11,4- 8,3- 14,2 mm/DL. Đây là kết quả em theo dõi mấy ngày liền. Như vậy có ảnh hưởng đến em bé không ạ? Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không ? Mong bác sĩ tư vấn giúp, em cảm ơn ạ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh nguy hiểm mà không bà mẹ mang thai nào mong muốn nhưng lại có thể xảy đến với bất kỳ phụ nữ nào. Trong thời kỳ mang bầu, nhau thai tạo ra các loại nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Những nội tiết tố này lại vô tình gây ra một số tác động xấu đến insulin, dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố và hậu quả là gây ra đái tháo đường thai kỳ.

Thai phụ được chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ khi làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết dương tính. Khi bị tiểu đường thai kỳ thì thai phụ cần phải được khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được hướng dẫn chế độ ăn hợp lý, theo dõi đường máu mao mạch hàng ngày. Nếu sau 1 thời gian điều chỉnh chế độ ăn mà đường máu mao mạch lúc đói hoặc sau ăn không ổn định thì cần phải được điều chỉnh bằng tiêm Insulin.

Tiểu đường thai kỳ được coi là điều chỉnh ổn định khi đường máu mao mạch lúc đói đạt ngưỡng < 5.3 mmol/l, sau ăn 1 giờ < 7.8 mmol/l, sau ăn 2 giờ< 6.7 mmol/l. Như trong trường hợp của bạn thì với lượng glucose máu sau ăn như vậy là không ổn định, không đạt với tiêu chí của việc điều trị tiểu đường thai kỳ. Điều này rất nguy hiểm cho em bé của bạn. Vì vậy, bạn cần phải đi khám lại với bác sĩ chuyên khoa nội tiết để có phương án điều trị thích hợp nhất. Đồng thời, bạn cũng cần phải khám chuyên khoa sản định kỳ theo lịch hẹn.

Nếu bạn còn thắc mắc về tiểu đường thai kỳ, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

677 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan