Tại sao không có kinh ở tuổi 15? Các nguyên nhân phổ biến

Tại sao không có kinh ở tuổi 15 là câu hỏi thường gặp khi nhiều bé gái vị thành niên đã sắp qua độ tuổi dậy thì mà vẫn chưa có dấu hiệu xuất hiện kinh nguyệt. Tình trạng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe, cơ địa, chế độ dinh dưỡng, nhất là điều chỉnh nội tiết tố và hoạt động của buồng trứng.

1. Tại sao không có kinh ở tuổi 15?

Thông thường, các bé gái bắt đầu kỳ kinh nguyệt đầu tiên ở độ tuổi 12 hoặc 13, là biểu hiện cho thấy cơ thể đang phát triển bình thường và có khả năng mang thai trong tương lai.

Theo thống kê, đến khi đến 15 tuổi, khoảng 98% các thiếu nữ đều có kinh. Nếu các bé gái đã qua độ tuổi dậy thì bình thường, thường 15 tuổi, mà vẫn chưa có dấu hiệu có kinh nguyệt và thắc mắc tại sao không có kinh ở tuổi 15, cần liên hệ với bác sĩ phụ khoa để được tư vấn.

1.1 Do tiền sử gia đình

Nếu mẹ của bé gái đã từng không có kinh nguyệt sau 15 tuổi, khả năng cao là gia đình có tiền sử có kinh muộn. Điều này đặc biệt đúng khi các dì, bà và chị em họ của bé cũng chỉ có kinh nguyệt sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.

Thường thì, các bé gái bắt đầu có kinh nguyệt sau khoảng 2-3 năm kể từ khi ngực phát triển và sau 6-12 tháng kể từ khi lần đầu tiên xuất hiện ít dịch nhầy âm đạo. Tuy nhiên, cột mốc quan trọng này có thể diễn ra muộn hơn so với trung bình.

1.2 Nhẹ cân

Nếu cân nặng của bé nhẹ hơn nhiều so với mức trung bình, yếu tố này có thể ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của nội tiết tố và dẫn đến bé gái không có chu kỳ kinh nguyệt. Đây là lý do tại sao những bé gái bị rối loạn ăn uống như biếng ăn hoặc ăn nhiều, cần được tư vấn kiểm soát cân nặng.

Cân nặng thấp hơn nhiều so với mức trung bình có thể là lý do cho câu hỏi tại sao không có kinh ở tuổi 15.
Cân nặng thấp hơn nhiều so với mức trung bình có thể là lý do cho câu hỏi tại sao không có kinh ở tuổi 15.

1.3 Béo phì

Nếu bé có vấn đề về cân nặng, nhất là béo phì, có thể bé sẽ không xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt như bình thường. Để duy trì chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, cơ thể cần có một lượng chất béo ổn định.

Nồng độ chất béo quá cao hoặc quá thấp trong cơ thể đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh. Béo phì được xác định dựa vào cân tương quan cân nặng và chiều cao cơ thể.

1.4 Tập thể dục quá nhiều

Vận động cơ thể quá mạnh cũng có thể làm cho kỳ kinh nguyệt đầu tiên đến muộn. Điều này thường xảy ra với các vũ công ba lê, vận động viên chạy bộ và các vận động viên khác. Việc tập luyện ở cường độ cao có thể tiêu hao nhiều calo và dẫn đến ít chất béo trong cơ thể. Tập luyện cường độ cao kết hợp với áp lực cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến chậm kinh.

Việc vận động quá mạnh cũng có thể dẫn tới mất kinh tuổi 15.
Việc vận động quá mạnh cũng có thể dẫn tới mất kinh tuổi 15.

1.5 Căng thẳng

Chậm hành kinh có thể xảy ra khi các bé luôn bị căng thẳng tâm lý, nguyên nhân có thể do áp lực từ việc học hành, vận động quá nhiều, các vấn đề gia đình, luyện tập thể thao ở cường độ cao hoặc các vấn đề khác.

1.6 Thuốc

Có một số loại thuốc có thể gây mất kinh nguyệt ở tuổi 15, bao gồm cả những loại thuốc được sử dụng để điều trị ung thư, tăng huyết áp, dị ứng và trầm cảm. Nếu bé gái đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong số này, bác sĩ có thể giải thích cho gia đình về các tác dụng phụ của thuốc.

1.7 Vấn đề về thể chất

Lý do không có chu kỳ kinh nguyệt liên quan đến âm đạo, buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc tử cung khá hiếm gặp. Có thể do bất thường cấu trúc giải phẫu các cơ quan này làm tắc nghẽn hoặc các vấn đề khác liên quan.

Bác sĩ có thể khám kiểm tra để xác định những vấn đề này và giải đáp thắc mắc tại sao không có kinh ở tuổi 15 cho gia đình.

2. Các vấn đề sức khỏe khác của bé gái gây trễ kinh

Các yếu tố có thể góp phần gây chậm kinh bao gồm:

Khi gặp các vấn đề mất kinh ở tuổi 15, nên liên hệ sớm nhất với bác sĩ để được giải đáp.
Khi gặp các vấn đề mất kinh ở tuổi 15, nên liên hệ sớm nhất với bác sĩ để được giải đáp.

Cuối cùng, việc không có kinh ở tuổi 15 không nên xem nhẹ, vì đây có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần được chú ý. Nếu gặp phải tình trạng này, gia đình nên đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chẩn đoán chính xác. Quá trình kiểm tra y tế sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ nguyên nhân gây chậm kinh, từ đó có thể áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.

Nhận biết và can thiệp sớm là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe sinh sản, ngăn ngừa các biến chứng không mong muốn trong tương lai. Bên cạnh đó, duy trì một lối sống lành mạnh, cân bằng giữa học tập và giải trí, cũng như đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ góp phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng quát và sức khỏe sinh sản. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ y tế ngay lập tức để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

7 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan