Trẻ gần 2 tháng đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?


Hỏi

Chào bác sĩ,

Con cháu 1 tháng rưỡi đi ngoài ra máu. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi trẻ gần 2 tháng đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Cháu cảm ơn.

Trần Thị Kim Anh (2000)

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Đỗ Ngọc Diệp - Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Trẻ gần 2 tháng đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Trẻ đi ngoài ra máu là được hiểu là tình trạng trẻ đại tiện ra phân có màu đen, màu đỏ đậm hoặc đôi khi là máu đỏ tươi. Ngoài ra, trong phân đôi khi kèm theo đàm nhớt, có bọt hoặc có mùi hôi bất thường.

Đi tiêu phân có máu thường không xuất hiện đơn độc mà sẽ kèm theo các triệu chứng khác của đường tiêu hóa như đau quặn bụng, sưng nóng hậu môn, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi... Bé đi tiêu phân có máu là một biểu hiện nguy hiểm.

Do đó, khi chăm sóc trẻ hằng ngày và phát hiện vấn đề thì phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, không để kéo dài vì bé có thể đối diện với các biến chứng nặng nề sau này.

Nguyên nhân trẻ đi ngoài ra máu:

  • Kiết lỵ.
  • Polyp đại – trực tràng.
  • Thiếu vitamin K.
  • Lồng ruột cấp tính.
  • Bệnh Crohn.
  • Thương hàn.

Vì thế, bạn nên cho trẻ đi khám và làm xét nghiệm phân để có chẩn đoán và phương pháp điều trị cụ thể.

Nếu bạn còn thắc mắc về trẻ gần 2 tháng đi ngoài ra máu, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

605 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • cây bông gạo
    Công dụng cây bông gạo

    Cây bông gạo còn được gọi là bông gòn, hoa gạo và rất thân quen với mỗi người dân Việt Nam. Cây gạo không chỉ mang lại bóng mát, mà còn có công dụng điều trị một số bệnh rất ...

    Đọc thêm
  • Cây đài hái
    Cây đài hái có tác dụng gì?

    Cây đài hái là một vị thuốc Nam, ngoài công dụng chữa bệnh cây còn được ép lấy tinh dầu để nấu nướng thay cho mỡ lợn. Dó đó mà cây còn được biết đến với tên dây mỡ lợn ...

    Đọc thêm
  • Cây sa nhân tím
    Cây sa nhân tím có tác dụng gì?

    Sa nhân tím có tác dụng gì? Sa nhân tím dùng để chữa bệnh gì? Cách dùng sa nhân tím ra sao?... Cùng Vinmec tìm hiểu về dược liệu sa nhân tím trong bài viết sau đây.

    Đọc thêm
  • kiết lỵ
    Tại sao người bị kiết lỵ đi ngoài ra máu?

    Bệnh kiết lỵ là bệnh lý phổ biến do vi khuẩn shigella, E. coli, salmonella gây ra mà người bệnh nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn có trong phân, thực phẩm bẩn hoặc nước bị ô ...

    Đọc thêm
  • cây cam xũng
    Công dụng của cây cam xũng

    Cây cam xũng có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh phù nề, thũng trướng, đau vú, tiêu chảy, ho, viêm họng, hở van tim... Cây thường mọc hoang dại ở vùng rừng núi, hoặc trồng làm cảnh, làm ...

    Đọc thêm